Tag

Các cơ chế, chính sách đặc thù tác động tích cực đến sự phát triển của Thủ đô

Tin tức 25/07/2023 17:20
aa
TTTĐ - Chiều 25/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chủ trì buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội về thực hiện các nghị quyết của Quốc hội: Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; Thí điểm mô hình chính quyền đô thị tại TP và một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với TP Hà Nội; Xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi).
Đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM Quyết tâm thực hiện thành công các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM Tiếp tục nghiên cứu các chính sách đặc thù ưu đãi người có công

Cùng chủ trì hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng; Các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh.

Dự cuộc làm việc có Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn; Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong; Lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội; Các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy...

Các cơ chế, chính sách đặc thù tác động tích cực đến sự phát triển của Thủ đô
Quang cảnh buổi làm việc

Kinh tế phục hồi mạnh mẽ

Tại cuộc làm việc, trình bày báo cáo về thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, ngay sau khi Quốc hội ban hành các Nghị quyết, Thành uỷ Hà Nội đã chủ động, tích cực tổ chức triển khai thực hiện với nhiều giải pháp linh hoạt, sáng tạo, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng hành, ủng hộ của doanh nghiệp, người dân Thủ đô, qua đó đã đạt được những kết quả tích cực và khá toàn diện.

Nổi bật, kinh tế Thủ đô đã phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch. Các cân đối lớn được đảm bảo. Tăng trưởng bình quân năm 2021, 2022 gấp 1,12 lần và 6 tháng 2023 gấp khoảng 1,3 lần mức tăng chung của cả nước. Bình quân 2 năm 2021-2022, GRDP tăng 5,86% cao hơn 1,13 lần mức tăng của cả nước (5,25%). Thu ngân sách vượt dự toán hàng năm, cơ cấu nguồn thu theo hướng tỷ trọng thu nội địa ngày càng tăng.

Tổng thu NSNN trên địa bàn giai đoạn 2021-2022 hơn 656.000 tỷ đồng (đạt 119,9% dự toán Trung ương giao). Chi ngân sách được điều hành chủ động, linh hoạt, đảm bảo cân đối ngân sách các cấp. Tổng chi ngân sách thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2022 khoảng 178,5 nghìn tỷ đồng (đạt 82,8% dự toán).

TP đã bố trí hơn 1.500 tỷ đồng ngân sách TP hỗ trợ người dân, người lao động bị ảnh hưởng COVID-19; Hơn 225 tỷ đồng hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động; Thực hiện cho vay ưu đãi 189 tỷ đồng đối với gần 2.800 khách hàng thông qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội TP; Cho vay người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc phục hồi sản xuất là 162 tỷ đồng; Hỗ trợ 2% lãi suất cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình vay thông qua ngân hàng thương mại là 34,42 tỷ đồng…

Ngoài ra, đã có 85.000 doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh được giảm thuế VAT với số tiền 19,4 nghìn tỷ đồng. Gia hạn thời hạn nộp thuế VAT cho hơn 18.600 đơn vị với số tiền gần 20,5 nghìn tỷ đồng. TP tiếp tục triển khai thực hiện chính sách giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước đối với các đơn vị đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp theo Quyết định số 01/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Các cơ chế, chính sách đặc thù tác động tích cực đến sự phát triển của Thủ đô
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi làm việc

Chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị được nâng lên

Đối với việc thực hiện Nghị quyết số 97/2019/QH14 về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị TP Hà Nội, theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho hay, TP đã chủ động thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức phường; Đã hoàn thành việc rà soát, sắp xếp, kiện toàn bộ máy tại 175 UBND phường với 2.452 người (giảm 252 người).

Cùng đó, chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị được nâng lên, vai trò, phương thức lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với UBND phường được đảm bảo, tăng cường. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, củng cố và nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu các tổ chức đảng được đẩy mạnh, phát huy tốt vai trò hạt nhân lãnh đạo theo đúng thẩm quyền, trách nhiệm.

Bên cạnh đó, hoạt động của HĐND các cấp chuyển biến tích cực, rõ nét, đi vào thực chất, chuyên nghiệp, hiệu quả, có nhiều đổi mới. Tổ chức bộ máy chính quyền tại phường được tinh gọn, song vẫn đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả, nhanh nhạy, thông suốt hơn. Cải cách hành chính được đẩy mạnh, chỉ số đánh giá sự hài lòng của người dân với kết quả giải quyết của chính quyền được giữ ổn định và ở mức cao.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Nghị quyết số 97/2019/QH14 của Quốc hội còn một số tồn tại, hạn chế, khó khăn. Đó là khối lượng công việc của HĐND các quận, thị xã tăng lên nhiều khi thực hiện chính quyền đô thị nhưng số lượng đại biểu HĐND so với nhiệm kỳ trước giảm. Hoạt động của HĐND ở một số ít địa phương chưa thật sự chủ động, quyết liệt trong việc triển khai nhiệm vụ...

Các cơ chế, chính sách đặc thù tác động tích cực đến sự phát triển của Thủ đô
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh báo cáo tại buổi làm việc

Giúp TP chủ động sử dụng linh hoạt, hiệu quả hơn các nguồn lực sẵn có

Thông tin về kết quả thực hiện Nghị quyết số 115/2020/QH14 về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính-ngân sách đặc thù đối với TP Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh cho biết: Về cơ chế, chính sách cho phép HĐND TP quyết định áp dụng một số khoản thu phí; Đến nay, UBND TP đã đề xuất 4 nội dung về phí; Thông qua Nghị quyết về sửa đổi mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn TP (có hiệu lực từ ngày 1/1/2023).

Về cơ chế sử dụng nguồn thu từ sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, thoái vốn Nhà nước để đầu tư phát triển: TP dự kiến nguồn thu này để bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ đầu tư công của TP giai đoạn 2021-2025, khoảng 18 nghìn tỷ đồng, trong đó kế hoạch năm 2021 bố trí 2 nghìn tỷ đồng.

Về cơ chế sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để đầu tư phát triển. Trong giai đoạn 2021-2023, HĐND TP đã cho phép sử dụng gần 3.765 tỷ đồng từ nguồn cải cách tiền lương còn dư của ngân sách cấp TP để chi đầu tư phát triển và cho phép một số quận sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư của ngân sách cấp quận để chi đầu tư phát triển là 7.881 tỷ đồng.

Về cơ chế sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên để đầu tư xây dựng mới các hạng mục công trình thiết yếu, các cơ quan, đơn vị đã góp phần đảm bảo tính kịp thời hơn so với việc sử dụng vốn đầu tư công.

Cơ chế, chính sách cho phép HĐND TP quyết định dự toán, phân bổ ngân sách TP đảm bảo định hướng của Trung ương và phù hợp với thực tế của địa phương: Năm 2021, TP đã giao dự toán thu, chi ngân sách cao hơn dự toán Trung ương giao. Năm 2022, TP sử dụng 3.000 tỷ đồng từ nguồn cải cách tiền lương còn dư để đầu tư phát triển đảm bảo chỉ tiêu chi đầu tư Trung ương giao; Bố trí chi thường xuyên cho khoa học, công nghệ và giáo dục đào tạo các năm đều đảm bảo không thấp hơn dự toán Trung ương.

Nhìn chung, việc thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù quy định tại Nghị quyết số 115/2020/QH14 đã tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô thời gian qua; Tạo khuôn khổ pháp lý riêng về cơ chế quản lý tài chính - ngân sách cho Thủ đô; Giúp TP chủ động sử dụng linh hoạt, hiệu quả hơn các nguồn lực sẵn có. Góp phần tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa thành phố với các tỉnh, thành phố trong cả nước, lan tỏa tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước”, …

Đọc thêm

Quận Đống Đa đoạt giải Nhất tìm hiểu Luật dân chủ ở cơ sở Tin tức

Quận Đống Đa đoạt giải Nhất tìm hiểu Luật dân chủ ở cơ sở

TTTĐ - Sáng 22/11, Uỷ ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Chung khảo Cuộc thi tìm hiểu “Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn TP Hà Nội năm 2024.
Đại biểu Quốc hội kiến nghị miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các cơ quan báo chí Tin tức

Đại biểu Quốc hội kiến nghị miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các cơ quan báo chí

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội kiến nghị cần giảm thuế thu nhập doanh nghiệp sâu hơn nữa, thậm chí là nên miễn thuế để các cơ quan báo chí vượt qua khó khăn cũng như phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Hà Nội còn 526 phường, xã, thị trấn sau sắp xếp Tin tức

Hà Nội còn 526 phường, xã, thị trấn sau sắp xếp

TTTĐ - Ngày 21/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1286/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của TP Hà Nội giai đoạn 2023-2025.
Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi với 7 nhóm nội dung mới Tin Y tế

Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi với 7 nhóm nội dung mới

TTTĐ - Chiều 21/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Cơ chế, chính sách đặc thù để Huế phát huy hết tiềm năng Tin tức

Cơ chế, chính sách đặc thù để Huế phát huy hết tiềm năng

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù cho Huế để phát huy cao nhất tiềm năng, nguồn lực của thành phố và Trung ương cho đầu tư phát triển.
Thành lập thành phố Huế là nhiệm vụ chính trị chung của cả nước Tin tức

Thành lập thành phố Huế là nhiệm vụ chính trị chung của cả nước

TTTĐ - Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh, việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương được thực hiện gắn kết, đảm bảo đồng bộ, thống nhất trong yêu cầu nhiệm vụ chính trị chung của cả nước.
Tạo nguồn hứng khởi cho các địa phương triển khai Đề án 06 Tin tức

Tạo nguồn hứng khởi cho các địa phương triển khai Đề án 06

TTTĐ - Kết quả triển khai Đề án 06 của Hà Nội góp phần đặc biệt quan trọng trong dẫn dắt, tạo nguồn hứng khởi cho địa phương khác triển khai Đề án...
Xây dựng Thủ đô phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước Tin tức

Xây dựng Thủ đô phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước

TTTĐ - Các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô đã diễn ra thành công tốt đẹp, trang trọng, ý nghĩa, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Thủ đô và đất nước.
Đại biểu Quốc hội khao khát Việt Nam có đường sắt tốc độ cao Tin tức

Đại biểu Quốc hội khao khát Việt Nam có đường sắt tốc độ cao

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân cho biết mình may mắn trải nghiệm đường sắt tốc độ cao ở Châu Âu, nên ông rất khao khát Việt Nam có được loại hình giao thông này.
Thống nhất 32 nội dung trình kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh Quảng Trị Tin tức

Thống nhất 32 nội dung trình kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh Quảng Trị

TTTĐ - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị nội dung trình HĐND tỉnh, bảo đảm chất lượng, tiến độ và quy định để thảo luận, thống nhất trình kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh khóa VIII.
Xem thêm