Tag

Quyết tâm thực hiện thành công các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM

Tin tức 07/07/2023 21:00
aa
TTTĐ - Chiều 7/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc theo hình thức trực tuyến của Thường trực Chính phủ với TP HCM triển khai Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM.
Động thổ xây dựng đường Vành đai 3 TP HCM, đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh hết mình vì tình yêu biển đảo quê hương TP Hồ Chí Minh nâng cao chất lượng môi trường tại nông thôn
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với TPHCM triển khai Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với TP HCM triển khai Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tham dự cuộc làm việc có các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên; Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái; Các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi; Lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và TPHCM, các tỉnh Long An, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh.

Các đại biểu tham dự cuộc họp tại điểm cầu trụ sở Chính phủ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Các đại biểu tham dự cuộc họp tại điểm cầu trụ sở Chính phủ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

44 cơ chế, chính sách đặc thù cho TP HCM

Tại Nghị quyết số 31-NQ/TW ngày 30/12/2022 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ Chính trị đã giao: "Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo ban hành Nghị quyết của Quốc hội (thay thế Nghị quyết số 54/2017/QH14 của Quốc hội) để cho phép thí điểm cơ chế, chính sách vượt trội phát triển TP HCM. Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành phối hợp với Thành phố để hoàn chỉnh Đề án ban hành Nghị quyết mới về thí điểm cơ chế, chính sách vượt trội phát triển Thành phố trình Quốc hội".

Ngày 19/4/2023, Chính phủ đã có Tờ trình số 125/TTr-CP trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo Nghị quyết của Quốc hội. Tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội Khóa XV (ngày 24/6/2023), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM, hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/8/2023.

Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên trân trọng cảm ơn Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam và các cơ quan Trung ương đã quan tâm toàn diện, sâu sát, kịp thời với TPHCM - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên trân trọng cảm ơn Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam và các cơ quan Trung ương đã quan tâm toàn diện, sâu sát, kịp thời với TP HCM - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nghị quyết này đã nhận được sự đồng thuận rất cao của đại biểu Quốc hội, kết quả biểu quyết thông qua đạt tỉ lệ 97,3%. Nghị quyết quy định 44 cơ chế, chính sách đặc thù, trong đó có 7 cơ chế kế thừa từ Nghị quyết số 54/2017/QH14; 4 cơ chế đã ban hành cho các địa phương khác; 6 cơ chế được đưa vào các dự án luật đang trình Quốc hội và 27 cơ chế, chính sách chỉ riêng TPHCM được áp dụng. Có thể nói, đây là Nghị quyết quy định số lượng cơ chế, chính sách đặc thù lớn nhất từ trước đến nay được Quốc hội thông qua.

Tại Nghị quyết, Quốc hội đã giao Chính phủ 4 nhiệm vụ.

Nhiệm vụ thứ nhất, ban hành Nghị định quy định chi tiết với 3 nội dung: Quy định lãi vay, lợi nhuận hợp lý, phương thức thanh toán, quyết toán thực hiện dự án áp dụng loại hợp đồng BT; Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân liên quan đến các hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong các lĩnh vực ưu tiên của thành phố; Việc bầu, tuyển dụng, quản lý, sử dụng cán bộ, công chức làm việc tại xã, thị trấn và cán bộ phường.

Nhiệm vụ thứ hai, tổ chức sơ kết việc triển khai thực hiện Nghị quyết vào năm 2026, tổng kết vào năm 2028.

Nhiệm vụ thứ ba, chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp với thành phố cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xử lý các vấn đề chưa phân cấp, phân quyền cho Thành phố.

Nhiệm vụ thứ tư, ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp với thẩm quyền nhằm điều chỉnh, bổ sung các quy định phù hợp giải quyết những bất cập phát sinh trong thực tiễn quản lý, phát triển thành phố; Mở rộng việc phân cấp, ủy quyền cho HĐND và UBND thành phố so với các quy định hiện hành.

Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái phát biểu tại cuộc làm việc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái phát biểu tại cuộc làm việc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nghị quyết giao Thủ tướng Chính phủ nhiệm vụ: Ban hành quy định phân cấp, trình tự, thủ tục điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật.

Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và UBND TP HCM đã chủ động, tích cực triển khai, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành Nghị quyết của Quốc hội.

Cũng theo Nghị quyết, các bộ, ngành liên quan có 3 nhiệm vụ, HĐND TP HCM có 14 nhiệm vụ, UBND TPHCM có 6 nhiệm vụ.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phát biểu tại cuộc làm việc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phát biểu tại cuộc làm việc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cán bộ là yếu tố quyết định

Tại cuộc làm việc, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã trình bày báo cáo về đề xuất phân công nhiệm vụ triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội; Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi báo cáo về công tác chuẩn bị triển khai Nghị quyết.

Thay mặt Đảng bộ, chính quyền và nhân dân T PHCM, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên trân trọng cảm ơn Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam và các cơ quan Trung ương đã quan tâm toàn diện, sâu sát, kịp thời với TP HCM; Trong đó, quan điểm tập trung ưu tiên hoàn thiện thể chế, chính sách vượt trội, có tính đột phá bằng cơ chế thí điểm với TP HCM là hoàn toàn đúng đắn và cần thiết, nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn phát biểu

Bí thư Nguyễn Văn Nên cho rằng cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với TP HCM là rất kịp thời và ngày mai, Thành ủy TP HCM sẽ tiếp tục có cuộc họp để đưa Nghị quyết vào cuộc sống. UBND, HĐND TP HCM cũng sẽ kịp thời ban hành các văn bản theo thẩm quyền.

Bí thư TP HCM cho rằng, tổ chức thực hiện Nghị quyết là công việc có nhiều khó khăn, thách thức và trong quá trình đó, yếu tố quyết định là cán bộ, con người, các cơ quan liên quan cần phối hợp chặt chẽ và TP HCM sẽ làm hết sức mình để đạt kết quả tốt nhất có thể.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn

Có kế thừa, phát triển và có đột phá

Kết luận cuộc làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, cần xác định việc triển khai Nghị quyết không chỉ riêng cho TP HCM, nếu thực hiện thành công thì cả nước cùng được hưởng, nên đây là nhiệm vụ chung, cả nước phải cùng chung tay với TP HCM, mỗi người, mỗi cơ quan trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình cần thực hiện tốt các công việc được giao theo đúng tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là "cả nước vì TP HCM, TP HCM vì cả nước".

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, cần xác định việc triển khai Nghị quyết không chỉ riêng cho TPHCM, đây là nhiệm vụ chung, cả nước phải cùng chung tay với TPHCM - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, cần xác định việc triển khai Nghị quyết không chỉ riêng cho TPHCM, đây là nhiệm vụ chung, cả nước phải cùng chung tay với TPHCM - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng nhắc lại, cách đây hơn 40 năm, để thúc đẩy phát triển TP HCM, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 01-NQ/TW ngày 14/4/1982; đến ngày 18/11/2002, Bộ Chính trị đã có Nghị quyết số 20-NQ/TW thay thế để đáp ứng yêu cầu thực tiễn; tiếp đến là Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 10/8/2012. Sau 10 năm, triển khai tổng kết Nghị quyết số 16-NQ/TW, ngày 30/12/2022, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 31-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Như vậy, chúng ta triển khai công việc này theo tinh thần có kế thừa, phát triển và có đột phá.

Thủ tướng hoan nghênh và đánh giá cao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, TP HCM, các bộ, ngành liên quan đã tích cực, triển khai nhiệm vụ được giao với tinh thần trách nhiệm cao, chủ động, nghiêm túc để xây dựng, tổng hợp, tiếp thu và chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết kịp trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội Khóa XV đúng thời hạn.

Để triển khai đầy đủ, hiệu quả Nghị quyết, bên cạnh các điều, khoản quy định cụ thể, áp dụng trực tiếp được ngay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan cần ban hành quy định chi tiết để triển khai. Ngay sau khi Nghị quyết được ban hành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các bộ, ngành liên quan và TP HCM đã khẩn trương rà soát, xác định nhiệm vụ để triển khai thực hiện. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nhiệm vụ khác mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan và TP HCM cần khẩn trương thực hiện.

Thủ tướng nhấn mạnh quyết tâm thực hiện bằng được và tin tưởng rằng sẽ thực hiện thành công các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng nhấn mạnh quyết tâm thực hiện bằng được và tin tưởng rằng sẽ thực hiện thành công các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hoàn thành các văn bản hướng dẫn chậm nhất là ngày 15/8

Thủ tướng nhấn mạnh tư tưởng chỉ đạo trong triển khai Nghị quyết là phải chủ động, kịp thời, bám sát tình hình thực tiễn, hành động quyết liệt và có sản phẩm cụ thể với hiệu quả cân đong đo đếm được, nhân dân được thụ hưởng thật.

Về tổ chức thực hiện, Thủ tướng nhất trí với ý kiến của TP HCM thành lập ngay Ban Chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban, Phó Bí thư Thành ủy thành phố làm Phó Trưởng Ban thường trực; Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối. Thủ tướng yêu cầu ban hành ngay Kế hoạch hành động của Chính phủ, trong đó phân công nhiệm vụ rõ ràng, giao các Phó Thủ tướng phụ trách. Hai văn bản này phải ban hành trong vài ngày tới.

Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và TP HCM rà soát những nội dung cần phải ban hành Nghị định thì tham mưu Chính phủ ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn, đi đôi với phân công bộ, ngành chủ trì và các Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực trực tiếp chỉ đạo. Các bộ, ngành cũng phải khẩn trương ban hành Thông tư, văn bản hướng dẫn trong thẩm quyền với thủ tục rút gọn. Các nhiệm vụ trên phấn đấu hoàn thành trong tháng này, chậm nhất là ngày 15/8.

Thủ tướng yêu cầu trong quá trình tổ chức thực hiện, cần thường xuyên kiểm tra, đôn đốc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng yêu cầu trong quá trình tổ chức thực hiện, cần thường xuyên kiểm tra, đôn đốc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Riêng nội dung thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với TP HCM tham mưu, xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ để trình Thủ tướng ban hành ngay trong tháng 7 này.

Thủ tướng yêu cầu trong quá trình tổ chức thực hiện, cần thường xuyên kiểm tra, đôn đốc; nếu xuất hiện các khó khăn, vướng mắc thì tiếp tục ban hành các văn bản hướng dẫn. Các cơ quan báo chí tập trung khuyến khích, cổ vũ, động viên, đồng hành cùng Chính phủ, TP HCM và các bộ ngành trong quá trình thực hiện, triển khai Nghị quyết.

Thủ tướng nhấn mạnh quyết tâm thực hiện bằng được và tin tưởng rằng sẽ thực hiện thành công các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM, thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Bộ Chính trị và Quốc hội.

Đọc thêm

Chủ tịch UBND tỉnh sẽ trực tiếp điều hành công việc của cấp xã khi cần thiết Tin tức

Chủ tịch UBND tỉnh sẽ trực tiếp điều hành công việc của cấp xã khi cần thiết

TTTĐ - Dự Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đề xuất trường hợp cần thiết, Chủ tịch UBND cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo, điều hành việc giải quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của UBND, Chủ tịch UBND cấp xã.
Chính thức đề xuất chỉ định lãnh đạo tỉnh, thành sau sáp nhập Tin tức

Chính thức đề xuất chỉ định lãnh đạo tỉnh, thành sau sáp nhập

TTTĐ - Theo đề xuất của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, từ ngày 1/7/2025, sau khi kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện trên cả nước, sẽ không bầu mà tiến hành chỉ định lãnh đạo tỉnh, thành sau sáp nhập.
Ba lần Bác Hồ thăm Bộ đội Hải quân Tiêu điểm

Ba lần Bác Hồ thăm Bộ đội Hải quân

Trong hành trình cách mạng vĩ đại của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình cảm sâu nặng và sự quan tâm đặc biệt đến các lực lượng vũ trang Nhân dân, trong đó có Hải quân Nhân dân Việt Nam - lực lượng góp phần quan trọng giữ vững chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ Thời sự

Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 71 năm, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ đập tan cố gắng chiến tranh cao nhất của thực dân Pháp, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Ngày 7/5, Quốc hội bàn các vấn đề về tinh gọn bộ máy Tin tức

Ngày 7/5, Quốc hội bàn các vấn đề về tinh gọn bộ máy

TTTĐ - Ngày 7/5, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết, dự án luật liên quan trực tiếp đến tinh gọn bộ máy, sắp xếp các đơn vị hành chính.
Triển khai tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 Tin tức

Triển khai tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 3883/VPCP-PL ngày 06/5/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về việc triển khai tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Ai sẽ chỉ định Chủ tịch UBND, HĐND tỉnh sau sáp nhập? Tin tức

Ai sẽ chỉ định Chủ tịch UBND, HĐND tỉnh sau sáp nhập?

TTTĐ - Dự thảo sửa đổi Hiến pháp nêu đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hình thành sau sáp nhập. Còn Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND sẽ do Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ định.
Muốn đạt tăng trưởng thì phải đột phá khoa học, công nghệ Tin tức

Muốn đạt tăng trưởng thì phải đột phá khoa học, công nghệ

TTTĐ - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, muốn đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% cho năm 2025 và tăng trưởng hai con số cho giai đoạn tiếp theo thì phải tập trung cho đột phá về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo...
Khơi thông tiềm năng khoa học công nghệ, thúc đẩy kinh tế tư nhân Tin tức

Khơi thông tiềm năng khoa học công nghệ, thúc đẩy kinh tế tư nhân

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, nếu không dựa vào đổi mới sáng tạo, sau một chu kỳ tăng trưởng kinh tế nhanh, Việt Nam dễ đối mặt với nguy cơ bong bóng thị trường bất động sản, mất cân đối thị trường lao động và tài chính. Luật Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo sẽ là luật đầu tiên giúp khơi thông tiềm năng, đặc biệt cho khu vực kinh tế tư nhân và sự hợp tác công tư
Kiên định mục tiêu đề ra và tập trung thực hiện với quyết tâm cao hơn, hành động quyết liệt hơn Tin tức

Kiên định mục tiêu đề ra và tập trung thực hiện với quyết tâm cao hơn, hành động quyết liệt hơn

TTTĐ - Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 6/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, dù tình hình có khó khăn, thách thức nhiều hơn thuận lợi nhưng đây cũng là cơ hội rất lớn để cơ cấu lại nền kinh tế và tăng cường tính tự lực, tự cường, tự vươn lên. Thủ tướng chỉ rõ 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng, với tinh thần kiên trì, kiên định và chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành để thực hiện bằng được các mục tiêu lớn, có tính chiến lược đã đề ra.
Xem thêm