Tag

Các nhà hát “bắt tay” đưa làn gió mới đến nghệ thuật sân khấu

Giải trí 03/05/2021 09:00
aa
TTTĐ - Nghệ thuật sân khấu cải lương "bắt tay" với xiếc, jazz kết hợp với tuồng, chèo, cải lương... được xem là những ý tưởng kết hợp táo bạo để chuyển mình của các đơn vị nghệ thuật.
8 thí sinh đầu tiên bước vào chung kết cuộc thi Tài năng diễn viên sân khấu cải lương Trần Hữu Trang Nhà hát Kịch Hà Nội mở sân khấu kịch Quảng Lạc tại khu vực phố cổ

Liên kết nghệ thuật, làm mới sân khấu mở ra hướng đi mới cho các đơn vị thử thách tính sáng tạo của ê-kíp từ khâu viết kịch bản, đạo diễn đến diễn viên...

Những cái "bắt tay" mang tính đột phá

Nhiều năm qua, sân khấu nói chung và sân khấu truyền thống nói riêng phải đối diện với rất nhiều khó khăn. Nhiều cuộc hội thảo và tọa đàm được tổ chức để bàn cách cứu sân khấu truyền thống thoát khỏi những cơn thoi thóp thế kỷ nhưng mọi việc vẫn chỉ dừng ở hai chữ mong đợi.

Các nhà hát “bắt tay” đưa làn gió mới đến nghệ thuật sân khấu
Cảnh các nghệ sĩ vừa đu dây, vừa diễn, vừa hát cải lương trong vở "Cây gậy thần"

Trước hiện trạng đó, nhiều đơn vị đã buộc phải đánh liều chuyển mình theo hướng cách tân để "tự cứu lấy mình trước khi trời cứu". Theo đó, cách đây không lâu, Nhà hát Cải lương Việt Nam với Liên đoàn Xiếc Việt Nam đã bắt tay dựng vở "Cây gậy thần". Đây là vở diễn đầu tiên kết hợp một cách bài bản giữa nghệ thuật cải lương với xiếc để kéo khán giả trở lại sân khấu. Vở diễn dự kiến công diễn suất đầu tiên vào ngày 12/12 nhưng đã có buổi ra mắt phạm vi hẹp trong ngày 6/12 năm ngoái.

Lần đầu tiên, kịch hát dân tộc biểu diễn trên sân khấu tròn và kết hợp với kỹ thuật biểu diễn của xiếc đã tạo được nhiều không gian, thay đổi góc nhìn cho người xem. Nhân vật Chử Đồng Tử và Tiên Dung được hai ê-kíp diễn viên của cải lương và xiếc luân phiên nhau thể hiện. Nghệ sĩ vừa ca cải lương, vừa nhào lộn, đu bay trên không trung tạo nên những điều lạ mắt chưa từng có. Tuy diễn trên sân khấu xiếc nhưng vở diễn vẫn đậm chất cải lương, có thắt nút, có cao trào và không mất đi sắc màu văn hóa đặc trưng.

Ngoài ra, một sự kết hợp tưởng chừng như "lệch nhịp" giữa nghệ thuật sân khấu tuồng, chèo, cải lương... với nhạc jazz trong hòa nhạc "Dân gian trên Jazz / Dân gian trên dây" diễn ra vào ngày 19/12 năm ngoái cũng khiến không ít người bất ngờ. Nghệ sĩ Quyền Thiện Đắc cho biết, mục đích của đơn vị tổ chức là muốn tìm ra những thể nghiệm mới để bắc nhịp cầu vừa quen, vừa lạ cho đối thoại Đông - Tây trong âm nhạc.

Thế giới đã làm từ lâu...

Là đạo diễn trẻ, vừa đạo diễn thành công vở kịch “Người tốt nhà số 5” - kịch bản của cố tác giả Lưu Quang Vũ, NSƯT Tạ Tuấn Minh cho biết, cách đây hơn 10 năm cố đạo diễn NSND Anh Tú cũng đưa tuồng vào kịch trong trích đoạn Edip làm vua; Đưa điệu múa trò Xuân Phả - điệu múa độc đáo của Thanh Hóa vào vở kịch Hamlet.

NSƯT Quang Khải trong vở “Ngàn năm mây trắng”
NSƯT Quang Khải trong vở “Ngàn năm mây trắng”

“Tôi hoàn toàn ủng hộ việc kết hợp các loại hình nghệ thuật khác nhau, hòa vào nhau để tạo hiệu quả, hiệu ứng cho tác phẩm sân khấu. Bởi mục đích tối cao của chúng là mang tới cho khán giả những xúc cảm thẩm mỹ nghệ thuật. Thực ra, việc kết hợp này, thế giới đã làm từ rất lâu rồi, cụ thể là trong những vở nhạc kịch. Ở Việt Nam, các đơn vị nghệ thuật chưa áp dụng nhiều bởi rất không ít lý do. Trong đó, kinh phí luôn là vấn đề đầu tiên”, NSƯT Tạ Tuấn Minh cho hay.

NSƯT Quang Khải, nghệ sĩ đảm đương vai Trương Lỗ trong Ngàn năm mây trắng - vở diễn đoạt giải B "Liên hoan quốc tế sân khấu thử nghiệm" gần đây chia sẻ: “Chúng tôi cũng không thể ngờ cải lương, chèo, hát xẩm, hát văn Huế lại có thể hòa quyện với nhau trong một vở diễn nhuần nhuyễn và ngọt đến thế. Không có một rào cản cách biệt gì đối với nghệ sĩ ở từng loại hình khi cùng diễn trên một sân khấu".

Còn NSƯT Thu Trang (vai nàng Tô Thị) hay vừa ca xong một bài cải lương thì NSƯT Văn Chương ngâm một câu chèo tiếp nối cũng rất hợp lý. Tự thân giai điệu của các loại hình âm nhạc dân tộc đã tạo nên sự độc đáo này khi chúng tự tìm được sự hòa quyện với nhau, tôn vinh lẫn nhau”.

Đồng quan điểm, NSƯT Văn Chương (vai Trần Khôi 2) trong Ngàn năm mây trắng cho hay, chính sự kết hợp sáng tạo, mới mẻ của vở diễn khiến những nghệ sĩ như anh thấy hứng thú. “Các vai diễn thể hiện rõ ràng, vẫn hòa nhập với nhau nhưng không mất đi bản sắc riêng của mình. Mảng miếng của chèo, cải lương hay ca Huế đều rất rõ, được đưa vào một cách ngọt ngào cho từng vai diễn.

Xưa nay, người ta chỉ nghĩ hát xẩm là một thể loại hát rong, hát vặt ở ngoài đường phố, thôn quê nhưng đưa vào sân khấu để thành nhân vật có tính kịch, có xung đột, hành động... đòi hỏi sự tài tình của đạo diễn”, NSƯT Văn Chương nói.

Trong khi đó, diễn viên Thanh Hương khẳng định, đã là diễn viên chuyên nghiệp dù sự kết hợp nào đi chăng nữa vẫn phải làm tốt. Nghệ thuật là sự sáng tạo và nếu diễn viên được trải nghiệm ở nhiều dạng vai, nhiều sự kết hợp mới mẻ thì đó là may mắn, không phải khó khăn.

Thông qua 6 tác phẩm âm nhạc mang giai điệu của tuồng, chèo, cải lương, dân gian Tây Bắc kết hợp với jazz, chương trình sẽ mang đến cho khán giả sự kết nối mạnh mẽ của nhiều khía cạnh trong âm nhạc: Truyền thống và hiện đại, sự tự do và chuẩn mực.

Gợi mở nhiều hướng đi mới cho sân khấu

Nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long cho rằng, đây là "sự chuyển mình đáng kinh ngạc" của sân khấu truyền thống và âm nhạc truyền thống. Chưa đánh giá về mức độ thành công, chỉ nói riêng về ý tưởng kết hợp giữa các loại hình sân khấu và âm nhạc tưởng chừng như chẳng liên quan gì đến nhau cũng đủ thấy sự táo bạo và nỗ lực sáng tạo của các đơn vị.

"Điều này cho thấy, những người làm nghệ thuật sân khấu và âm nhạc đã bắp kịp với cuộc sống hiện đại khi tìm ra những hình thức mới mẻ, đa dạng, thoát khỏi lối dàn dựng cũ mòn. Tất nhiên, để có được kết quả này, các nghệ sĩ, đạo diễn và ê-kíp tổ chức sẽ phải cố gắng gấp 2 - 3 lần so với việc dàn dựng một vở diễn hoặc chương trình bình thường.

Cải lương nặng yếu tố bi ai, tiết tấu chậm; Còn xiếc lại mang tiết tấu nhanh, trực diện. Mọi người vừa làm vừa "vỡ hoang" ngôn ngữ của cả hai loại hình khi đứng chung sân khấu. Chúng tôi muốn thực sự nhờ khán giả của cả hai loại hình để cùng nâng tầm cải lương và xiếc", nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Long nhận xét và nêu quan điểm.

NSND Triệu Trung Kiên, quyền Giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam, đồng đạo diễn vở diễn cũng cho rằng, khi bắt tay vào dàn dựng, sự lạ lẫm và bỡ ngỡ khiến cho tất cả đều chếnh choáng.

"Chúng tôi rất lo lắng bởi xiếc với cải lương là hai loại hình chẳng liên quan gì đến nhau, không biết ghép vào có lộ ra vết nối hay không. Chúng tôi bàn với nhau đo bằng chính cảm xúc của người sáng tạo. Biến sự chân thành, mộc mạc và tâm huyết anh em diễn viên trở thành sự bổ trợ đắc lực cho nhau, tạo nên sự cộng hưởng hiệu quả.

Sau một thời gian tập luyện, bên nào cũng cảm thấy hào hứng và không còn khoảng cách. Xiếc học thêm được ngôn ngữ biểu diễn của cải lương, cải lương học thêm được nhiều kỹ năng biểu diễn hình thể của xiếc. Bằng cảm nhận chủ quan của mình khi thấy sự hào hứng của khán giả đến xem trong buổi ra mắt hôm 6/12, chúng tôi biết tác phẩm của mình đã chinh phục được khán giả", NSND Triệu Trung Kiên nhấn mạnh.

Vở diễn "Cây gậy thần" và chương trình "Dân gian trên Jazz / Dân gian trên dây" là những dự án rất đáng trân trọng trong sự tìm tòi và nỗ lực đổi mới. Vở diễn "Cây gậy thần" cũng là một mô hình thử nghiệm các loại hình sân khấu cùng phối hợp dàn dựng một tác phẩm để cho những người làm nghệ thuật cùng suy ngẫm, gợi mở những hướng đi mới cho sân khấu.

Hải An

Đọc thêm

Nâng cao chất lượng biểu diễn ca khúc mang âm hưởng dân ca Âm nhạc

Nâng cao chất lượng biểu diễn ca khúc mang âm hưởng dân ca

TTTĐ - Đề tài “Nâng cao chất lượng phương pháp biểu diễn một số ca khúc mang âm hưởng dân ca ba miền tại Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội” là một hướng đi mới, có ý nghĩa thiết thực trong việc nâng cao hiệu quả giảng dạy và đào tạo nghệ sĩ thanh nhạc trong bối cảnh hiện nay. Bên cạnh đó, đề tài cũng đóng góp tích cực vào việc bảo tồn và phát triển âm nhạc dân gian trong môi trường học thuật quân đội hiện đại.
Phó Bí thư chi đoàn Nguyễn Thị Thưa đăng quang Mrs Grand Vietnam 2025 Giải trí

Phó Bí thư chi đoàn Nguyễn Thị Thưa đăng quang Mrs Grand Vietnam 2025

TTTĐ - Tối 30/6, đêm Chung kết cuộc thi Hoa hậu Quý bà Hòa bình Việt Nam 2025 - Mrs Grand Vietnam 2025 đã diễn ra trang trọng tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Nguyễn Thị Thưa - Phó Bí thư chi đoàn Thanh niên Cục Thông tin, Thống kê (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã xuất sắc giành ngôi vị cao nhất: Hoa hậu Quý bà Hòa bình Việt Nam 2025.
“Cơn bão sắc màu” - đêm hội âm nhạc, ánh sáng và cảm xúc Âm nhạc

“Cơn bão sắc màu” - đêm hội âm nhạc, ánh sáng và cảm xúc

TTTĐ - Gần 15.000 khán giả đã cùng “cháy hết mình” tại Quảng trường sự kiện Đại học Phenikaa trong lễ hội âm nhạc hoành tráng "COLORSTORM 2025 - Cơn bão sắc màu". Không chỉ là bữa tiệc âm thanh, ánh sáng rực rỡ, chương trình còn đánh dấu một bước ngoặt lịch sử của nhà trường.
Tác phẩm “Siêu sao nguyên thuỷ” sắp đổ bộ phòng vé Việt Điện ảnh

Tác phẩm “Siêu sao nguyên thuỷ” sắp đổ bộ phòng vé Việt

TTTĐ - Bộ phim điện ảnh "Better Man" với tựa Việt "Siêu sao nguyên thuỷ" chính thức khởi chiếu tại các rạp trên toàn quốc từ ngày 11/7.
Rực rỡ chung kết Hoa hậu Biển Việt Nam Toàn cầu 2025 Giải trí

Rực rỡ chung kết Hoa hậu Biển Việt Nam Toàn cầu 2025

TTTĐ - Quảng trường Sun Carnival (TP Hạ Long, Quảng Ninh) tối 28/6 đã thực sự biến thành sân khấu ánh sáng lung linh, nơi hội tụ nhan sắc, trí tuệ và bản lĩnh của 30 người đẹp đến từ nhiều tỉnh, thành trên cả nước trong đêm chung kết Hoa hậu Biển Việt Nam Toàn cầu 2025.
Sẵn sàng cho một nhiệm kỳ Hoa hậu Việt Nam đầy ấn tượng Giải trí

Sẵn sàng cho một nhiệm kỳ Hoa hậu Việt Nam đầy ấn tượng

TTTĐ - Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024 lần đầu nêu ra 4 trụ cột là "Nhan sắc - Văn hóa - Trí tuệ - Cống hiến". Nhà báo Phùng Công Sưởng - Tổng Biên tập báo Tiền Phong, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi nhận định: “Sau quá trình chấm thi và đặc biệt là màn thể hiện trong chung kết, tôi nhận thấy top 3 có tinh thần tích cực, muốn lan tỏa tới cộng đồng, giới trẻ. Tôi nghĩ các cô gái đã sẵn sàng cho nhiệm kỳ”.
Khẳng định uy tín và “thương hiệu” Hoa hậu Việt Nam Giải trí

Khẳng định uy tín và “thương hiệu” Hoa hậu Việt Nam

TTTĐ - Một mùa Hoa hậu nữa mang đến những tên tuổi mới cho cộng đồng yêu cái đẹp Việt. Nhan sắc, trình độ, học vấn và trí tuệ của những thí sinh, đặc biệt là top 3 cho thấy một lần nữa "thương hiệu" Hoa hậu Việt Nam - Hoa hậu báo Tiền Phong được khẳng định là cuộc thi lâu đời và uy tín tại Việt Nam.
Hành trình tỏa sáng của Hoa hậu Hà Trúc Linh Giải trí

Hành trình tỏa sáng của Hoa hậu Hà Trúc Linh

TTTĐ - Trở thành bông hoa rực rỡ nhất trong đêm chung kết Hoa hậu Việt Nam 2024, Hà Trúc Linh đã có một hành trình đầy nỗ lực để tỏa sáng.
Hà Trúc Linh đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2024 Giải trí

Hà Trúc Linh đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2024

TTTĐ - Vượt qua 24 thí sinh, Hà Trúc Linh đến từ Phú Yên đã đăng quang ngôi vị Hoa hậu Việt Nam năm 2024 trong đêm chung kết đầy cảm xúc diễn ra tại thành phố Huế tối 27/6.
Thí sinh Hà Tĩnh vào chung kết Hoa hậu biển Việt Nam toàn cầu 2025 Giải trí

Thí sinh Hà Tĩnh vào chung kết Hoa hậu biển Việt Nam toàn cầu 2025

TTTĐ - Cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam Toàn cầu 2025 đã tìm kiếm được 30 ứng viên tài năng, xinh đẹp bước vào vòng chung kết. Trong đó, đại diện đến từ Hà Tĩnh tự hào dẫn đầu bình chọn danh hiệu người đẹp hình thể.
Xem thêm