Tag

Các tỉnh khu vực miền Trung lên phương án sẵn sàng phương án "sống chung" với lũ

Môi trường 06/10/2020 18:11
aa
TTTĐ - Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, vùng áp thấp trên biển Đông có thể mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới, gây mưa lớn kèm nhiều hình thái thiên tai cực đoan, nguy hiểm. Do đó, các địa phương cần chủ động các phương án ứng phó với thiên tai.
Tăng cường quản lý hành lang chân đê đảm bảo an toàn thoát lũ Hà Nội: Nhiều vi phạm đê điều gây lo ngại trong mùa mưa lũ Chủ động các biện pháp ứng phó với lũ lớn ở Trung Bộ dịp cuối năm Hà Nội tích cực triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hệ thống đê điều Mưa lũ diễn biến phức tạp, cần đảm bảo an toàn cho các công trình đê điều

Dự báo miền Trung sẽ mưa 10 ngày liên tục

Hôm nay (6/9), Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai tổ chức cuộc họp ứng phó với vùng áp thấp trên biển Đông có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới và tình hình mưa lũ tại khu vực miền Trung. Ông Trần Quang Hoài, Phó Trưởng ban Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai chủ trì cuộc họp. Tham dự có đại diện của các cơ quan: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Tổng cục Phòng chống thiên tai, Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục Thủy sản, Cục trồng trọt, Cục chăn nuôi); Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia; Tập đoàn điện lực Việt Nam.

Thông tin về tình hình của áp thấp trên biển Đông, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, cho biết: Dự báo trong 24 giờ tới, vùng áp thấp di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10km và có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.

Các tỉnh khu vực miền Trung lên phương án sẵn sàng phương án
Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia

Đến 1h00 ngày 7/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 13,5 độ Vĩ Bắc; 112,2 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh từ Bình Định đến Khánh Hòa khoảng 330km về phía Đông với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, giật cấp 8.

“Đây là một đợt thời tiết điển hình gây mưa ở miền Trung, dự báo gây mưa liên tục trong 10 ngày tới tại khu vực Trung Bộ với lượng mưa từ 500-1.000mm, có nơi trên 1.000mm”, ông Mai Văn Khiêm nhấn mạnh.

Tại cuộc họp, ông Vũ Xuân Thành, Phó tổng cục trưởng Tổng cục phòng chống thiên tai lưu ý, dự báo sắp tới sẽ có 2 đợt mưa lớn liên tiếp ở các tỉnh Trung bộ. Đây sẽ là nguy cơ xuất hiện lũ lớn, ngập lụt trên diện rộng trong thời gian kéo dài, đã từng xảy ra những năm trước. Trước diễn biến mưa lũ phức tạp này, ông Thành đề nghị đôn đốc các tỉnh trong vùng cảnh báo có mưa lớn ở khu vực Trung bộ cần sẵn sàng phương án "sống chung" với lũ, đảm bảo cuộc sống sinh hoạt cho người dân trong điều kiện ngập lụt, mưa lũ kéo dài.

Theo đại diện Tổng cục Thủy sản, hiện đã thông báo thông tin cho các tàu thuyền biết hướng di chuyển chuyển của vùng áp thấp, hiện còn hơn 1.000 tàu cá đang hoạt động nằm trên đường đi của áp thấp nhiệt đới.

Các tỉnh khu vực miền Trung lên phương án sẵn sàng phương án
Toàn cảnh cuộc họp ứng phó với vùng áp thấp trên biển Đông có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới

Đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, hiện các hồ chứa ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên đang ở mức thấp, tuy nhiên tập đoàn đã có chỉ đạo các đơn vị sẵn sàng phương án để đảm bảo an toàn và điều tiết nếu mưa lũ kéo dài. Đại diện EVN đề nghị Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai yêu cầu các địa phương tổ chức cắt tỉa cây xanh ở các đô thị để không gãy đổ vào dây điện, cột điện gây ảnh hưởng đến việc vận hành, cung cấp điện.

Chủ động ứng phó với thiên tai

Trước diễn biến hình thái thiên tai nguy hiểm và phức tạp trên phạm vi rộng, tình hình lũ ở khu vực miền núi phía Bắc; vùng áp thấp có khả năng mạnh lên gây mưa lớn, lũ, ngập lụt ở khu vực miền Trung, lũ quét, sạt lở đất ở khu vực miền núi, để chủ động ứng phó với vùng áp thấp có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới và tình hình mưa lũ, Ông Trần Quang Hoài đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương chủ động thực hiện các phương án sẵn sàng ứng phó với thiên tai.

Theo đó, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cần tăng cường công tác dự báo, cảnh báo tình hình thiên tai, có các nhận định dài hạn để phục vụ công tác điều hành các hồ chứa, công trình thủy lợi, thủy điện; Các thông tin dự báo ngắn hạn, trên phạm vi hẹp đặc biệt là các khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng mưa lũ lớn. Đồng thời có cảnh báo cụ thể về báo động lũ trên các sông và cấp độ rủi ro thiên tai.

Các tỉnh khu vực miền Trung lên phương án sẵn sàng phương án
Ông Trần Quang Hoài, Phó Trưởng ban Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai chủ trì cuộc họp

Đối với tuyến biển và ven bờ, các địa phương tiếp tục thông tin cho các tàu thuyền trên biển về diễn biến áp thấp nhiệt đới để đảm bảo an toàn. Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo có văn bản hướng dẫn chỉ đạo địa phương có giải pháp đảm bảo an toàn cho các khu vực nuôi truồng thủy sản; đảm bảo an toàn cho khách du lịch. Đối với các vùng thấp trũng, vùng cửa sông, ven biển không chủ quan, cần quan tâm giám sát hoạt động của các tàu vận tải nhỏ ven bờ.

Đối với khu vực đất liền, cần nhanh chóng rà soát, kiểm tra hệ thống đê biển, đê cửa sông có biện pháp đảm bảo an toàn đặc biệt tại các vị trí xung yếu, các công trình đang thi công.

Tại khu vực thấp trũng, cần rà soát kịch bản ứng phó của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, chuẩn bị phương án sơ tán để đảm bảo an toàn cho người dân trong nhiều ngày; chằng chống nhà cửa, chặt tỉa cành cây, đảm bảo an toàn cho sản xuất nông nghiệp; sẵn sàng vận hành hệ thống công trình thủy lợi để tiêu thoát úng. Đảm bảo an toàn cho các cơ sở hạ tầng (trường học, bệnh viện, trạm xá, khu vực tránh trú cộng đồng…).

Đối với tình hình giao thông, Phó Trưởng ban Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai yêu cầu các địa phương cần đảm bảo an toàn giao thông kể cả các tuyến đường Quốc lộ, Tỉnh lộ, liên huyện, xã đặc biệt đảm bảo an toàn cho các cháu học sinh đi học trong mùa mưa lũ.

Các công trình hồ đập phải rà soát đảm bảo an toàn cho các công trình hồ chứa đặc biệt các hồ thủy lợi, thủy điện nhỏ, các vị trí xung yếu, đang thi công; chuẩn bị sẵn sàng cho vận hành 10 liên hồ chứa khu vực miền Trung.

Ngoài ra, ông Trần Quang Hoài cũng yêu cầu các địa phương khu vực miền núi cần đảm bảo an toàn cho người dân khu vực miền núi đặc biệt nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, lũ từ khu vực thượng Lào. Rà soát từng hộ dân để đảm bảo an toàn, chuẩn bị nhu yếu phẩm, trang thiết bị cần thiết đề phòng trường hợp bị chia cắt kéo dài.

Đọc thêm

Hà Nội mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to Môi trường

Hà Nội mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 2/7 đến sáng 4/7, khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 40-80 mm, cục bộ có nơi trên 150mm. Khu vực đồng bằng Bắc Bộ có mưa rào, dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, cục bộ có nơi trên 80mm.
Đẩy mạnh công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố trong mùa mưa bão Môi trường

Đẩy mạnh công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố trong mùa mưa bão

TTTĐ - Ngày 2/7, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) ngành TT&TT năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024.
Quỳ Hợp (Nghệ An): Điều tra nguyên nhân cá chết bất thường trên suối Bắc Môi trường

Quỳ Hợp (Nghệ An): Điều tra nguyên nhân cá chết bất thường trên suối Bắc

TTTĐ - Sáng 2/7, cơ quan chức năng huyện Quỳ Hợp (tỉnh Nghệ An) cho biết, trên đoạn suối Bắc chảy qua địa bàn xã Châu Thành đang xuất hiện tình trạng cá chết trôi dạt vào hai bên bờ. UBND huyện Quỳ Hợp đã thành lập đoàn kiểm tra cùng các cơ quan chức năng khẩn trương vào cuộc xác định rõ nguyên nhân.
Bắc Bộ ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa to Môi trường

Bắc Bộ ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa to

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 2/7, nhiều khu vực ngày nắng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ trên 38 độ C; chiều tối và đêm có mưa dông, đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Nhiều khu vực nắng nóng, nhiệt độ có nơi trên 38 độ C Môi trường

Nhiều khu vực nắng nóng, nhiệt độ có nơi trên 38 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, nhiều khu vực ngày nắng nóng với nhiệt độ có nơi trên 38 độ C; chiều tối và đêm có mưa rào và dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Bắc Bộ chiều tối và đêm có mưa dông, ngày nắng nóng Môi trường

Bắc Bộ chiều tối và đêm có mưa dông, ngày nắng nóng

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, nắng nóng ở Trung Bộ có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới.
Quảng Ngãi: Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển Môi trường

Quảng Ngãi: Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển

TTTĐ - Chiều 29/6, tại thành phố Quảng Ngãi, báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” với sự tham dự của đông đảo đại biểu, các ban ngành liên quan và bà con ngư dân trên địa bàn tỉnh.
Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất 38 độ C Môi trường

Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất 38 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 30/6 và 1/7, Bắc Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 55-60%.
Bắc Bộ nắng nóng, Trung Bộ nắng nóng gay gắt Môi trường

Bắc Bộ nắng nóng, Trung Bộ nắng nóng gay gắt

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/6, khu vực Hòa Bình, trung du và đồng bằng Bắc Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 55-60%.
Hà Nội còn 19 điểm úng ngập cục bộ Môi trường

Hà Nội còn 19 điểm úng ngập cục bộ

TTTĐ - Năm 2024 trên địa bàn TP còn tồn tại 11 điểm úng ngập đối với các trận mưa có cường độ 50-70mm/h; 19 điểm úng ngập cục bộ và một số điểm ứ đọng nước do mặt đường trũng, thấp với những trận mưa đến 100mm/h trở lên gây quá tải cho hệ thống thoát nước.
Xem thêm