Cách mạng tháng Mười Nga 100 năm trước: Những điều cần biết
![]() |
Cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 đã đặt dấu chấm hết cho triều đại Romanovs sau 200 năm trị vì, kết thúc chế độ quân chủ Nga. Dân chúng Nga, vì quá mệt mỏi với chế độ chuyên chế, đã đứng lên lật đổ Sa hoàng II.
Sau vài tháng đấu tranh chính trị, các thành phần cấp tiến nhất của phe cánh tả khi đó – đảng Bolshevik – đã giành chiến thắng. Những người cộng sản sau đó dẫn dắt nước Nga thêm 70 năm nữa.
Một cuộc biểu tình của công nhân nhà máy Putilov, thành phố Petrograd.
1, Tại sao Cách mạng tháng Mười lại xảy ra vào tháng 11?
Việc Cách mạng tháng Mười thực sự diễn ra vào tháng Mười một và Cách mạng tháng Hai lại diễn ra vào tháng Ba khiến nhiều người dân trên thế giới cảm thấy khó hiểu. Tuy nhiên, điều này chỉ đơn giản là do hệ thống lịch khác nhau.
Cho đến năm 1918, nước Nga vẫn sử dụng lịch Julian, chậm khoảng 2 tuần so với lịch Gregorian – tức Tây lịch, dương lịch được sử dụng rộng rãi hiện nay.
Một trong những điều đầu tiên mà đảng Bolshevik đã làm sau khi lên nắm quyền là bãi bỏ việc sử dụng lịch Julian, điều mang lại sự hài lòng cho tất cả người Nga.
2, Vì sao cuộc Cách mạng này lại diễn ra?
Những người ngưỡng mộ thuyết âm mưu thường thích suy đoán về “những lý do ngầm” đằng sau sự sụp đổ của chế độ quân chủ. Một số người tin rằng đó là âm mưu của người Đức (khi đó đang chiến tranh với Nga) hoặc người Anh (đồng minh của Nga khi đó) hoặc thậm chí là các thành viên Hội Tam Điểm đã lên kế hoạch cho cuộc Cách mạng.
Tuy nhiên, các nhà sử học tin rằng có những lý do hợp lý và đơn giản cho sự nổi dậy của quần chúng. Khi ấy, người dân Nga đã quá mệt mỏi vì Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, họ mong muốn hòa bình nhưng cuộc chiến vẫn tiếp tục kéo dài.
Trong khi đó, do cơ sở hạ tầng yếu kém, giới chức không thể cung cấp đủ lương thực cho thủ đô Nga khi đó là Petrograd (thành phố St Petersburg ngày nay). Những “cuộc bạo loạn bánh mì” thực sự đánh dấu cho sự khởi đầu của Cách mạng.
Giai cấp nông dân – bộ phận chiếm đa số dân số Nga khi ấy, không hài lòng với Chính phủ. Mặc dù Sa Hoàng Alexander II đã “giải phóng” họ vào năm 1861 bằng cách bãi bỏ chế độ nô lệ, đến năm 1917, đa số những người thuộc giai cấp này vẫn chưa có tài sản nào mang tên họ. Giai cấp công nhân thì phải lao động dưới điều kiện khắc nghiệt, đôi khi vượt quá sức chịu đựng.
Ngay bản thân Sa hoàng và những chính sách của ông cũng là lý do để Cách mạng nổ ra. Trong nội bộ hoàng tộc cũng xem Nicolas II là một vị vua yếu kém, bất tài. Trong nhiều năm liền, hoàng gia Nga bị nhân vật bí hiểm Grigory Rasputin đứng đằng sau thao túng. Rasputin bị cả nước Nga oán giận. Đến khi Cách mạng nổ ra, đa phần người Nga không còn vương vấn gì với chế độ quân chủ nữa.
Lãnh tụ Vladimir Lenin phát biểu trước đám đông trên Quảng trường Sverdlov ở Petrograd năm 1919.
3, Đảng Bolshevik giành chiến thắng
Vào đầu năm 1917, đảng Bolshevik theo tư tưởng mác xít chưa phải là đảng nổi bật và có ảnh hưởng ở nước Nga.
Thời điểm xảy ra Cách mạng tháng Hai, họ còn khá bất ngờ, và lãnh tụ của họ là Vladimir Lenin thì đang phải lưu vong ở Thụy Sĩ cùng với nhiều đảng viên cộng sản khác.
Tuy nhiên khi thời cơ đến, Lenin cùng các đảng viên Bolshevik đã trở về quê hương và ngay lập tức bắt đầu hành động.
Nước Nga khi ấy đã kiệt sức vì Thế chiến 1. Đảng Bolshevik hứa hẹn sẽ giúp người dân thoát khỏi các đau khổ đó. Họ đưa ra một công thức đơn giản để có được hạnh phúc, đó là Hòa bình cho tất cả người dân, Ruộng đất cho nông dân, Nhà máy cho công nhân.
Vladimir Lenin, người đứng đầu đảng, cũng là nhân tố giúp Bolshevik giành chiến thắng. Là một nhà cách mạng hăng say và can trường, ông đã chiếm được sự tin tưởng của mọi người bằng những bài phát biểu của mình. Đảng Bolshevik kêu gọi giai cấp vô sản và nông dân đứng lên chiến đấu trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản và chủ nghĩa đế quốc.
Ngày 7 tháng 11 năm 1917, đảng Bolshevik lãnh đạo quần chúng, chiếm giữ Cung điện Mùa đông ở Petrograd và lật đổ Chính phủ lâm thời.
Lực lượng Hồng quân tấn công Cung điện Mùa đông tháng 11/1917.
4, Thay đổi thời đại
Các cuộc Cách mạng Nga nói trên đã thay đổi tiến trình lịch sử Nga mãi mãi. Ngay sau Cách mạng Tháng Mười, nước Nga trải qua nhiều biến cố lớn lao nữa, như cuộc Nội chiến Nga và cuộc can thiệp vũ trang của hàng chục nước đế quốc.
Cách mạng Tháng Mười Nga thậm chí để lại dấu ấn sâu đậm lên cách ăn mặc của xã hội Nga.
Trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, cuộc Cách mạng này cũng nhận được sự chú ý đặc biệt. Các nghệ sĩ Nga đã sản xuất nhiều bộ phim, viết nhiều sách và thơ ca về đề tài này – trong tương lai, họ sẽ tiếp tục làm vậy. Một số nghệ sĩ, như nhà thơ Vladimir Mayakovsky, đã lấy đó làm nguồn cảm hứng và lẽ sống của mình.
5, Phản ứng của người nước ngoài đối với cuộc Cách mạng
Có nhiều phản ứng khác nhau. Nhà báo Mỹ John Reed ủng hộ nhiệt thành cho cuộc Cách mạng Tháng Mười và là một người bạn của Liên Xô – sau khi qua đời, ông đã được chôn cất ở Moscow. Trong khi đó, tác giả người Anh Somerset Maugham thì lại thù địch với cuộc Cách mạng. Ông ta là gián điệp được phái tới Nga để ngăn chặn cuộc Cách mạng. Nhưng Maugham đã thất bại.
Hàng chục người nước ngoài trực tiếp chứng kiến Cách mạng tháng Hai và Tháng Mười năm 1917 (chủ yếu là các nhà ngoại giao và nhà báo) đã viết hồi ký về thời kỳ đó.
Cựu Đại sứ Anh tại Nga George Buchanan viết: “Tôi sẵn sàng thừa nhận rằng Lenin là một con người xuất chúng…”
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại Trung Quốc

Tập đoàn Trung Quốc thi công cầu Tứ Liên muốn triển khai thêm nhiều dự án lớn tại Việt Nam

Thủ tướng thăm Khu Di tích Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Thủ tướng tham quan, tìm hiểu kinh nghiệm phát triển của quận Phố Đông (Thượng Hải)

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Bí thư Thành ủy Thượng Hải

Thủ tướng thăm sàn chứng khoán lớn nhất châu Á

Thủ tướng đề xuất "5 tiên phong" có ý nghĩa chiến lược đối với châu Á

Thủ tướng gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Trung Quốc

Siemens muốn tham gia phát triển đường sắt tốc độ cao tại Việt Nam
