Tag

Cách phân biệt sốt xuất huyết với sốt virus và sốt do viêm đường hô hấp trên

Sức khỏe 07/08/2017 10:00
aa
TTTĐ.VN- Hiện nay thời tiết thường xuyên có mưa trên khắp mọi miền đất nước. Mưa nhiều, ấm ướt tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển, dẫn đến tình trạng bệnh nhân sốt xuất huyết tăng cao. Các bệnh viện lớn đều trong tình trạng quá tải vì lượng bệnh nhân sốt xuất huyết tăng gấp 4 lần cùng kỳ năm ngoái.

Cách phân biệt sốt xuất huyết với sốt virus và sốt do viêm đường hô hấp trên

Cách phân biệt sốt xuất huyết với sốt virus và sốt do viêm đường hô hấp trên
Cách phân biệt sốt xuất huyết với sốt virus và sốt do viêm đường hô hấp trên


Sốt xuất huyết có thể xảy ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm đến tính mạng. Thế nhưng rất nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết không được điều trị sớm vì bệnh này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh sốt do virus và do viêm họng, viêm phế quản. Những cũng có không ít bệnh nhân sốt do viêm họng, do virus vì quá lo lắng tưởng rằng bị sốt xuất huyết nên nhập viện, khiến tình trạng quá tải càng trầm trọng.

Tại các bệnh viện lớn, bệnh nhân phải chờ đợi rất lâu mới đến lượt khám, rồi họ lại phải chờ làm các xét nghiệm, rồi lại phải đợi có kết quả xét nghiệm và đưa đến các bác sĩ để chẩn đoán bệnh… Có khi một bệnh nhân đi khám từ sáng, đến chiều mới có được kết luận của bác sĩ. Quá trình này gây nhiều mệt mỏi, phiền phức cho bệnh nhân và người nhà, đấy là chưa kể nguy cơ lây nhiễm chéo bệnh nguy hiểm từ các bệnh nhân khác. Vậy nên nếu có một chút kiến thức, ta có thể tự kiểm soát cơn sốt của mình mà không cần đến bệnh viện khi chưa thực sự cần thiết.

Điều quan trọng nhất với bệnh nhân là xác định được nguyên nhân của cơn sốt. Ngoài một số lý do ít gặp như sốt do viêm nhiễm các bộ phận nội tạng như viêm thận, viêm ruột, viêm đường tiết niệu v.v… hầu hết các bệnh nhân đột ngột sốt cao, có triệu chứng toàn thân đau nhức thường mắc một trong 3 nguyên nhân: Sốt do viêm mũi, họng, phế quản; Sốt do virus; Sốt xuất huyết.

Nếu sốt do viêm mũi họng, trước đó bệnh nhân có biểu hiện rát cổ, nuốt đau, nhức mũi, ngạt mũi hoặc chảy nước mũi xanh, họng xung huyết đỏ, amidan sưng to, đặc biệt là cơ thể gai gai ớn lạnh dọc sống lưng, sau đó sẽ lên cơn sốt. Bệnh nhân cần áp dụng biện pháp rửa mũi họng bằng nước muối sinh lý ngay từ khi mới chớm xổ mũi, rát họng. Nếu nếu thấy sốt, đau họng tăng, tức ngực, ho, đau nhức toàn thân… thì có thể dùng hạ sốt và điều trị kháng sinh.

Nếu sốt do virus, bệnh nhân đột ngột sốt cao từng cơn thường từ 38 đến 39 độ C, thậm chí 40-41 độ C kèm đau đầu. Các loại thuốc hạ sốt chứa paracetamol có đáp ứng rất thấp. Sốt virus cũng có các biểu hiện giống viêm đường hô hấp trên như ho, chảy nước mũi, hắt hơi, họng đỏ… nên rất dễ nhầm lẫn. Ngoài ra, hạch vùng đầu, mặt, cổ bệnh nhân sưng to, ấn vào thấy đau. Một số trường hợp sốt virus có thể phát ban dưới da. Mắt bệnh nhân có thể đỏ, có dử, chảy nước mắt. Bệnh nhân thường buồn nôn.

Sốt xuất huyết thường sốt rất cao 39-40 độ, đột ngột, kéo dài liên tục trong 3-4 ngày liền. Bệnh nhân thường li bì hoặc vật vã trong cơn sốt, có cảm giác đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu. Sau 2-3 ngày sốt, bệnh nhân nổi mẩn, phát ban hoặc có hiện tượng chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da, chảy máu cam, nôn ói hoặc đi ngoài ra máu…

Dạng phát ban của sốt xuất huyết khá giống sốt virus. Tuy nhiên, chúng ta có thể phân biệt hai bệnh này bằng cách dùng tay căng da chỗ có ban đỏ, nếu ban đỏ mất đi là sốt phát ban, còn khi căng da mà vẫn thấy chấm li ti thì đó là sốt xuất huyết.


Bệnh sốt virus và sốt xuất huyết nếu nhẹ có thể tự khỏi. Tuy nhiên nếu nặng, bệnh nhân sốt xuất huyết có thể dẫn đến chảy máu ồ ạt, tử vong. Để phát hiện bệnh sớm không cần thiết phải đến các bệnh viện lớn đông đúc. Bất kỳ một phòng khám có máy xét nghiệm máu nào cũng có thể phát hiện 3 loại bệnh này. Nếu sốt 1-3 ngày liên tục, uống paracetamol không hạ sốt hoặc giảm chút ít thì nên đưa bệnh nhân đi xét nghiệm máu. Chú ý là chỉ được dùng paracetamol để hạ sốt, các loại thuốc hạ sốt khác có thể gây nguy hiểm đối với bệnh nhân sốt xuất huyết. Chỉ nên thử máu sau khi bị sốt 3 ngày trở đi, vì nếu thử sớm hơn cũng không phát hiện được bệnh sốt xuất huyết.

Nếu thấy bệnh nhân sốt mà không có dấu hiệu viêm nhiễm như họng đỏ rát, chảy mũi xanh, ho có đờm… thì không nên vội vã cho họ dùng kháng sinh. Tốt nhất hãy dùng paracetamol hạ sốt, mỗi liều cách nhau tối thiểu 5h, nếu uống thuốc mà vẫn sốt cao, có thể lau người bằng khăn ấm để hạ nhiệt. Bệnh nhân có thể truyền nước, nhưng chỉ được truyền ở các cơ sở y tế vì những biến cố khi truyền không đúng phương pháp rất nguy hiểm. Tốt nhất, bệnh nhân bù dịch sớm bằng đường uống như nước oresol, nước dừa, nước cam, nước chanh, hoặc nước cháo loãng với muối.




Tin liên quan

Đọc thêm

Tăng cường giám sát ổ dịch sốt xuất huyết Tin Y tế

Tăng cường giám sát ổ dịch sốt xuất huyết

TTTĐ - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 12/7 đến 19/7), thành phố Hà Nội ghi nhận 118 trường hợp mắc sốt xuất huyết, bệnh nhân phân bố tại 21 quận, huyện.
Khám, chăm sóc sức khỏe cho hơn 2.000 đối tượng chính sách Tin Y tế

Khám, chăm sóc sức khỏe cho hơn 2.000 đối tượng chính sách

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), Trung tâm Y tế (TTYT) quận Hai Bà Trưng đã tổ chức khám, chăm sóc sức khỏe cho 2740 đối tượng chính sách trên địa bàn quận.
Hưởng ứng Tuần lễ thế giới nuôi con bằng sữa mẹ năm 2024 Tin Y tế

Hưởng ứng Tuần lễ thế giới nuôi con bằng sữa mẹ năm 2024

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành Công văn số 3269/SYT-NVY gửi các đơn vị y tế trong và ngoài công lập trực thuộc về việc triển khai Tuần lễ thế giới nuôi con bằng sữa mẹ năm 2024.
Đảm bảo tốt nhất về công tác y tế Tin Y tế

Đảm bảo tốt nhất về công tác y tế

TTTĐ - Bắt đầu từ 7h sáng 25/7, Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã diễn ra tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), tại Hội trường Thống Nhất (TP HCM) và quê nhà thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong đó, công tác an ninh cũng như công tác y tế tại lễ tang được đảm bảo an toàn, kỹ lưỡng.
Bệnh viện 199 tiên phong trong ứng dụng xét nghiệm mẫu tóc Sức khỏe

Bệnh viện 199 tiên phong trong ứng dụng xét nghiệm mẫu tóc

TTTĐ - Bệnh viện 199 – Bộ Công An vừa tổ chức hội thảo chuyên đề “Tương lai của y học xét nghiệm mẫu tóc và những ứng dụng thực tiễn" đánh dấu một bước tiến mới trong lĩnh vực y tế tại TP Đà Nẵng.
Truy xuất tận cùng nguồn gốc loại rượu gây ngộ độc Chung tay vì an toàn thực phẩm

Truy xuất tận cùng nguồn gốc loại rượu gây ngộ độc

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có văn bản yêu cầu dừng lưu thông ngay và truy xuất tận cùng nguồn gốc của loại rượu ở Thái Nguyên khiến 5 người sử dụng phải nhập Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu.
Hà Nội đảm bảo công tác y tế phục vụ Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Tin Y tế

Hà Nội đảm bảo công tác y tế phục vụ Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 212/KH-SYT về việc bảo đảm công tác y tế và phòng chống dịch phục vụ Lễ tang đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Ngành Y tế sẵn sàng phục vụ Quốc tang Tin Y tế

Ngành Y tế sẵn sàng phục vụ Quốc tang

TTTĐ - Bộ Y tế ban hành Kế hoạch bảo đảm công tác y tế, phòng chống dịch phục vụ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành Dược Việt Nam Tin Y tế

Thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành Dược Việt Nam

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 23/7/2024 thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Hải Phòng: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng Tin Y tế

Hải Phòng: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng

TTTĐ - Theo thông tin từ Sở Y tế Hải Phòng, từ ngày 8-14/7/2024, toàn thành phố ghi nhận 991 ca mắc sốt xuất huyết. So với tuần trước (794 ca bệnh) số ca mắc tăng 28,9%.
Xem thêm