Tag

Cải thiện chất lượng sống, hướng tới phát triển đô thị thông minh

Tin tức 17/12/2021 15:56
aa
TTTĐ - Để thực hiện được mục tiêu phát triển đô thị “thông minh - xanh - bền vững”, Hà Nội phải hướng đến các mục tiêu là thành phố đáng sống; Chất lượng sống đô thị luôn được cải thiện về mọi mặt, hướng tới phục vụ người dân.
Hà Nội đã hình thành cơ bản các thành phần cốt lõi của thành phố thông minh Đô thị sinh thái phía Đông TP HCM tiếp tục là “thỏi nam châm” hút vốn đầu tư Tìm kiếm sáng kiến xây dựng “Đô thị thông minh”

Sáng 17/12, tại Hà Nội, Thành ủy, UBND TP Hà Nội phối hợp với tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Phát triển nhanh và bền vững Thủ đô theo hướng đô thị xanh, thành phố thông minh và hiện đại”.

Tham dự hội thảo có các đồng chí: PGS.TS Đoàn Minh Huấn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Tổng Biên tập tạp chí Cộng sản; TS Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội; Bùi Huyền Mai, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy... cùng nhiều nhà khoa học, nhà quản lý trong lĩnh vực đô thị .

Các đồng chí lãnh đạo Tạp chí Cộng sản, thành phố Hà Nội chủ trì hội thảo
Các đồng chí lãnh đạo Tạp chí Cộng sản, thành phố Hà Nội chủ trì hội thảo

Tại hội thảo, các đại biểu đã nêu ý kiến đánh giá những lợi thế, tiềm năng, kết quả đã đạt được trong phát triển đô thị Hà Nội; Làm rõ các mối quan hệ cơ bản trong quản lý phát triển nhanh, bền vững Thủ đô theo hướng đô thị xanh, thành phố thông minh và hiện đại nhằm giải quyết hài hòa các mối quan hệ trong phát triển bền vững, xây dựng và quản lý đô thị đồng bộ.

Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Hoàng Cao Thắng cho biết, các công trình có xu hướng xanh được xem là những dự án ưu tiên thúc đẩy. Giai đoạn 2015-2020 có 10 công trình xây dựng được cấp chứng chỉ công trình xanh, riêng năm 2019 có 4 công trình. Diện tích cây xanh công cộng đến hết năm 2020 đạt 7,87m2/người. Tỷ lệ đường đô thị sử dụng thiết bị và công nghệ tiết kiệm năng lượng hoặc sử dụng năng lượng tái tạo để chiếu sáng đã tăng từ 6,5% năm 2015 lên 8,1% năm 2019...

Về các nhiệm vụ ưu tiên giai đoạn 2021-2025, ông Hoàng Cao Thắng cho biết, thành phố tiếp tục rà soát, điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, các quy hoạch đô thị và chương trình phát triển đô thị theo hướng tăng trưởng xanh và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh; Thực hiện quản lý phát triển đô thị xanh, với các hành động ưu tiên như hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, ban hành cơ chế, chính sách, đào tạo nguồn nhân lực; Huy động, bố trí các nguồn lực xây dựng đô thị tăng trưởng xanh...

Cải thiện chất lượng sống, hướng tới phát triển đô thị thông minh
Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Hoàng Cao Thắng tham luận tại hội thảo

Tại hội thảo, PGS. TS Lưu Đức Cường, Viện trưởng Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (Bộ Xây dựng) đánh giá, trong những năm qua, công tác quy hoạch và phát triển đô thị của Thủ đô Hà Nội đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Diện mạo Thủ đô có nhiều thay đổi, ngày càng sáng, xanh, sạch đẹp, khang trang, văn minh, hiện đại hơn. Công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đất đai, quản lý đô thị, trật tự, an toàn giao thông, kỷ cương xã hội được tăng cường.

Để Hà Nội thực hiện được mục tiêu phát triển đô thị “thông minh - xanh - bền vững”, mô hình phát triển thành phố thông minh của Hà Nội phải hướng đến các mục tiêu là đô thị đáng sống. Hà Nội trước hết phải là đô thị sống tốt, chất lượng sống đô thị luôn được cải thiện về mọi mặt, hướng tới phục vụ người dân.

Hà Nội là đô thị kết nối (có hệ thống giao thông thuận lợi, thông minh, kết cấu hạ tầng thông tin đô thị được chia sẻ, kết nối trong hệ thống các đô thị bảo đảm thuận lợi cho điều hành quản lý đô thị; Thuận lợi cho sự phát triển các ứng dụng thông minh, thuận lợi cho cộng đồng sử dụng...); Hà Nội là đô thị cạnh tranh (trong đó ưu tiên phát triển kinh tế thông minh, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp).

Hà Nội là đô thị hiện đại và có bản sắc (thể hiện ở việc giải quyết tốt các vấn đề bức xúc của đô thị như giao thông, môi trường, giáo dục, y tế... bằng những công nghệ thông minh, đồng thời cũng có cư dân thông minh, năng động, biết giữ gìn bản sắc văn hóa, lối sống của Thủ đô). Hà Nội là đô thị thích ứng (nâng cao khả năng chống chịu với các tác động của các hoạt phát triển cũng như ô nhiễm môi trường, các cú sốc từ bên ngoài bằng việc cải thiện các điều kiện kết cấu hạ tầng, nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh, khủng hoảng...).

Cải thiện chất lượng sống, hướng tới phát triển đô thị thông minh
Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản Đoàn Minh Huấn phát biểu tại hội thảo

Từ kinh nghiệm xây dựng đô thị thông minh của một số thủ đô các nước Châu Âu, PGS.TS Phạm Minh Anh, trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong cho rằng, Hà Nội cần tập trung quy hoạch và đầu tư xây dựng hạ tầng số đồng bộ, hiện đại, bảo mật cao bảo đảm tạo ra không gian số có mạng lưới chia sẻ thông tin rộng khắp, có khả năng kết nối ở tốc độ cao và tương tác, trải nghiệm liền mạch, đáp ứng nhu cầu quản lý, sản xuất, học tập và cuộc sống.

PGS.TS Phạm Minh Anh nêu, mục tiêu xây dựng đô thị thông minh là của cư dân, do cư dân và vì cư dân Thủ đô. Đô thị thông minh phải có cư dân và nhà quản lý thông minh. Do đó, thành phố cần tập trung xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao nhận thức về lợi ích của đô thị thông minh, nâng cao năng lực ứng dụng và quản lý chính quyền số, kinh tế số, xã hội số dành cho cán bộ lãnh đạo, quản lý cũng như mọi người dân bằng nhiều hình thức khác nhau.

Thành phố cần có chiến lược, kế hoạch xây dựng đô thị thông minh theo từng giai đoạn với mục tiêu rõ ràng, các dự án thực hiện có trọng tâm trọng điểm và tích cực hỗ trợ các nhà đầu tư.

Phát biểu kết thúc hội thảo, PGS.TS Đoàn Minh Huấn, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản điểm lại và đánh giá cao ý kiến tham luận của các nhà quản lý, nhà khoa học... Từ những ý kiến đóng góp tại hội thảo, Hà Nội sẽ đánh giá những lợi thế, tiềm năng, kết quả đã đạt được trong phát triển đô thị Hà Nội; Qua đó làm rõ các mối quan hệ cơ bản trong quản lý phát triển nhanh, bền vững Thủ đô theo hướng đô thị xanh, thành phố thông minh và hiện đại.

Đọc thêm

Hà Nội có thể giảm còn 263 đơn vị hành chính cấp xã Tin tức

Hà Nội có thể giảm còn 263 đơn vị hành chính cấp xã

TTTĐ - Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn. Nếu thực hiện theo tỷ lệ 50% như dự kiến của Trung ương, Hà Nội sẽ giảm từ 526 phường, xã, thị trấn xuống còn 263 đơn vị hành chính cấp xã.
Đoàn công tác TP Hà Nội thăm, làm việc tại Australia Tin tức

Đoàn công tác TP Hà Nội thăm, làm việc tại Australia

TTTĐ - Tiếp tục chương trình công tác từ ngày 31/3 đến ngày 3/4, Đoàn đại biểu thành phố (TP) Hà Nội do đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND TP làm trưởng đoàn đã thăm và làm việc tại Australia.
Hà Nội giao ban sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức bộ máy Tin tức

Hà Nội giao ban sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức bộ máy

TTTĐ - Chiều 3/4, Thường trực Thành ủy - HĐND - UBND TP Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban quý I/2025 với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã về thực hiện Kết luận 127, 128; công tác quản lý đất đai và "số hóa" tài liệu.
Nghiên cứu bố trí trụ sở cho cấp chính quyền cơ sở mới Tin tức

Nghiên cứu bố trí trụ sở cho cấp chính quyền cơ sở mới

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Văn bản số 1221/UBND-KT về việc triển khai thực hiện Kết luận số 127-KL/TƯ ngày 28/2/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh Tin tức

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh

TTTĐ - Ngày 2/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh về thúc đẩy kinh tế.
Đoàn Ủy ban Công tác đại biểu và Đại biểu Quốc hội chuyên trách dâng hương Quốc tổ Hùng Vương Tin tức

Đoàn Ủy ban Công tác đại biểu và Đại biểu Quốc hội chuyên trách dâng hương Quốc tổ Hùng Vương

TTTĐ - Chiều 2/4, bà Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu của Quốc hội, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng, làm Trưởng đoàn Ủy ban Công tác đại biểu và Đại biểu Quốc hội chuyên trách các tỉnh, thành trong cả nước đã đến dâng hương Quốc tổ Hùng Vương, nhân chuyến công tác tại TP Cần Thơ.
Thường trực Ban Bí thư: Thời gian từ nay đến Đại hội XIV không còn nhiều Thời sự

Thường trực Ban Bí thư: Thời gian từ nay đến Đại hội XIV không còn nhiều

Phát biểu tại phiên họp của Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội XIV của Đảng, sáng 2/4, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú - Trưởng Tiểu ban đề nghị, các cơ quan, đơn vị phải bám sát chức năng, nhiệm vụ đã được phân công, thực hiện đúng tiến độ, không bỏ sót nhiệm vụ được giao.
Tư duy đổi mới tạo bước đi đột phá trong cải cách hành chính Tin tức

Tư duy đổi mới tạo bước đi đột phá trong cải cách hành chính

TTTĐ - Hà Nội thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy khóa XVII khi lĩnh vực này được coi là khâu đột phá, đã có nền nếp từ những năm trước. Dù vậy, bằng tư duy khoa học, đổi mới và phong cách hành động, dám nghĩ, dám làm, đến nay, thành phố (TP) đã tạo nên những bước đi đột phá trong cải cách hành chính.
Tạo môi trường thuận lợi cho Thủ đô phát triển Tin tức

Tạo môi trường thuận lợi cho Thủ đô phát triển

TTTĐ - Các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã cần tập trung giải quyết dứt điểm những vấn đề phức tạp về an ninh trật tự ngay từ khi mới phát sinh theo phương châm “4 tại chỗ”; nhất là trong thời gian sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; tạo môi trường thuận lợi cho Thủ đô phát triển...
Phát triển khoa học công nghệ là 'con đường duy nhất để đưa đất nước phát triển' Thời sự

Phát triển khoa học công nghệ là 'con đường duy nhất để đưa đất nước phát triển'

TTTĐ - Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là lựa chọn bắt buộc, là con đường duy nhất để đưa đất nước phát triển và nâng cao đời sống cho nhân dân.
Xem thêm