Tag
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính:

Cần "cơ chế đặc biệt" để gỡ vướng cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Tin tức 15/02/2025 19:00
aa
TTTĐ - Sáng 15/2, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Trước đó, Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự thảo Nghị quyết này.
Hà Nội dẫn đầu chỉ số đổi mới sáng tạo năm 2024 Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc Thủ tướng đề nghị Samsung hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo tại Việt Nam Hơn 65 tỷ đồng thực hiện đề án thành phố đổi mới sáng tạo
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, đất nước muốn phát triển nhanh, bền vững phải dựa trên khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, đất nước muốn phát triển nhanh, bền vững phải dựa trên khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Theo tờ trình của Chính phủ, Nghị quyết được xây dựng và ban hành nhằm kịp thời thể chế hóa Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Theo đó, sẽ có một số cơ chế, chính sách đặc thù, ưu đãi vượt trội.

Thảo luận tại tổ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, đất nước muốn phát triển nhanh, bền vững phải dựa trên khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đây là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu.

Để tháo gỡ vướng mắc về thể chế liên quan, Chính phủ đã chỉ đạo tập trung sửa một loạt các luật như: Luật Ngân sách nhà nước, các luật thuế, Luật Doanh nghiệp, Luật Khoa học và công nghệ…; một số luật có thể trình tại Kỳ họp Quốc hội trong tháng 5 này.

Tuy nhiên, để Nghị quyết 57 đi vào cuộc sống ngay, Chính phủ trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Dự thảo Nghị quyết tập trung tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc đang rất cần thiết để thực hiện Nghị quyết 57 nên cũng chưa bao trùm, toàn diện hết các vấn đề; do đó sau khi ban hành Nghị quyết này cần tiếp tục sửa các luật khác.

Cần
Thủ tướng nêu rõ, cần "cơ chế đặc biệt" cho quản lý, quản trị hoạt động khoa học công nghệ - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Cho rằng phải có các chính sách cụ thể hơn thì mới thực hiện được Nghị quyết 57, mới thực sự là đổi mới, Thủ tướng nhấn mạnh cần nghiên cứu bổ sung các cơ chế, chính sách đặc biệt chứ không chỉ là đặc thù, đặc thù thì ở một cấp khác. Sự đặc biệt này thể hiện ở một số điểm.

Trước hết, Thủ tướng nhắc tới "cơ chế đặc biệt" trong phát triển kết cấu hạ tầng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, bởi hạ tầng của chúng ta đang còn rất yếu. Trong khi nguồn lực cần rất lớn, vì vậy ngoài nguồn lực Nhà nước, phải có cơ chế để huy động nguồn lực hợp tác công tư, từ doanh nghiệp, từ xã hội và người dân.

Thứ hai, cần "cơ chế đặc biệt" cho quản lý, quản trị hoạt động khoa học công nghệ, trong đó có các hình thức: lãnh đạo công và quản trị tư; đầu tư công và quản lý tư; đầu tư tư nhưng sử dụng công.

"Ví dụ trong đầu tư công và quản lý tư, có thể đầu tư cho một hạ tầng khoa học công nghệ của Nhà nước nhưng giao cho tư nhân quản lý. Cơ chế đặc biệt là như thế. Hay lãnh đạo công tức là chúng ta thiết kế chính sách, pháp luật, công cụ giám sát, kiểm tra, còn lại quản trị thì giao cho doanh nghiệp", Thủ tướng phát biểu.

Cần
Thủ tướng nhấn mạnh cần thiết kế "công cụ đặc biệt" để quản lý, phát huy hiệu quả và bảo đảm công khai, minh bạch, không xảy ra vi phạm, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí... - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Thứ ba, Thủ tướng cũng cho rằng cần "cơ chế đặc biệt" cho các nhà khoa học có thể thương mại hóa các công trình khoa học; "cơ chế đặc biệt" trong thủ tục, phân cấp, phân quyền cho tỉnh, thành phố, bộ, ngành; xóa bỏ cơ chế xin-cho, giảm thủ tục hành chính..., quản lý, đánh giá trên cơ sở hiệu quả tổng thể.

Thứ tư, đề cập đến vấn đề miễn trừ trách nhiệm khi xảy ra rủi ro đối với người soạn thảo, xây dựng chính sách nhưng chưa có cơ chế miễn trừ cho người thực hiện, Thủ tướng đánh giá đây là vấn đề khó, vì tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu, nếu không có cơ chế bảo vệ người thực hiện thì sẽ dẫn đến tình trạng sợ trách nhiệm, "chuyển chỗ này, chỗ khác", "không muốn làm vì không được bảo vệ". Do đó, chúng ta cần thiết kế thêm cơ chế miễn trừ trách nhiệm khi xảy ra rủi ro cho cả người tổ chức thực hiện và người thiết kế chính sách.

Thứ năm, Thủ tướng cũng nhắc đến "cơ chế đặc biệt" trong thu hút nguồn nhân lực, không chỉ để thu hút người làm ngoài khu vực Nhà nước vào khu vực Nhà nước, mà còn phát triển doanh nghiệp tư nhân về khoa học công nghệ, thu hút nhân lực nước ngoài vào Việt Nam để góp phần thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Các chính sách sẽ gồm thuế, phí, lệ phí, nhà cửa, chỗ ở, visa và hợp đồng lao động...

Từ các "cơ chế đặc biệt" nêu trên, Thủ tướng cho rằng cần thiết kế "công cụ đặc biệt" để quản lý, phát huy hiệu quả và bảo đảm công khai, minh bạch, không xảy ra vi phạm, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí...

Thủ tướng chia sẻ trong quá trình nghiên cứu khoa học, những đột phá có thể thành công, nhưng cũng có những thất bại, do đó cần chấp nhận rủi ro, độ trễ trong nghiên cứu khoa học. Thủ tướng cho rằng, có thể xem những thất bại hay độ trễ đó như là "học phí" phải trả để có thêm kiến thức, kinh nghiệm, bản lĩnh, trí tuệ, tuy nhiên, cũng phải loại trừ động cơ cá nhân, không vụ lợi mà phải vô tư, trong sáng, vì lợi ích chung của đất nước.

Đọc thêm

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Chủ tịch Quốc hội Lào Thời sự

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Chủ tịch Quốc hội Lào

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, sáng 25-4, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane.
Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Hà Nội Tin tức

Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Hà Nội

TTTĐ - Sở Nội vụ Hà Nội vừa có tờ trình Ban Thường vụ Đảng ủy UBND thành phố và UBND thành phố Hà Nội về việc báo cáo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội.
Giữ nguyên tư cách pháp nhân của các tổ chức chính trị, xã hội Tin tức

Giữ nguyên tư cách pháp nhân của các tổ chức chính trị, xã hội

TTTĐ - Ủy ban MTTQ tỉnh sau hợp nhất có thể có 9 - 10 phòng, ban. Các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng khi sắp xếp được giữ nguyên tư cách pháp nhân.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp với Hội đồng Tư vấn chính sách Tin tức

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp với Hội đồng Tư vấn chính sách

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp với Hội đồng Tư vấn chính sách vừa được thành lập.
Đảng ủy xã, phường sau sắp xếp được lập 3 cơ quan tham mưu Tin tức

Đảng ủy xã, phường sau sắp xếp được lập 3 cơ quan tham mưu

TTTĐ - Theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương, Đảng ủy cấp xã sau sắp xếp được lập 3 cơ quan tham mưu, giúp việc gồm văn phòng, ban xây dựng Đảng và cơ quan ủy ban kiểm tra đảng ủy.
Tự hào, biết ơn những đóng góp, hy sinh cho hòa bình Tổ quốc Tin tức

Tự hào, biết ơn những đóng góp, hy sinh cho hòa bình Tổ quốc

TTTĐ - Đảng bộ và Nhân dân Hà Nội tự hào và biết ơn các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, cựu Công an Nhân dân đối với nền hòa bình, độc lập, tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của Nhân dân. Những đóng góp của các bác, các đồng chí là tài sản quý báu của Thủ đô và đất nước.
Dự thảo văn kiện phải xuyên suốt tư duy đổi mới của Đảng, mang tính hành động, khả thi, bám sát thực tiễn Tin tức

Dự thảo văn kiện phải xuyên suốt tư duy đổi mới của Đảng, mang tính hành động, khả thi, bám sát thực tiễn

Chiều 23/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Tổ trưởng Tổ chỉ đạo số 3 của Đảng bộ Chính phủ nhiệm kỳ 2025-2030 chủ trì hội nghị triển khai công tác chỉ đạo đại hội của 6 Đảng bộ, gồm: Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Tổng công ty Lương thực miền Bắc, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam.
Lập tổ công tác tiếp công dân phục vụ đại hội Đảng các cấp Tin tức

Lập tổ công tác tiếp công dân phục vụ đại hội Đảng các cấp

TTTĐ - Ngày 23/4, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2170/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ công tác thường trực tiếp công dân phục vụ Đại hội Đảng các cấp, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031 tại trụ sở Tiếp công dân thành phố Hà Nội.
Cử tri Gia Lâm đồng thuận cao với phương án sắp xếp đơn vị hành chính Thời sự

Cử tri Gia Lâm đồng thuận cao với phương án sắp xếp đơn vị hành chính

TTTĐ - Với tinh thần chỉ đạo quyết liệt của huyện và sự đồng thuận cao của cán bộ, đảng viên, Nhân dân, huyện Gia Lâm đã hoàn thành đúng tiến độ việc lấy ý kiến đại diện hộ đối với các nội dung phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Gia Lâm do UBND thành phố Hà Nội xây dựng với tỷ lệ 98,32%.
Cử tri bức xúc vì sữa giả, thuốc giả, quảng cáo sai sự thật Tin tức

Cử tri bức xúc vì sữa giả, thuốc giả, quảng cáo sai sự thật

TTTĐ - Cử tri và Nhân dân ủng hộ cao chủ trương miễn học phí cho học sinh, song còn lo lắng và bức xúc về sữa giả, thuốc giả, thực phẩm kém chất lượng.
Xem thêm