Hơn 65 tỷ đồng thực hiện đề án thành phố đổi mới sáng tạo
![]() |
Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đà Nẵng hằng năm trở thành thương hiệu của thành phố |
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh vừa ban hành văn bản số 154/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án “Đà Nẵng - Thành phố đổi mới sáng tạo”.
Theo đó, Đà Nẵng đặt mục tiêu đến năm 2030, nâng cấp hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của thành phố lên tầm quốc tế tương đương với một số hệ sinh thái dổi mới sáng tạo lớn trong khu vực Đông Nam Á; đẩy mạnh thu hút, phát triển mạng lưới chuyên gia khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đặc biệt là các lĩnh vực tiềm năng, thế mạnh, mũi nhọn của thành phố; tăng 2 lần số chuyên gia tư vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo so với năm 2025.
![]() |
TP Đà Nẵng luôn khuyến khích và hỗ trợ các sinh viên đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố tham gia cuộc thi nghiên cứu khoa học |
Cụ thể, TP hỗ trợ tăng gấp đôi số lượng doanh nghiệp hoàn thành dự án đầu tư nâng cấp, áp dụng công nghệ mới (nhất là công nghệ của CMCN 4.0) và số lượng doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo (cải tiến sản phẩm, quy trình sản xuất, quy trình quản trị) so với năm 2025.
Bên cạnh đó, TP khuyến khích thành lập các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo; thu hút thêm được 3 - 5 quỹ đầu tư mạo hiểm đặt văn phòng đại diện tại Đà Nẵng; khuyến khích trên 90% cán bộ, giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng giảng dạy khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo có nhu cầu đào tạo, huấn luyện được tham gia đào tạo, huấn luyện ít nhất 1 lượt.
Ngoài ra, TP Đà Nẵng khuyến khích trên 50% sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng tại các trường trên địa bàn tham gia đào tạo về khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo; 100% các dự án khởi nghiệp có cơ hội được đào tạo trong các khóa học về khởi nghiệp sáng tạo; từng bước đưa giáo dục khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo đến các trường trung học phổ thông.
![]() |
Nhiều sản phẩm khởi nghiệp của đoàn viên, thanh niên đạt tiêu chuẩn OCOP 2 sao, 3 sao |
![]() |
Đoàn viên, thanh niên học bán sản phẩm khởi nghiệp trên các nền tảng số |
Cùng với đó, Đà Nẵng hình thành nền kinh tế số đáp ứng dịch vụ tốt nhất cho các hoạt động kinh tế, đổi mới sáng tạo của thành phố; ít nhất 10 sản phẩm số được ứng dụng cho phát triển kinh tế địa phương; hình thành các trung tâm, mạng lưới thúc đẩy chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh gắn với mục tiêu Netzero.
Trên 90% sản phẩm tham gia chương trình OCOP; sản phẩm của doanh nghiệp khoa học và công nghệ; sản phẩm thương mại mang tính đặc trưng; sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; sản phẩm nông nghiệp của các hợp tác xã, làng nghề được hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, mã số, mã vạch...
Đồng thời, TP hình thành trung tâm khoa học dữ liệu cấp quốc gia, trung tâm huấn luyện, thử nghiệm và sản xuất trí tuệ nhân tạo (AI) cấp quốc gia, trung tâm tính toán hiệu suất cao ứng dụng siêu máy tính hoặc máy tính lượng tử; cung cấp trên 70% sản phẩm AI phục vụ cho các cơ quan Nhà nước trên địa bàn thành phố.
Các lĩnh vực ưu tiên tập trung khuyến khích thúc đẩy đổi mới sáng tạo gồm: Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT); công nghiệp công nghệ cao, công nghệ xanh; công nghệ sinh học và y tế, kinh tế tuần hoàn, kinh tế biển và dịch vụ logistics; du lịch thông minh; công nghiệp sáng tạo.
Tổng kinh phí thực hiện đề án hơn 65 tỷ đồng, UBND TP Đà Nẵng giao Sở Khoa học và Công nghệ thành phố là cơ quan chủ trì thực hiện.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam: "Vườn ươm" những ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên

Hà Nội - điểm đến dẫn đầu đổi mới sáng tạo

Triển khai nhiều mô hình sáng tạo trong hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp

Dự án gây ấn tượng tại chung kết cuộc thi đổi mới sáng tạo ngành Công nghệ thực phẩm

Nữ CEO 8X tận tâm, đổi mới trong “kỷ nguyên vươn mình”

Ươm mầm tài năng trẻ ngành Công nghệ thực phẩm Việt Nam

“Đòn bẩy” hướng tới mục tiêu phát triển công nghệ cao

Để Hải Phòng xứng tầm trung tâm vùng gắn kết quốc tế

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ Khai mạc Techfest Việt Nam 2024
