Tag

Cần nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai tại các cấp, ngành, địa phương

Môi trường 24/03/2022 14:00
aa
TTTĐ - Những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và tác động của phát triển thiếu bền vững về kinh tế - xã hội, thiên tai trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng có xu thế diễn biến ngày càng bất thường, cực đoan, nhất là bão, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất,... gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển bền vững của đất nước.
Chung sức, chủ động phòng chống thách thức kép Thiên tai gây ra trong năm 2021 đã giảm kỷ lục so với năm trước Cưỡng chế vi phạm lĩnh vực phòng chống thiên tai và khai thác công trình thủy lợi, đê điều Các tỉnh, thành phố chủ động ứng phó với thiên tai Hà Nội sẵn sàng triển khai phương án bảo đảm an toàn từng hồ chứa

Để thực hiện đồng bộ các giải pháp, huy động hiệu quả các nguồn lực trong công tác phòng, chống thiên tai, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, trên cơ sở các nội dung, định hướng được quy định tại Luật Phòng, chống thiên tai, Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 17/3/2021), Tổng cục Phòng, chống thiên tai đã tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ banh hành Kế hoạch phòng, chống thiên tai quốc gia đến năm 2025 tại Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 (Kế hoạch).

Cần nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai tại các cấp, ngành, địa phương
Những năm gần đây, thiên tai ở Việt Nam có xu thế diễn biến ngày càng bất thường, cực đoan, nhất là bão, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất

Cùng với mục tiêu chung, Kế hoạch đã xác định 4 mục tiêu cụ thể, bao gồm: Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về phòng, chống thiên tai và liên quan đến công tác phòng, chống thiên tai; Nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai, nhất là một số loại hình thiên tai chủ yếu thường xảy ra trong thời gian gần đây và có khả năng xảy ra trong thời gian tới như áp thấp nhiệt đới, bão, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, bờ biển, hạn hán, xâm nhập mặn;

Thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư, thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống thiên tai gắn với kế hoạch phát triển của các ngành, địa phương và phát triển kinh tế xã hội, phát huy hiệu quả đầu tư; Từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng bộ với phát triển cơ sở hạ tầng khác, gắn với xây dựng nông thôn mới.

Trên cơ sở các mục tiêu nêu trên, Kế hoạch đã xác định các nội dung và biện pháp thực hiện, cụ thể là hoàn thiện pháp luật, cơ chế chính chính sách về phòng, chống thiên tai; Thông tin truyền thông, phổ biến pháp luật, kỹ năng, nâng cao nhận thức về phòng, chống thiên tai; Nâng cao năng lực cho lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai; Nâng cao năng lực, chất lượng công tác dự báo, cảnh báo thiên tai;

Cùng với đó là điều tra cơ bản về phòng, chống thiên tai; xây dựng quy hoạch, kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai; Khoa học công nghệ; Hợp tác quốc tế; Đầu tư cơ sở hạ tầng phòng, chống thiên tai. Đồng thời, xác định cụ thể 5 nhóm giải pháp phi công trình với 51 nhiệm vụ/chương trình/đề án/dự án và 6 nhóm giải pháp công trình với 20 dự án làm cơ sở để thực hiện.

Cần nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai tại các cấp, ngành, địa phương
Thiên tai gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển bền vững của đất nước

Kế hoạch cũng xác định cụ thể các nội dung phòng, chống thiên tai cần lồng ghép vào quy hoạch, kế hoạch phát ngành, phát triển triển kinh tế - xã hội của các địa phương, đồng thời xác định tiến độ đến năm 2025 và nguồn vốn để thực hiện (ngân sách nhà nước, quỹ phòng chống thiên tai và nguồn vốn xã hội hóa).

Đặc biệt, trong Kế hoạch phòng, chống thiên tai quốc gia, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phân công cụ thể cho các bộ, ngành và các địa phương trên cả nước thực hiện đầy đủ các nội dung của Kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao.

Với chức năng là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về phòng, chống thiên tai, Tổng cục Phòng, chống thiên tai sẽ tiếp tục tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức triển khai thực hiện các nội dung liên quan, đồng thời tham mưu cho Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai chỉ đạo, đôn đốc các bộ, ngành và các địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện; Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức điều phối các hoạt động có tính chất liên ngành, liên vùng.

Đọc thêm

Hà Nội mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to Môi trường

Hà Nội mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 2/7 đến sáng 4/7, khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 40-80 mm, cục bộ có nơi trên 150mm. Khu vực đồng bằng Bắc Bộ có mưa rào, dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, cục bộ có nơi trên 80mm.
Đẩy mạnh công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố trong mùa mưa bão Môi trường

Đẩy mạnh công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố trong mùa mưa bão

TTTĐ - Ngày 2/7, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) ngành TT&TT năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024.
Tháng 7/2024, có khả năng xuất hiện 1 đến 2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới Môi trường

Tháng 7/2024, có khả năng xuất hiện 1 đến 2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong tháng 7/2024, khả năng xuất hiện 1-2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới và có thể ảnh hưởng đến khu vực đất liền.
Quỳ Hợp (Nghệ An): Điều tra nguyên nhân cá chết bất thường trên suối Bắc Môi trường

Quỳ Hợp (Nghệ An): Điều tra nguyên nhân cá chết bất thường trên suối Bắc

TTTĐ - Sáng 2/7, cơ quan chức năng huyện Quỳ Hợp (tỉnh Nghệ An) cho biết, trên đoạn suối Bắc chảy qua địa bàn xã Châu Thành đang xuất hiện tình trạng cá chết trôi dạt vào hai bên bờ. UBND huyện Quỳ Hợp đã thành lập đoàn kiểm tra cùng các cơ quan chức năng khẩn trương vào cuộc xác định rõ nguyên nhân.
Bắc Bộ ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa to Môi trường

Bắc Bộ ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa to

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 2/7, nhiều khu vực ngày nắng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ trên 38 độ C; chiều tối và đêm có mưa dông, đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Nhiều khu vực nắng nóng, nhiệt độ có nơi trên 38 độ C Môi trường

Nhiều khu vực nắng nóng, nhiệt độ có nơi trên 38 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, nhiều khu vực ngày nắng nóng với nhiệt độ có nơi trên 38 độ C; chiều tối và đêm có mưa rào và dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Bắc Bộ chiều tối và đêm có mưa dông, ngày nắng nóng Môi trường

Bắc Bộ chiều tối và đêm có mưa dông, ngày nắng nóng

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, nắng nóng ở Trung Bộ có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới.
Quảng Ngãi: Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển Môi trường

Quảng Ngãi: Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển

TTTĐ - Chiều 29/6, tại thành phố Quảng Ngãi, báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” với sự tham dự của đông đảo đại biểu, các ban ngành liên quan và bà con ngư dân trên địa bàn tỉnh.
Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất 38 độ C Môi trường

Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất 38 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 30/6 và 1/7, Bắc Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 55-60%.
Bắc Bộ nắng nóng, Trung Bộ nắng nóng gay gắt Môi trường

Bắc Bộ nắng nóng, Trung Bộ nắng nóng gay gắt

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/6, khu vực Hòa Bình, trung du và đồng bằng Bắc Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 55-60%.
Xem thêm