Cần nâng cao vai trò của Chủ tịch UBND cấp huyện trong việc quản lý đê điều
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp phát biểu tại Hội nghị trực tuyến Chủ tịch UBND cấp huyện các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt năm 2020
Bài liên quan
Phát huy vai trò của Chủ tịch huyện trong phòng chống thiên tai
Xây dựng kế hoạch truyền thông phù hợp về phòng chống thiên tai
Xây dựng cộng đồng an toàn, chủ động phòng chống thiên tai
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kết luận về công tác phòng chống thiên tai năm 2020
Nỗ lực tạo dựng một xã hội thực sự an toàn trước thiên tai
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng biểu dương lực lượng phòng chống thiên tai
Phòng chống thiên tai chủ động, hiệu quả từ lực lượng xung kích cơ sở
Tại đầu cầu Trung ương có sự tham dự của Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai Trần Quang Hoài, Phó trưởng ban Ban chỉ đạo trung ương về Phòng chống thiên tai cùng đại diện một số Bộ ngành, đơn vị liên quan. Các đầu cầu tại địa phương được kết nối trực tuyến với 21 điểm tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và 167 đầu cầu UBND cấp huyện của 21 tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt.
Báo cáo của Tổng cục Phòng chống Thiên tai cho thấy: Từ đầu năm 2020 đến nay, tại nước ta, thiên tai tiếp tục diễn biến bất thường, đã xảy ra 186 trận dông, lốc, mưa lớn trên 40 tỉnh/ thành phố; 2 trận lũ quét, sạt lở đất; hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng tại đồng bằng sông Cửu Long, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đê biển tại đồng bằng sông Cửu Long...
Toàn cảnh Hội nghị trực tuyến Chủ tịch UBND cấp huyện các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt năm 2020 |
Tính đến ngày 23/6/2020, thiên tai đã làm 49 người chết, mất tích, trên 61.726 nhà bị sập đổ, hư hại, tốc mái; trên 108.458ha lúa và hoa màu bị ảnh hưởng. Tổng thiệt hại về kinh tế gần 3.380 tỷ đồng (trong đó do dông lốc, mưa đá khoảng 879 tỷ đồng; do hạn hán, xâm nhập mặn khoảng 2.500 tỷ đồng).
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ nay đến cuối năm 2020 xuất hiện khoảng 11-13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực biển Đông. Trong đó 5-6 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền, tập trung nhiều trong những tháng nửa cuối năm 2020.
Do lượng mưa năm 2019 thiếu hụt, mực nước tại hồ Sơn La đã xuống thấp nhất từ khi xây dựng (năm 2005), theo quy luật thì sau hạn hán là mưa lũ lớn, do vậy cần sẵn sàng phương án chỉ đạo, điều hành ứng phó với thiên tai cực đoan, bất thường.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai, Phó Chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai Vũ Xuân Thành báo cáo công tác phòng chống thiên tai và quản lý đê điều của Chủ tịc UBND cấp huyện |
Tuy nhiên, hiện nay, trên hệ thống đê từ cấp III đến cấp đặc biệt còn tồn tại 230 trọng điểm xung yếu; 399km đê còn thiếu cao trình; 683km đê mặt cắt nhỏ hẹp; 459 cống cũ, hư hỏng; 158km kè hư hỏng, xung yếu. Cùng với đó, tình hình vi phạm pháp luật về đê điều vẫn diễn biến hết sức phức tạp, việc ngăn chặn, xử lý còn hạn chế do nhận thức của một bộ phận người dân và chính quyền địa phương một số nơi đối với công tác quản lý, bảo vệ đê điều còn hạn chế. Tổng số vi phạm từ năm 2011 đến hết tháng 5/2020 là trên 10.600 vụ, đã xử lý được trên 3.200 vụ...
Để thực hiện tốt công tác an toàn cho hệ thống đê điều trong mùa mưa, bão, lũ, UBND cấp huyện cần kiện toàn Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện; Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng cao năng lực cho bộ phận tham mưu, triển khai thực hiện tốt các chỉ đạo của Trung ương và địa phương về công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Bên cạnh đó, các địa phương cần tập trung công tác phòng ngừa thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”, phù hợp với thực tiễn của địa phương; Tiếp tục nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng gắn với phát triển nông thôn mới bền vững; Đẩy mạnh thu quỹ và sử dụng hiệu quả quỹ phòng chống thiên tai tại địa phương.
Vụ trưởng Vụ Quản lý đê điều, Tổng cục Phòng chống thiên tai Phạm Đức Luận Phổ biến, quán triệt Chỉ thị 42/-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống thiên tai |
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết: Trên thế giới, bình quân 1 năm thiên tai gây thiệt hại 300 tỷ USD, cướp đi sinh mạng hàng chục nghìn người. Tại Việt Nam, bình quân 5 năm qua thiên tai gây thiệt hại 1,5% GDP/năm, gần 300 người thiệt mạng. Năm 2019 dù thiên tai có giảm so với năm 2018 nhưng điều kiện thời tiết cực đoan, bất thường hiện nay khó có thể lường trước được vấn đề gì sẽ diễn ra.
Những năm gần đây, các hình thái thiên tai liên quan trực tiếp đến Việt Nam, trong đó có bão lũ, hạn hán, xâm nhập mặn ngày càng khốc liệt. Với 21 tỉnh, thành phố có đê lâu chưa chứng kiến lũ lớn nhưng mưa lớn gây sạt lở đã xảy ra ở các điểm, địa phương cụ thể.
“Hệ thống đê điều hiện nay có 9.018km đê từ cấp 3 trở lên. Trong đó đê điều cấp đặc biệt do địa phương quản lý là khoảng 2.000km. Hiện nay, toàn quốc có 230 điểm nguy cơ uy hiếp an toàn đê điều bất cứ lúc nào”, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nói.
GIám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia Mai Văn Khiêm nhận định cu thế thời tiết, thên tai và diễn biến bão lũ năm 2020 |
Nói về vai trò của Chủ tịch UBND các huyện đối với việc quản lý đê cấp III đến đê cấp đặc biệt trên địa bàn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp đánh giá cao vai trò của Chủ tịch UBND các huyện đối với việc quản lý đê cấp III đến đê cấp đặc biệt trên địa bàn. Đồng chí nhấn mạnh, theo quy định, người đứng đầu UBND cấp huyện có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn trong lĩnh vực phòng chống thiên tai với các nhiệm vụ đã được nêu rõ.
Thời gian tới, Chủ tịch UBND cấp huyện cần tiếp tục tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo thực hiện tốt Chỉ thị 42 của Ban Bí thư Trung ương “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai”. Các địa phương cần có sự đầu tư và chăm lo cho lực lượng làm nhiệm vụ phòng chống thiên tai tại cơ sở; Xây dựng lực lượng xung kích hộ đê, quản lý đê nhân dân; Có giải pháp chỉ đạo cụ thể triển khai Đề án về nâng cao nhận thức cộng đồng trong phòng chống thiên tai…