Tag

Cần sớm có tài liệu hướng dẫn giảng dạy nội dung giáo dục địa phương phù hợp

Giáo dục 10/03/2023 16:50
aa
TTTĐ - Đó là kiến nghị của đại diện trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành (Đại học Sư phạm Hà Nội) đến Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong buổi làm việc sáng 10/3 tại trường.
Hà Nội biên soạn và thực hiện nội dung giáo dục địa phương Học sinh Hà Nội hào hứng với tiết dạy thực nghiệm Giáo dục địa phương

Theo đó, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Nguyễn Thị Mai Hoa làm Trưởng đoàn đã làm việc với trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành (Đại học Sư phạm Hà Nội) về việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết 51/QH17/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Cần sớm có tài liệu hướng dẫn giảng dạy nội dung giáo dục địa phương phù hợp
Đoàn giám sát làm việc với Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành (Đại học Sư phạm Hà Nội)

Báo cáo với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại diện Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành đã chỉ ra một số khó khăn khi đáp ứng yêu cầu chương trình, sách giáo khoa mới; Trong đó việc chưa có tài liệu giáo dục địa phương lớp 7, 10 khiến xây dựng và tổ chức triển khai giảng dạy còn hạn chế.

Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành là trường thực hành sư phạm, đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Trong năm học 2021 - 2022 và học kỳ I năm học 2022 - 2023, nhà trường đã triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với học sinh lớp 6, 7, 10.

Nhà trường đã bám sát các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp quản lý trong việc tổ chức thực hiện đổi mới chương trình và đọc, chọn, sử dụng sách giáo khoa mới. Chủ động tiếp cận chương trình, xây dựng kế hoạch từng năm học để tổ chức thực hiện tốt nhất cho cán bộ, giáo viên và học sinh...

Cần sớm có tài liệu hướng dẫn giảng dạy nội dung giáo dục địa phương phù hợp
Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành đang triển khai dạy nội dung giáo dục địa phương dựa trên các tài liệu được xây dựng trước đây và nguồn tài liệu do giáo viên tự xây dựng

Thực tiễn từ cơ sở cho thấy việc tổ chức dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cần giảm sĩ số học sinh/lớp và tăng diện tích lớp học để dễ tổ chức các hoạt động học cho học sinh. Tuy nhiên, không gian của nhà trường rất hạn hẹp, thiếu phòng học, phòng chức năng, sĩ số học sinh/lớp còn đông khi nhu cầu vào học tại trường ngày càng tăng. Cơ sở vật chất đáp ứng việc tổ chức hoạt động học và sinh hoạt chuyên môn của giáo viên cũng khó khăn.

Mặc dù có lợi thế về đội ngũ chất lượng cao nhưng nội dung giáo dục địa phương chưa có tài liệu cho khối lớp 7, 10 nên việc tự xây dựng và tổ chức triển khai còn hạn chế. Nhà trường đang triển khai dạy nội dung giáo dục địa phương dựa trên các tài liệu được xây dựng trước đây và nguồn tài liệu do giáo viên tự xây dựng.

Một số môn học mới như hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, nội dung giáo dục địa phương, giáo viên hầu hết kiêm nhiệm. Hiện tại, nhà trường vẫn đang sử dụng giáo viên các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học để dạy các chủ đề của môn khoa học tự nhiên, giáo viên chủ nhiệm đảm nhận chủ yếu hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp, giáo viên các môn khác nhau đảm nhận các chủ đề của nội dung giáo dục địa phương.

Cần sớm có tài liệu hướng dẫn giảng dạy nội dung giáo dục địa phương phù hợp
Đoàn giám sát tham quan cơ sở vật chất của nhà trường

Việc xây dựng tổ hợp các môn học cũng chưa đáp ứng được hết nhu cầu đa dạng của học sinh và phụ huynh. Bên cạnh đó, việc chuyển học sinh từ tổ hợp này sang tổ hợp kia rất khó khăn vì học sinh phải học bù các môn học chưa có trong tổ hợp đã học trước đó.

Chương trình chưa tinh giản nhiều so với chương trình cũ nên học sinh đại trà học vẫn vất vả. Lớp 10 học sinh được học theo tổ hợp môn nên khi học sinh chuyển trường, chuyển tổ hợp của khối THPT gặp khó khăn...

Đại diện trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành kiến nghị cần sớm có tài liệu hướng dẫn giảng dạy nội dung giáo dục địa phương phù hợp, đáp ứng tốt mục tiêu môn học; Có hướng dẫn và chỉ đạo hiệu quả việc học sinh chuyển trường, chuyển tổ hợp của khối THPT. Đồng thời, được hỗ trợ, đầu tư về cơ sở vật chất để đáp ứng yêu cầu giảng dạy trong bối cảnh mới.

Thay mặt Đoàn giám sát, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Nguyễn Thị Mai Hoa ghi nhận những nỗ lực và thành quả của Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành trong việc xây dựng "địa chỉ đỏ" trong bản đồ giáo dục và đào tạo Hà Nội. Thực tế từ cơ sở cho thấy cách nhìn, cách tiếp cận hiệu quả, thể hiện sự tin tưởng vào con đường đổi mới giáo dục, mặc dù trong lộ trình thực hiện mục tiêu đó vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc.

Ý kiến, kiến nghị của nhà trường sẽ được Đoàn giám sát tổng hợp, nghiên cứu, từ đó góp tiếng nói, đề xuất thiết thực nhằm giải quyết những tồn tại, hạn chế bằng cơ chế chính sách thật sự phù hợp, căn cơ, thúc đẩy việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới đạt kết quả tốt nhất.

Đọc thêm

Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng Giáo dục

Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng

TTTĐ - Ứng dụng AI để tổ chức các hoạt động giáo dục, kết hợp sức mạnh của công nghệ với tư duy và tâm huyết của giáo viên để tạo ra một môi trường học tập đa dạng, sáng tạo để dạy học sinh về nghề truyền thống… đó là những việc làm tiêu biểu của các nhà giáo Thủ đô tâm huyết, sáng tạo trong thời gian vừa qua.
Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức nhiều cuộc thi và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút giáo viên và học sinh tham gia.
Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô Giáo dục

Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô

TTTĐ - Nhắc đến Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, mọi người sẽ nhớ ngay đến một ngôi trường hàng đầu của Thủ đô và cả nước về giáo dục mũi nhọn với hàng trăm lượt học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi olympic quốc tế.
Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Xem thêm