Tag

Cần triển khai đồng bộ, xuyên suốt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19

Xã hội 27/08/2021 19:19
aa
TTTĐ - Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp, một số chuyên gia đã có ý kiến đóng góp các giải pháp, cần triển khai đồng bộ, xuyên suốt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.
Tăng cường giám sát di biến động lái xe, phụ xe từ các vùng dịch về Hà Nội Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, giám sát của Quốc hội phải linh hoạt

Kiểm soát di chuyển đảm bảo giãn cách triệt để

Theo một số chuyên gia, để đảm bảo đạt được mục tiêu giãn cách, thì phải có phương án, mục tiêu cụ thể cho từng công tác chống dịch về các phương diện khám chữa bệnh, mục xét nghiệm, tiêm chủng, nhân lực và trang thiết bị y tế, an ninh trật tự, an sinh xã hội, thông tin truyền thông, kinh phí hậu cần.

Từ các mục tiêu đó, chúng ta phải nêu rõ được các điều kiện, nhu cầu, kế hoạch để hoàn thành các mục tiêu và cho triển khai đồng bộ, thống nhất đảm bảo hiệu quả cao nhất tại các khâu chống dịch.

Theo các chuyên gia, cần hạn chế tối đã các đối tượng được phép di chuyển, phấn đấu giảm lưu lượng giao thông trên 95%; quy định rõ các đối tượng được phép di chuyển trong địa bàn phường, địa bàn quận, địa bàn liên quận để hạn chế người dân ra ngoài ngay tại địa bàn cơ sở.

Tổ chức các kiểm soát theo 4 lớp: Tổ dân phố; phường; quận và tỉnh, thành phố để phân lớp, kiểm soát, hạn chế người dân tham gia giao thông ngay từ địa bàn. Chốt quan trọng nhất chốt kiểm soát tại tổ dân phố để hạn chế người dân không ra khỏi địa bàn, đồng thời phối hợp tuần tra nhắc nhở hạn chế người dân ra ngoài và cung ứng nhu yếu phẩm cho người dân khi cần thiết.

Kiên quyết, kiên trì xử lý người dân đi ra ngoài không đúng quy định theo phương trâm thuyết phục để người dân hiểu, tự nguyện phối hợp. Trường hợp có hành vi chống đối thì xử lý, xử phạt cứng rắn, không có ngoại lệ để tạo ý thức trong cộng đồng.

Cũng theo các chuyên gia, để công tác phòng chống dịch có hiệu quả, cần phân rõ nhiệm vụ cho từng lực lượng tham gia chống dịch.

Cụ thể, lực lượng công an chủ trì, phối hợp với quân đội, y tế, dân phòng, dân quân tự vệ, các tổ Covid-19 tổ chức duy trì hoạt động tại các chốt kiểm soát; chịu trách nhiệm bảo vệ an ninh trật tự, kiểm soát vòng ngoài tại các khu vực tiêm chủng, khu vực xét nghiệm, khu vực khám chữa bệnh; tổ chức các đội tuần tra lưu động để xử lý những tình huống phát sinh đảm bảo an ninh trật tự, hỗ trợ người dân trong các trường hợp khẩn cấp.

Cần triển khai đồng bộ, xuyên suốt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19
Công tác kiểm soát chặt chẽ người ra đường

Đồng thời, lực lượng công an cũng chịu trách nhiệm theo dõi quản lý nghiêm các đối tượng nghiện hút, trộm cắp, có tiền án, tiền sự trên địa bàn để thực hiện quản lý tập trung, tổ chức xét nghiệm, tiêm vắc xin cho các đối tượng này qua đó đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ an toàn tài sản, sức khỏe cho Nhân dân và cả những đối tượng được quản lý.

Trong khi đó, lực lượng quân đội chịu trách nhiệm bố trí lực lượng hỗ trợ công an tham gia các chốt kiểm soát đảm bảo an ninh trật tự; tham gia cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ người dân trong thời gian giãn cách.

Trong quá trình thực hiện, cần xem xét những nhu yếu phẩm khác mà người dân thực sự cần trong quá trình giãn cách để có phương án bổ sung cấp phát kịp thời tạo điều kiện cho nhân dân yên tâm chống dịch (như gas, nước, thuốc men điều trị các bệnh thông thường, bệnh mãn tính... cần lưu tâm)

Bên cạnh đó, lực lượng quân đội cũng có thể bố trí nhân sự tham gia các tổ xét nghiệm sàng lọc, tiêm chủng cho mọi người dân đang sinh sống trên trên địa bàn thành phố; tổ chức các đội quân y thực hiện khám chữa bệnh cho người dân tại nhà hoặc đưa người bệnh đi cấp cứu.

Cùng với đó, lực lượng quân đội cũng có trách nhiệm tổ chức việc an táng cho người bệnh tử vong theo phương án nâng cao công suất các lò hỏa táng, tận dụng nghĩa trang thanh phố, chuẩn bị xây dựng các nghĩa trang mới (nếu cần thiết cho phép sử dụng các quy đất thành phố đã quy hoạch nghĩa trang, quỹ đất sử dụng mục đích an ninh quốc phòng).

Cùng với đó, lực lượng quân đội cũng có thể tổ chức lập hồ sơ định ranh người bệnh tử vong đảm bảo cho việc bàn giao hài cốt, mộ phần cho người nhà bệnh nhân; thông báo cho người nhà bệnh nhân về thông tin bệnh nhân tử vong để người dân yên tâm phần nào và chuyển thông tin đến chính quyền địa phương để tổ chức động viên, thăm hỏi làm vơi bớt nỗi đau, mất mát của người dân.

Cần triển khai đồng bộ, xuyên suốt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19
Lực lượng quân đội cũng có vai trò rất quan trọng trong phòng chống dịch

Đối với lực lượng y tế phải tổ chức điều trị các bệnh nhân nặng tại các bệnh viện dã chiến, bệnh viện tuyến đầu chống dịch để giảm tỷ tử vong tối đa có thể; đồng loạt ra quân, tổ chức xét nghiệm trên diện rộng theo thứ tự ưu tiên các vùng đỏ, vùng vàng, vùng xanh trong thời gian sớm nhất (ưu tiên nhanh với vùng xanh, xét nghiệp PCR mẫu gộp với vùng vàng).

Đồng thời, lực lượng y tế tổ chức tiêm chủng nhưng phải đảm bảo an toàn, giãn cách, công bằng không có lựa chọn loại vắc xin; làm địa bàn nào gọn địa bàn đó; phấn đấu sớm tiêm mũi hai để đảm bảo thời gian sinh kháng thể; không chạy theo chỉ tiêu, thành tích mà lơ là giãn cách khi tiêm chủng gây nguy cơ phát sinh ổ dịch mới. Lưu ý phải rà soát và tiêm chủng đầy đủ cho các lực lượng tuyến đầu chống dịch, đối với các y bác sỹ, nhân viên y tế trực tiếp trăm sóc các bệnh nhân F0 thì tổ chức tiêm mũi tăng cường khi đủ điều kiện.

Ngoài ra, lực lượng y tế cũng cần rà soát số lượng y bác sỹ, nhân viên y tế đang chống dịch, xác định số lượng người có thể tăng cường, xác định thời gian tối đa nhân sự có thể phục vụ để có phương án bố trí thời gian nghỉ, luân phiên hợp lý đảm bảo sức khỏe cho lực lượng y tế tuyến đầu chống dịch.

Lực lượng y tế cũng phải đưa ra hướng dẫn phác đồ điều trị, cấp phát thuốc điều trị cho các F0 điều trị tại nhà; đối với những địa bàn có nhiều F0 điều trị tại nhà thì tổ chức mô hình bệnh viện dã chiến tại địa bàn (coi nhà dân là phòng bệnh, trưng dụng trụ sở cơ quan Nhà nước là bệnh viện dã chiến để bố trí cán bộ y tế, trang thiết bị vật tư phục vụ điều trị bệnh nhân ngay tại cơ sở).

Cùng với đó, lực lượng y tế cũng cần tổ chức các trạm cấp oxy lưu động đến từng quận, huyện phục vụ người dân khi có yêu cầu. Hiện nay, mô hình các trạm sản xuất oxi lưu động, được gói gọn trong thùng container có khả năng sản xuất 20m3/h đang được các doanh nghiệp sản xuất trong nước có thể phục vụ cho hàng nghìn bệnh nhân. Nếu tổ chức cấp phát đầy đủ cho mỗi quận, huyện một hệ thống thì không sợ thiếu oxi cho bệnh nhân.

Huy động các cơ sở y tế tư nhân tham gia chống dịch trên tình thần tự nguyện, trường hợp cần thiết thì đề nghị triển khai phương án trưng dụng trang thiết bị y tế tư nhân và có trả phí theo định mức hoặc cho phép y tế tư nhân được phép điều trị trả phí (có định mức cụ thể) vì sức khỏe con người là quan trọng nhất. Trường hợp này, cần thiết trực tiếp xin phép Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính cho thực hiện ngay, trong quá trình thực hiện nếu có bất cập thì điều chỉnh, tránh tình trạng văn bản qua lại, đánh giá thiệt hơn thì mất tính cấp thiết, tính hiệu quả trong công tác chống dịch.

Các biện pháp chống dịch cần quyết liệt hơn nữa

Đối với chính quyền địa phương, phải xác định nhu cầu nhu yếu phẩm, thuốc men, oxy… để tổ chức cấp phát đầy đủ lương thực, thực phẩm để cấp phát cho các tổ quản lý địa bàn cho người dân.

Lực lượng chính quyền địa phương cũng phải tổ chức cấp phát đầy đủ trang thiết bị, vật tư, nhu yếu phẩm cho các lực lượng chống dịch; tiếp nhận điều phối trang thiết bị, vật tư nhu yêu phẩm, nhân lực hỗ trợ được phân bổ để khi người dân cần có thể chủ động cấp phát, đáp ứng nhu cầu tối thiểu trước mắt. Tránh tình trạng nói nhưng không làm gây mất niềm tin trong Nhân dân.

Về công tác an sinh, đặc biệt là các địa bàn đông người lao động, lực lượng chính quyền địa phương là nòng cốt hỗ trợ lương thực, thực phẩm, vận động các gia đình có phòng trọ cho thuê miễn giảm, gia hạn thời hạn thanh toán tiền thuê, hỗ trợ chi phí, điện nước sinh hoạt để người dân yên tâm chống dịch; tổ chức, điều phối mọi hoạt động chống dịch trên địa bàn đảm bảo nhịp nhàng, tránh chống chéo, sử dụng nguồn lực chống dịch phù hợp, hiệu quả.

Cần triển khai đồng bộ, xuyên suốt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19
Công tác an sinh xã hội cũng vô cùng quan trọng

Ngoài ra, lực lượng chính quyền địa phương cũng cần tổ chức hoạt động các tổng đài một cách thống nhất, chuyển các thông tin cần thiết xuống địa bàn để xử lý nhanh nhất có thể, để không phát sinh các tình huống xấu, tạo điều kiện cho người dân yên tâm chống dịch.

Đặc biệt, chính quyền địa phương cũng phải tổ chức rà soát các lao động mất việc làm, tạm nghỉ việc vì dịch covid hiện đang sinh sống tại các tỉnh thành phố như Bình Dương, Đồng Nai, TP HCM… đang ở trọ; tiến hành tiêm vắc xin khi có điều kiện, lên phương án nhu cầu về quê tránh dịch của người dân phối hợp với các địa phương để đưa người này về quê để giãn cách mật độ, tổ chức xét nghiệm đồng loạt, bố trí phương án vận chuyển để thực hiện đảm bảo an toàn, tránh tâm lý hoang mang. Vì có thể hết thời gian người lao động vẫn chưa có việc làm, cuộc sống khó khăn nếu để đi lại tự do thì nguy cơ lây lan dịch bệnh rất cao, trong khi đó ở lại thì cuộc sống khó khăn cho người dân, gánh nặng cho nhà nước, có thể không đáp ứng được.

Đối với lĩnh vực tài chính, giao thông, công thương, cần đưa ra mẫu, tiêu chí, quy định về quản lý việc lưu thông hàng hóa một cách đồng bộ, thông báo rộng rãi đến các chốt kiểm soát để đảm bảo lưu thông hàng hóa một cách tốt nhất, tránh làm khó người dân và doanh nghiệp đảm bảo hoạt động sản xuất.

Vấn đề tiêu thụ nông sản cho người dân cần được quan tâm giải quyết triệt để để tránh thiệt hại cho Nhân dân: Đối với những mặt hàng như lúa gạo kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho mua tích trữ, hoặc mua trực tiếp để cấp phát cho nhân dân; Đối với các mặt hàng hoa quả thì có biện pháp hỗ trợ nông dân thương lái thu mua phục vụ xuất khẩu, huy động tối đa các kho lạnh bảo quản để bảo quản nông sản lâu nhất có thể; giá mua cần căn cứ vào giá thị trường trước và trong dịch, áp dụng một khung giá chung để tránh tình trạng lợi dụng trục lợi.

Chuyên gia cho rằng cần tổ chức giải quyết ngay các vướng mắc của người dân trong việc tiêu thụ nông sản, tìm đầu ra tiêu thụ nông sản và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để người dân có thể tiêu thụ nông sản. Đối với những mặt hàng nông sản mà TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai… tiêu thụ nhiều thì có thể giao cho doanh nghiệp Nhà nước thu mua, bán cho nhân dân thành phố theo yêu cầu.

Cần triển khai đồng bộ, xuyên suốt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19
Cần xây dựng mô hình Ban Chỉ đạo chống dịch thống nhất từ trên xuống dưới để đảm bảo đồng bộ trong việc thực hiện các biện pháp chống dịch

Mặt khác cần xem xét tổ chức mô hình ăn ở tập trung cho các lái xe tại các điểm tập kết, mô hình hoán đổi lái xe trong địa bàn vùng dịch và lái xe ngoài địa bàn vùng dịch để hạn chế việc lây lan dịch bệnh qua các đối tượng này; tổ chức xét nghiệm định kỳ 1 lần/3 ngày để hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.

Cũng theo các chuyên gia, cơ quan chức năng cần xây dựng mô hình Ban Chỉ đạo chống dịch thống nhất từ trên xuống dưới để đảm bảo đồng bộ trong việc thực hiện các biện pháp chống dịch, tránh tình trạng lơ là, trống đánh xuôi kèn thổi ngược hay mỗi nơi làm một kiểu gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, lưu thông hàng hóa.

Theo đó, cần tổ chức mô hình 5 đầu mối và 5 cấp. Trong đó, 5 đầu mối là y tế, an ninh trật tự, an sinh xã hội, tài chính hậu cần, thông tin truyền thông. Trong khi đó, 5 cấp khu vực (bao gồm TP HCM và 19 tỉnh phía Nam) gồm cấp tỉnh, thành phố; quận, huyện; phường, xã; tổ dân phố, thôn xóm.

Cần phải tổ chức thống nhất các đầu mối, các cấp chống dịch để đồng bộ các phương pháp chống dịch, cách thức tổ chức bộ máy chống dịch một cách đồng bộ, điều phối lực lượng thông suốt, nhất quán, phù hợp với tình hình thực tế; xây dựng mô hình quản lý chống dịch các cấp chống dịch đồng bộ từ cấp tỉnh, thành phố xuống quận, huyện, xã phường, khu dân cư…

Ngoài ra, cần bố trí lãnh đạo trực tiếp chịu trách nhiệm từng địa bàn để thống nhất điều hành, quản lý, điều phối hoạt động chống dịch trên địa bàn quản lý; phân công trách nhiệm cụ thể của từng lãnh đạo tại các cấp quản lý, phân công các lãnh đạo phụ trách từng địa bàn cấp dưới để tổ chức thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, chấn chỉnh hoạt động chống dịch.

Cùng với đó là giao nhiệm vụ và yêu cầu các lãnh đạo nâng cao tinh thần trách nhiệm, xử lý các tình huống phát sinh vì mục đích lợi ích chung. Trường hợp có vướng mắc thì báo cáo cấp trên để có phương án giải quyết. Lãnh đạo cấp trên phải có trách nhiệm xử lý ngay yêu cầu trong ngày nếu có thể, không đùn đẩy, sợ trách nhiệm với tinh thần chiến sỹ ra trận là phải xả thân vì Nhân dân, vì đất nước.

Mặt khác cần hạn chế hội họp không cần thiết, hội họp mà không có phương án cụ thể, vì chúng ta cần bây giờ là thời gian, nếu không khi quyết thì sự đã rồi, không đảm bảo tính cấp thiết, tính thời sự, giảm hiệu quả của biện pháp chống dịch.

Hơn nữa cần đánh giá tình thực hiện các giải pháp chống dịch nếu không thấy tích cực thì áp dụng các biện pháp chống dịch quyết liệt hơn để đạt được mục tiêu giãn cách xã hội đề ra ngay từ ban đầu theo phương trâm không thể do dự vì càng giãn cách lâu thì tinh thần người dân sẽ dao động, nguồn lực của Nhà nước suy giảm không đảm bảo kéo dài hơn nữa. Do vậy, phải chấp nhận thiệt hại nếu cần thiết thì dừng tất cả các hoạt động kinh tế, xã hội không phục vụ nhu cầu chống dịch.

Cuồi cùng là tập trung cập nhật các thông tin tổng hợp, xây dựng phương án mở cửa, hạn chế giãn cách đối với từng khu vực, địa bàn để thực hiện khi hết thời hạn giãn cách triệt để hoặc phương án xấu hơn để chủ động nhân lực, trang thiết bị, kinh phí ứng phó trong tình huống có thể xấu hơn sau 15 ngày thực hiện giãn cách triệt để.

Đọc thêm

Hải Phòng chi hơn 365 tỷ đồng tri ân người có công BHXH & Đời sống

Hải Phòng chi hơn 365 tỷ đồng tri ân người có công

TTTĐ - Trong 6 tháng đầu năm 2024, Hải Phòng chi hơn 365 tỷ đồng cho người có công và thân nhân; chi gần 92 tỷ đồng cho chính sách mua và cấp thẻ BHYT, thực hiện các chính sách khác.
Tiếp nối hành trình tri ân năm 2024 Muôn mặt cuộc sống

Tiếp nối hành trình tri ân năm 2024

TTTĐ - Hướng tới kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024) và Lễ Vu Lan báo hiếu, sáng 4/7, đoàn công tác báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tiếp nối hành trình tri ân năm 2024 với việc thăm và trao tặng quà cho các đối tượng người già, người có công tại Trung tâm bảo trợ xã hội số 2 và Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng người có công số 2 tại huyện Ứng Hoà (Hà Nội). Đây cũng là hoạt động nằm trong khuôn khổ sự kiện “Ơn nghĩa sinh thành” đã trở thành thường niên của báo Tuổi trẻ Thủ đô trong nhiều năm qua.
Huy động tối đa nguồn lực để người hưởng sớm nhận lương hưu mới Xã hội

Huy động tối đa nguồn lực để người hưởng sớm nhận lương hưu mới

TTTĐ - Đáp ứng sự mong chờ của hàng triệu người thụ hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng theo mức tăng mới, Bưu điện Việt Nam đã huy động tối đa nguồn lực, để số tiền lương mới đến tay người hưởng sớm nhất.
Triển khai thi hành Luật Cảnh sát cơ động hiệu quả, đồng bộ Muôn mặt cuộc sống

Triển khai thi hành Luật Cảnh sát cơ động hiệu quả, đồng bộ

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1026/QĐ-TTg ngày 31/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật Cảnh sát cơ động trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng với người chấp hành xong hình phạt Xã hội

Bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng với người chấp hành xong hình phạt

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tăng cường thực hiện công tác thi hành án hình sự tại cộng đồng và tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố.
EVNHANOI triển khai hội nghị tăng cường phòng cháy chữa cháy Đô thị

EVNHANOI triển khai hội nghị tăng cường phòng cháy chữa cháy

TTTĐ - Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội (EVNHANOI) vừa tổ chức hội nghị triển khai công điện số 59/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và kế hoạch số 200/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội về công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC).
Chính thức thí điểm trung tâm điều hành giao thông thông minh Xã hội

Chính thức thí điểm trung tâm điều hành giao thông thông minh

TTTĐ - Sáng 4/7, lãnh đạo TP Hà Nội đã bấm nút khai trương triển khai thí điểm Trung tâm điều hành giao thông thông minh.
Người cao tuổi phấn khởi hưởng "lợi ích kép" với mức lương hưu mới BHXH & Đời sống

Người cao tuổi phấn khởi hưởng "lợi ích kép" với mức lương hưu mới

TTTĐ - Theo số liệu thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP Hà Nội, tại kỳ chi trả tháng 7/2024, tổng số người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội trên địa bàn Thủ đô là 593.757 người, với số tiền trên 4.000 tỷ đồng.
Mức hưởng BHYT thay đổi khi áp dụng cách tính lương mới BHXH & Đời sống

Mức hưởng BHYT thay đổi khi áp dụng cách tính lương mới

TTTĐ - Từ ngày 1/7, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 lên 2,34 triệu đồng, do đó, mức hưởng bảo hiểm y tế (BHYT) của người bệnh có thay đổi.
Từ chiều 4/7, mưa lớn ở Bắc Bộ giảm dần Môi trường

Từ chiều 4/7, mưa lớn ở Bắc Bộ giảm dần

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 4/7, tại các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phú, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn và khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 20-40mm, cục bộ có nơi trên 80mm.
Xem thêm