Tag
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Cần xây dựng tiêu chí về phòng cháy, chữa cháy vượt trội hơn

Phòng cháy chữa cháy 09/10/2023 20:19
aa
TTTĐ - Trong quá trình đô thị hóa nhanh chóng, quy định của Luật Thủ đô hiện hành về việc chỉ áp dụng mức xử phạt vi phạm hành chính cao hơn trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy tại nội thành không còn phù hợp, chưa bảo đảm tính công bằng và nghiêm minh của pháp luật khi áp dụng hai loại chế tài trong cùng một thành phố. Vì vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần xây dựng tiêu chí về phòng cháy, chữa cháy vượt trội hơn so với cả nước.
Dân vận khéo tạo sức mạnh trong phòng cháy, chữa cháy Tăng cường kiểm tra, ưu tiên nguồn lực đầu tư trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy Cần có quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở riêng lẻ

Cấp bách triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy

Thời gian qua, quán triệt và thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, Thủ tướng Chính phủ, thành phố Hà Nội đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn như: Chỉ thị số 47-CT/TƯ ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy; Kết luận số 02-KL/TƯ ngày 18/5/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TƯ; Nghị quyết số 99/2019/QH14 của Quốc hội ngày 27/11/2019 về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, Luật Phòng cháy, chữa cháy…

Cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp và các lực lượng chức năng của thành phố đã tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc và đạt được những kết quả tích cực.

Tuy nhiên, gần đây, tình hình cháy, nổ, sự cố, tai nạn vẫn diễn biến phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, nhất là cháy, nổ tại các khu dân cư, hộ gia đình, chung cư, nhà cao tầng, khu nhà trọ, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, cơ sở hoạt động vui chơi giải trí, karaoke, vũ trường, chợ, cụm điểm làng nghề truyền thống, khu, cụm công nghiệp...

Cần xây dựng tiêu chí về phòng cháy, chữa cháy vượt trội hơn
Hiện trường vụ cháy chung cư mini tại Khương Hạ, Khương Đình, quận Thanh Xuân

Đặc biệt, vụ cháy xảy ra đối với nhà ở nhiều căn hộ tại phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội là vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, gây hậu quả, thiệt hại nặng nề về người và tài sản của Nhân dân, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và đời sống của người dân.

Tại Chỉ thị số 25-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố Hà Nội trong tình hình mới, được ban hành vào ngày 20/9 mới đây đã chỉ rõ, những hạn chế, yếu kém trong công tác phòng cháy, chữa cháy.

Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do: Tốc độ đô thị hóa, tăng dân số nhanh nhưng hạ tầng, trang thiết bị về phòng cháy, chữa cháy chưa đáp ứng so với yêu cầu thực tế; Quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực chưa coi trọng đến công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, quản lý nhà nước của chính quyền địa phương ở một số nơi về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có lúc, có nơi còn buông lỏng, thiếu chặt chẽ, đồng bộ, công tác tổ chức triển khai thực hiện còn nhiều yếu kém, còn phó mặc cho các lực lượng chuyên trách.

Công tác quản lý trật tự xây dựng có nơi chưa tốt, vi phạm trật tự xây dựng không phép, sai phép còn xảy ra…

Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm chưa nghiêm, nhiều nơi làm “qua loa, chiếu lệ”; Chưa quan tâm phân tích nguyên nhân các vụ cháy để rút kinh nghiệm, chỉ rõ trách nhiệm, có hình thức xử lý nghiêm khắc để phòng ngừa sai phạm; Chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe; Kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của người dân còn hạn chế…

Cần xây dựng tiêu chí về phòng cháy, chữa cháy vượt trội hơn
Diễn tập phòng cháy, chữa cháy tại phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội

Từ tình hình trên, đặt ra yêu cầu cấp bách trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý, điều hành, đặc biệt là khâu tổ chức thực hiện từ công tác quy hoạch, cấp phép xây dựng công trình, nghiệm thu đưa vào sử dụng đến kiểm tra, giám sát về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Đề xuất phạt nghiêm

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, sau khi Luật Thủ đô năm 2012 có hiệu lực, việc xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt cao hơn với một số hành vi tại nội thành có tác dụng tích cực, hiệu quả răn đe, góp phần làm giảm số vụ vi phạm.

Tuy nhiên, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh an toàn thực phẩm, quảng cáo đang là những lĩnh vực mà tình hình vi phạm diễn ra rất nóng và phức tạp, song mức xử phạt, biện pháp ngăn chặn, bảo đảm thi hành theo quy định chưa đủ răn đe, chưa bảo đảm an ninh, an toàn, gây bức xúc trong xã hội.

Trong quá trình đô thị hóa nhanh chóng, quy định của Luật Thủ đô hiện hành về việc chỉ áp dụng mức xử phạt vi phạm hành chính cao hơn trong một số lĩnh vực tại nội thành không còn phù hợp, chưa bảo đảm tính công bằng và nghiêm minh của pháp luật khi áp dụng hai loại chế tài trong cùng một thành phố.

Do đó, Điều 34 Dự án Luật đã bổ sung ba lĩnh vực phòng cháy chữa cháy, vệ sinh an toàn thực phẩm, quảng cáo mà HĐND TP Hà Nội được quy định mức phạt tiền cao hơn.

Trên cơ sở đề xuất của TP Hà Nội, Ban soạn thảo bổ sung quy định cho phép áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo đảm xử lý vi phạm hành chính bằng việc ngừng cung cấp dịch vụ đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm trong các lĩnh vực đất đai, xây dựng, phòng cháy chữa cháy.

Bên cạnh đó, Điều 35 còn quy định biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính chưa được pháp luật hiện hành quy định là ngừng cung cấp dịch vụ tại địa điểm vi phạm đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm trong các lĩnh vực đất đai, xây dựng, phòng cháy, chữa cháy.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long

Góp ý nội dung này, Hội Luật gia quận Tây Hồ đồng tình với phương án cho phép HĐND thành phố Hà Nội quy định mức phạt tiền cao hơn nhưng không quá 2 lần mức phạt tiền tối đa do Chính phủ quy định đối với một số hành vi vi phạm hành chính tương ứng trong các lĩnh vực xây dựng, phòng cháy chữa cháy nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật đến Nhân dân và du khách, đồng thời mang tính răn đe khi hành vi vi phạm đó bị cộng đồng xã hội phê phán, tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội.

Theo Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường đánh giá, nguy cơ cháy nổ ở Hà Nội phức tạp, nhất là sau vụ cháy tòa nhà tại quận Thanh Xuân làm 56 người chết. Thành phố tồn tại hơn 2.000 nhà riêng lẻ kiểu chung cư mini. Một trong những nguyên nhân là định hướng xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội có phần khó kiểm soát, ngay cả khi Luật Thủ đô được ban hành cách đây 10 năm. Đây là hệ lụy của việc tập trung dân cư quá đông trong nội thành, đi kèm với đó là công tác quản lý chưa nghiêm. Vấn đề di dời cơ sở sản xuất, y tế, giáo dục, trụ sở cơ quan, đơn vị đã đặt ra từ lâu, nhưng triển khai rất chậm chạp. Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cũng chưa có quy định rõ về biện pháp và lộ trình di dời.

Góp ý về giải pháp hoàn thiện quy định về các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực đất đai, xây dựng, phòng cháy, chữa cháy tại dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), ThS Nguyễn Thu Trang, Trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng, cần hợp nhất quy định của Luật Thủ đô (sửa đổi) với các quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Bà Trang nhận định, là văn bản được ban hành sau, Luật Thủ đô (sửa đổi) có thể đưa ra các quy định để sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Sự hợp nhất giữa quy định của Luật Thủ đô (sửa đổi) với quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính là cần thiết để đảm bảo tính nhất quán và hiệu quả trong việc xử lý các vi phạm hành chính tại Thủ đô. Việc hợp nhất này cũng đồng thời đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và hiệu quả của hệ thống pháp luật.

Từ thực tế trong công tác phòng cháy chữa cháy trên địa bàn thành phố, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đề nghị, trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), cần trao quyền cho Hà Nội quy định các tiêu chuẩn, quy chuẩn phù hợp với thực tiễn, vào những địa bàn cụ thể để đảm bảo an ninh, an toàn lâu dài.

Đọc thêm

Phòng cháy chữa cháy cần những gì để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất Phòng cháy chữa cháy

Phòng cháy chữa cháy cần những gì để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất

TTTĐ - Phòng cháy chữa cháy cần những gì để đảm bảo an toàn cho con người và tài sản? Đó là câu hỏi mà nhiều người đang quan tâm trong bối cảnh nguy cơ cháy nổ ngày càng gia tăng. Cùng khám phá những trang thiết bị, vật dụng và quy trình xử lý khi có hỏa hoạn một cách hiệu quả.
Hà Nội tích cực triển khai các biện pháp phòng chống cháy nổ Phòng cháy chữa cháy

Hà Nội tích cực triển khai các biện pháp phòng chống cháy nổ

TTTĐ - Thời gian qua, các lực lượng chức năng của TP Hà Nội đã quyết liệt vào cuộc tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm về phòng cháy, chữa cháy.
65 cảnh sát Hà Nội hoàn thành khóa tập huấn cứu hộ dưới nước Phòng cháy chữa cháy

65 cảnh sát Hà Nội hoàn thành khóa tập huấn cứu hộ dưới nước

TTTĐ - 65 cán bộ chiến sĩ Công an TP Hà Nội đã hoàn thành khoá tập huấn chuyên sâu chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (CNCH) dưới nước.
Công an quận Hoàng Mai tặng người dân phương tiện ngừa "bà hỏa” Instant Article (Facebook)

Công an quận Hoàng Mai tặng người dân phương tiện ngừa "bà hỏa”

TTTĐ - Chiều 5/7, Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) phối hợp với Đảng uỷ, UBND, các tổ chức đoàn thể phường Hoàng Văn Thụ tổ chức hội nghị tuyên truyền về công tác đảm bảo phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), tặng phương tiện phòng cháy cho các gia đình khó khăn trên địa bàn phường.
13/30 quận, huyện chưa hoàn thành chỉ tiêu mở lối thoát nạn thứ hai Pháp luật

13/30 quận, huyện chưa hoàn thành chỉ tiêu mở lối thoát nạn thứ hai

TTTĐ -Còn 13/30 quận, huyện, thị xã chưa hoàn thành chỉ tiêu 100% hộ gia đình mở lối thoát nạn thứ hai; 20/30 đơn vị chưa đảm bảo 100% hộ gia đình tự trang bị bình chữa cháy xách tay.
Kịp thời cứu cụ bà 92 tuổi thoát nạn trong đám cháy sáng 3/7 Pháp luật

Kịp thời cứu cụ bà 92 tuổi thoát nạn trong đám cháy sáng 3/7

TTTĐ - Cảnh sát khống chế ngọn lửa và kịp thời giải cứu cụ bà 92 tuổi mắc kẹt trong đám cháy nhà ở kết hợp kinh doanh đồ chơi trên phố Tô Hiệu, Cầu Giấy, Hà Nội.
100% ngõ nhỏ, sâu sẽ được rà soát, đầu tư họng nước chữa cháy Phòng cháy chữa cháy

100% ngõ nhỏ, sâu sẽ được rà soát, đầu tư họng nước chữa cháy

TTTĐ - Sáng 2/7, HĐND TP Hà Nội đã thông qua “Đề án nâng cao năng lực và bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) trên địa bàn Thủ đô giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Cẩn trọng với 70% vụ cháy là do sự cố về điện Phòng cháy chữa cháy

Cẩn trọng với 70% vụ cháy là do sự cố về điện

TTTĐ - Thời gian qua, các vụ cháy nhà trên địa bàn thành phố Hà Nội liên tiếp xảy ra, gây thiệt hại nghiệm trọng về người và tài sản. Theo thống kê của Cục Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH), có trên 70% vụ cháy được điều tra và làm rõ nguyên nhân do sự cố hệ thống, thiết bị điện.
Ưu tiên giải pháp khả thi khắc phục tồn tại phòng cháy, chữa cháy Pháp luật

Ưu tiên giải pháp khả thi khắc phục tồn tại phòng cháy, chữa cháy

TTTĐ - UBND TP Hà Nội tiếp tục nghiên cứu tham mưu HĐND TP các quy định cụ thể về chế tài xử lý đối với các công trình vi phạm, có hướng dẫn cụ thể về giải pháp để đảm bảo an toàn cho nhóm cơ sở loại hình nhà trọ, chung cư mini, nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh.
Phòng cháy, chữa cháy: Chỉ đầu tư hạ tầng là chưa đủ Phòng cháy chữa cháy

Phòng cháy, chữa cháy: Chỉ đầu tư hạ tầng là chưa đủ

TTTĐ - Ý thức của người dân trong đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy có vai trò rất quan trọng. Trên thực tế, nhiều người cam kết khắc phục các vi phạm nhưng không thực hiện...
Xem thêm