Tag

Cảnh báo các dịch bệnh mới nổi lây truyền từ động vật sang người

Tin Y tế 27/03/2024 17:58
aa
TTTĐ - Ngày 27/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức "Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024". Hội nghị kết nối 63 tỉnh, TP tại các điểm cầu trên khắp cả nước.
Thế giới ghi nhận hơn 200 bệnh lây truyền từ động vật sang người Phòng chống dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người TP Hồ Chí Minh chỉ đạo khẩn về tăng cường phòng chống bệnh cúm A/H5N1 Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng, chống cúm A/H5N1

Điểm "nóng" về dịch bệnh lây từ động vật sang người

Phát biểu tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh: Hai thập kỷ vừa qua, trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã xảy ra nhiều dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người cũng như tác động lớn đến kinh tế, xã hội của các quốc gia, đặc biệt các quốc gia đang phát triển.

Phần lớn trong số đó là bệnh lây truyền từ động vật sang người như dịch hạch, SARS, cúm gia cầm A/H5N1, đại dịch cúm A/H1N1, MERS-CoV, Ebola và gần đây nhất là đại dịch COVID-19.

Cảnh báo các dịch bệnh mới nổi lây truyền từ động vật sang người
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương và Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến chủ trì Hội nghị

"Ở trong nước, nhiều dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người đã và đang lưu hành và có tác động lớn đến sức khỏe người dân như: Bệnh dại, cúm A/H5N1, bệnh liên cầu lợn ở người, bệnh Than, bệnh Leptospira (bệnh Xoắn khuẩn vàng da)"- PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương nói.

Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương, do nguồn gây bệnh bắt nguồn từ động vật, nên để phòng, chống và kiểm soát các bệnh này không thể chỉ dựa vào nỗ lực đơn lẻ của ngành y tế hoặc ngành thú y mà cần một sự phối hợp liên ngành một cách chủ động, chặt chẽ, thường xuyên và đặc biệt là sự tham gia của các cấp chính quyền.

Năm 2013, sự phối hợp liên ngành Y tế - thú y đã có một bước tiến mới thông qua việc ban hành và thực hiện Thông tư Liên tịch y tế - nông nghiệp số 16/TTLT-BYT-BNNPTNT-2013 về hướng dẫn phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người.

Trong những năm qua, nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành Y tế và Nông nghiệp cùng sự tham gia của các cấp chính quyền, các bệnh dịch lây truyền từ động vật sang người đã cơ bản được kiểm soát.

Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại Hội nghị
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương phát biểu tại Hội nghị

Tuy nhiên Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương cho biết từ năm 2022 đến nay, một số dịch bệnh đã có sự gia tăng trở lại như: Bệnh cúm gia cầm sau hơn 8 năm không ghi nhận ca mắc cúm gia cầm trên người. Từ năm 2022 đến nay đã ghi nhận 2 ca mắc mới, trong đó có 1 ca tử vong do cúm gia cầm (tháng 3/2024). Dịch cúm gia cầm vẫn được ghi nhận rải rác trên đàn gia cầm ở nhiều địa phương trên cả nước, do đó luôn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người.

Cùng với đó bệnh dại luôn ghi nhận có số tử vong cao (100% số mắc là tử vong), năm 2023 ghi nhận 82 trường hợp tử vong, riêng 3 tháng đầu năm 2024 đã ghi nhận 27 ca tử vong do dại, tăng 16 ca so với cùng kỳ năm ngoái (~170%), thêm vào đó, dịch bệnh xuất hiện và tăng cao đột biến ở những tỉnh trước đây không phải là khu vực trọng điểm về dại, trong đó, miền Trung ghi nhận 10 ca tử vong do dại (cao nhất cả nước).

Cần có sự phối hợp liên ngành

Theo báo cáo từ Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2023, cả nước có 21 ổ dịch CGC A/H5N1 xảy ra tại 11 tỉnh, buộc tiêu hủy 40.606 con gia cầm, giảm trên 60% so với năm 2022.

Cảnh báo các dịch bệnh mới nổi lây truyền từ động vật sang người
Hội nghị kết nối 63 tỉnh, TP tại các điểm cầu trên cả nước

Trong 3 tháng đầu năm 2024, cả nước có 06 ổ dịch CGC A/H5N1 xảy ra tại 06 tỉnh (bao gồm: Bắc Ninh, Ninh Bình, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An và Tiền Giang), buộc tiêu hủy 8.924 con gia cầm, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2023. So sánh cùng kỳ năm 2023: Tăng 1 tỉnh, thành phố có dịch; số gia cầm mắc bệnh tăng 24,9%, số gia cầm chết và tiêu hủy tăng 25,6%.

Hiện nay, cả nước không có ổ dịch CGC A/H5N1 chưa qua 21 ngày.

Năm 2023, cả nước xảy ra 347 ca bệnh Dại trên động vật (tăng 2.6 lần so với cùng kỳ năm 2022) tại 202 xã thuộc 106 huyện của 31 tỉnh, thành phố (tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2022). Số ca bệnh Dại trên động vật được phát hiện nhiều nhất tại tỉnh Phú Thọ (54 ca), Quảng Ninh (38 ca) và Cà Mau (41 ca).

Cảnh báo các dịch bệnh mới nổi lây truyền từ động vật sang người
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị

Từ ngày 1/1 - 25/3/2024, cả nước ghi nhận 56 ổ dịch tại 25 tỉnh, thành phố; số chó, mèo mắc bệnh 86 con; số chó, mèo chết và tiêu hủy 192 con. Hiện nay, cả nước có 22 xã thuộc 19 huyện của 13 tỉnh chưa qua 21 ngày với số mắc bệnh là 24 con, tổng chết và tiêu hủy là 115 con.

Tuy nhiên, công tác phòng, chống dịch, trong đó có cả các bệnh lây truyền từ động vật sang người là công việc thường xuyên, liên tục, không phải chờ đến khi dịch bệnh xảy ra mới triển khai các biện pháp đáp ứng.

Đồng thời, công tác phòng chống dịch mang tính liên ngành, cần có sự tham gia chặt chẽ của chính quyền địa phương, các ban, ngành, đoàn thể, của người dân.

Để tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh và các đơn vị triển khai thực hiện một số nội dung sau: Triển khai đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Các địa phương thường xuyên, liên tục theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, phát hiện sớm trường hợp nghi ngờ mắc bệnh trong cộng đồng, tại các cơ sở y tế; tăng cường giám sát dịch tễ tại những vùng có ổ dịch cũ và những vùng có nguy cơ xảy ra dịch trên địa bàn toàn tỉnh, xử lý kịp thời các ổ dịch phát sinh.

Ngành Y tế phối hợp chặt chẽ với ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trong việc chia sẻ thông tin, nâng cao năng lực giám sát, phát hiện, đáp ứng và trong xử lý các ổ dịch, không để dịch bùng phát.

Các đơn vị trong ngành Y tế thực hiện rà soát đảm bảo hậu cần, kinh phí, thuốc, vắc xin, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị, nhân lực... phục vụ cho các hoạt động phòng, chống dịch theo phương châm 4 tại chỗ.

Đọc thêm

Các bệnh viện sẵn sàng các biện pháp phòng chống COVID-19 Tin Y tế

Các bệnh viện sẵn sàng các biện pháp phòng chống COVID-19

TTTĐ - Trước tình hình COVID-19 có xu hướng quay trở lại theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, bám sát các chỉ đạo của Bộ Y tế, TP Hà Nội đã duy trì các biện pháp phòng dịch COVID-19.
Ứng dụng chuyển đổi số trong dược lâm sàng Tin Y tế

Ứng dụng chuyển đổi số trong dược lâm sàng

TTTĐ - Ngày 22/5, Sở Y tế Hà Nội đã tổ chức Hội thảo khoa học “Dược lâm sàng trong sử dụng thuốc” tại Bệnh viện Đa khoa huyện Quốc Oai.
Thêm một bệnh viện triển khai bệnh án điện tử Tin Y tế

Thêm một bệnh viện triển khai bệnh án điện tử

TTTĐ - Ngày 22/5, Bệnh viện Đa khoa huyện Hoài Đức tổ chức hội nghị thẩm định bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 13 của thành phố triển khai hệ thống này.
Chủ động triển khai phòng, chống COVID-19 trên địa bàn Nhịp sống phương Nam

Chủ động triển khai phòng, chống COVID-19 trên địa bàn

TTTĐ - Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề nghị các đơn vị trên địa bàn tỉnh khẩn trương triển khai thực hiện các nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn.
Chủ động các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 Tin Y tế

Chủ động các biện pháp phòng chống dịch COVID-19

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội chủ động theo dõi sát diễn biến dịch, phát hiện sớm các chùm ca bệnh trong cộng đồng để xử lý kịp thời, ngăn chặn lây lan COVID-19.
Ký kết hợp tác nâng cao chất lượng điều trị ung thư Tin Y tế

Ký kết hợp tác nâng cao chất lượng điều trị ung thư

TTTĐ - Pfizer Việt Nam và Bệnh viện Ung Bướu TP HCM chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) nhằm nâng cao chất lượng điều trị ung thư tại Việt Nam.
Đảm bảo y tế kỳ thi vào lớp 10 và thi tốt nghiệp THPT Tin Y tế

Đảm bảo y tế kỳ thi vào lớp 10 và thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội đã ban hành Kế hoạch đảm bảo y tế cho kỳ thi vào lớp 10 và thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia trên địa bàn thành phố năm 2025.
Xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh dược liệu, thuốc không rõ nguồn gốc Tin Y tế

Xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh dược liệu, thuốc không rõ nguồn gốc

TTTĐ - Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền (Bộ Y tế) đã có văn bản đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố tăng cường thanh, kiểm tra hoạt động khám chữa bệnh và thông tin, quảng cáo trong lĩnh vực y, dược cổ truyền.
Các bệnh viện tăng cường củng cố hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn Tin Y tế

Các bệnh viện tăng cường củng cố hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn

TTTĐ - Sở Y tế đã có văn bản chỉ đạo các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội tích cực triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch hành động quốc gia về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh giai đoạn 2025-2030.
Thu hồi lô sản phẩm Hanayuki Sunscreen Body Tin Y tế

Thu hồi lô sản phẩm Hanayuki Sunscreen Body

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội thông báo và đề nghị các cơ sở kinh doanh, sử dụng mỹ phẩm trên địa bàn khẩn trương rà soát, ngừng ngay việc kinh doanh, sử dụng lô sản phẩm Hanayuki Sunscreen Body và trả lại cơ sở cung ứng sản phẩm.
Xem thêm