Tag

Cảnh báo nguy cơ ngưng tim, đột quỵ với trò chơi "bắt pen"

Tin Y tế 14/10/2024 16:59
aa
TTTĐ - "Bắt pen” hiện đang là một trò chơi theo trào lưu đang trở nên phổ biến trên mạng xã hội TikTok. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cảnh báo, trò chơi này tiềm ẩn nguy cơ gây thiếu máu não, ngưng tim, đột quỵ, thậm chí tử vong.
Bé trai ngừng tim gần 1 giờ đồng hồ được cứu sống ngoạn mục Trẻ ngừng tim do lên cơn hen cấp Sốc điện 12 lần cứu bệnh nhân 38 tuổi ngưng tim Cụ bà 75 tuổi ngừng tim do nhồi máu phổi

Rộ lên trào lưu "bắt pen"

"Bắt pen" đang nổi lên như một trào lưu phổ biến trên TikTok thu hút nhiều bạn trẻ tham gia. Các clip dạy cách chơi trò chơi này hoặc quay cảnh các bạn học sinh chơi ngay trong lớp thu hút hàng triệu lượt view.

Mới đây, một tài khoản TikTok có tên K.T đăng tải một video mô tả chi tiết cách thức tham gia. Trong video, hai học sinh ngồi đối diện nhau, một người đặt ngón tay cái lên vị trí động mạch cảnh của người còn lại và ấn mạnh.

Hình ảnh được cắt ra từ các clip chơi “bắt pen” xuất hiện trên Tik tok
Hình ảnh được cắt ra từ các clip chơi “bắt pen” xuất hiện trên Tik tok

Hành động này được thực hiện cho đến khi đối phương có dấu hiệu lịm dần đi. Đáng chú ý, video này nhanh chóng lan truyền và thu hút hơn 3,5 triệu lượt xem, hơn 100.000 lượt thích cùng hàng nghìn bình luận, chia sẻ.

Nhiều bạn trẻ sau đó cũng đã thực hiện lại hành động "bắt pen" này để quay video đăng tải lên TikTok.

Khi tham gia trò này, một người sẽ nhấn hai cái ven (hai bên mạch máu cổ) của người còn lại cho đến khi bất tỉnh. Theo chia sẻ trong các video, khi thực hiện trào lưu này sẽ mang đến cảm giác "khoái khoái" rất khó tả.

Tuy nhiên, ngoài cảm giác phê pha, lâng lâng, đây cũng là trò chơi mạo hiểm nguy hiểm đến tính mạng. Không ít các em học sinh sau khi trải nghiệm "bắt pen" chia sẻ, khi được ấn sẽ có cảm giác lơ mơ, thiếu tỉnh táo, thậm chí ngất lịm đi cho đến khi được gọi mới tỉnh lại.

Đề cập đến vấn đề này, PGS.TS.BS Nguyễn Huy Thắng, Phó chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam, cũng cho biết cung cấp máu lên não bộ có hai hệ thống mạch máu chính, gồm hai động mạch cảnh (tuần hoàn trước), chịu trách nhiệm 70 - 80% nhu cầu của não bộ và động mạch sống nền (tuần hoàn sau), chịu trách nhiệm 20 - 30% nhu cầu máu còn lại.

Các hệ thống mạch máu phía trước - sau và hai bên được liên kết với nhau qua đa giác Willis (giống như vòng xoay giao thông), nhằm đảm bảo nhu cầu máu lên não luôn ổn định khi một bên bị sự cố.

Tại hai động mạch cảnh trong đoạn cổ còn có xoang cảnh, tác động điều chỉnh nhịp tim và huyết áp. Khi ép chặt hai bên động mạch cảnh sẽ gây giảm tưới máu não nghiêm trọng (do chịu trách nhiệm 70 - 80% lượng máu lên não).

Nếu bỏ tay nhanh có thể gây chóng mặt, ngất, mất ý thức thoáng qua. Trường hợp nếu ép quá lâu có thể gây đột quỵ do thiếu máu; ép cổ gây kích thích xoang cảnh, có thể làm chậm nhịp tim, và ngưng tim. Hành động này của giới trẻ đang đùa giỡn với chính sức khỏe, mạng sống của họ.

Cũng giống như các trò chơi thử thách trước đó, những trò "chơi dại" này vẫn thu hút nhiều thanh thiếu niên. Các bạn trẻ nhìn vào bạn bè mình để nắm bắt xu thế, bắt chước để trở nên "ngầu", nổi tiếng hơn. Tuy nhiên, nhóm này cũng dễ thực hiện những hành vi nguy hiểm hơn.

Đáng lo ngại, mạng xã hội là môi trường giúp giới trẻ sáng tạo nội dung nhưng cũng là nơi phát tán không ít trào lưu gây hại. Do đó, gia đình và nhà trường cần giám sát, nhắc nhở và giáo dục học sinh tránh hành vi độc hại. Khi trẻ có biểu hiện bất thường cần kịp thời ngăn chặn để tránh hậu quả đáng tiếc.

Trò đùa với tử thần

Ngày 14/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội đã cảnh báo về trào lưu nguy hiểm chết người của giới trẻ, đó là “bắt pen”.

Theo đó, "bắt pen" là trào lưu được lên xu hướng trên mạng xã hội Tiktok trong những ngày gần đây. Khi chơi trò này, một người sẽ thực hiện việc ấn mạnh vào hai bên mạch máu cổ của người khác để tìm kiếm cảm giác lâng lâng hoặc "phê pha giả tạo".

Cảnh báo nguy cơ ngưng tim, đột quỵ với trò chơi
Clip "bắt pen" đăng tải trên Tiktok thu hút hàng triệu lượt xem và hàng nghìn lượt chia sẻ (Ảnh cắt từ video Tiktok)

Trong nhiều clip, sau một thời gian ngắn, người bị “bắt pen” sẽ có tình trạng không tỉnh táo, thậm chí ngất xỉu, khiến người xung quay phải lay, tát vào mặt để trở lại trạng thái bình thường.

Nguyên nhân sâu xa của trào lưu bắt pen là nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, thường muốn thử nghiệm những cảm giác mạnh mẽ và khác biệt. Tuy nhiên, cảm giác thích thú chỉ diễn ra trong mấy giây nhưng hậu quả của nó vô cùng nguy hiểm không thể lường trước được.

CDC Hà Nội cho biết, trào lưu bắt pen có thể gây ra tình trạng thiếu máu não. Khi thực hiện ấn vào 2 động mạch cảnh vài giây sẽ không gây nguy hiểm nhưng nếu ấn lâu thì có thể gây ra thiếu máu não trầm trọng.

Khi máu không được cung cấp đủ cho não, có thể dẫn đến chóng mặt, ngất xỉu hoặc thậm chí là tổn thương não. Các tế bào não bị thiếu máu 5 phút sẽ không thể phục hồi.

Trào lưu này cũng có thể gây ngưng tim bởi hành động “bắt pen” có thể kích thích một số phản xạ trong cơ thể, dẫn đến ngưng tim đột ngột.

Bên cạnh đó, việc tạo áp lực mạnh lên cổ có thể gây chấn thương cho các cấu trúc xung quanh, bao gồm dây thần kinh và mạch máu và các tổ chức mô mềm xung quanh của người chơi. Trong một số trường hợp nghiêm trọng còn có thể dẫn đến tử vong.

Các chuyên gia khuyến cáo, khi tham gia hưởng ứng các trào lưu trên mạng xã hội thì người dùng cần hết sức tỉnh táo, tìm hiểu kỹ tác hại của nó và đặt sự an toàn của bản thân, gia đình và xã hội lên trên hết.

Đọc thêm

Sốt cao kéo dài, nam thanh niên suýt tử vong Tin Y tế

Sốt cao kéo dài, nam thanh niên suýt tử vong

TTTĐ - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân có biểu hiện sốt cao dẫn đến lơ mơ, nguy kịch do nhiễm vi khuẩn não mô cầu.
Thông tin về các trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga Tin Y tế

Thông tin về các trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

TTTĐ - Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế) vừa có báo cáo nhanh thông tin về các trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Liên bang Nga.
Hàng trăm điểm cầu toàn quốc thảo luận về chẩn đoán, điều trị sởi Tin Y tế

Hàng trăm điểm cầu toàn quốc thảo luận về chẩn đoán, điều trị sởi

TTTĐ - Ngày 3/4, Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) tổ chức hội nghị tập huấn trực tuyến hướng dẫn chấn đoán và điều trị sởi. Hội nghị nối điểm cầu Bộ Y tế đến hơn 500 điểm cầu Sở Y tế tỉnh, thành phố; các bệnh viện trực thuộc Bộ, bệnh viện ngành, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, bệnh viện đa khoa khu vực, quận, huyện.
Chàng trai nặng tới 175kg rơi vào tình trạng ngừng thở khi ngủ Tin Y tế

Chàng trai nặng tới 175kg rơi vào tình trạng ngừng thở khi ngủ

TTTĐ - Ngày 3/4, Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết, bệnh nhân nam T.T.Đ (28 tuổi, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng khó thở, suy tim và phù to hai chân dẫn đến không thể di chuyển được.
Người đàn ông trung niên đột tử sau khi chơi tennis Tin Y tế

Người đàn ông trung niên đột tử sau khi chơi tennis

TTTĐ - Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.
Uống thuốc nam chứa chất cấm, bệnh nhân hôn mê, suy đa tạng Tin Y tế

Uống thuốc nam chứa chất cấm, bệnh nhân hôn mê, suy đa tạng

TTTĐ - Bệnh viện 198 (Bộ Công an) đã cấp cứu cho một bệnh nhân trong tình trạng đau bụng dữ dội, hôn mê, suy hô hấp, suy tuần hoàn, tổn thương cơ tim, suy thận cấp vô niệu do trước đó uống thuốc nam chữa tiểu đường mua trên mạng xã hội.
Chủ động phòng chống các dịch bệnh sởi, tay chân miệng... đang gia tăng Sức khỏe

Chủ động phòng chống các dịch bệnh sởi, tay chân miệng... đang gia tăng

TTTĐ - Ngày 3/4, Sở Y tế Hà Nội đã tổ chức hội nghị giao ban công tác chuyên môn y tế cơ sở và y tế dự phòng quý 1, triển khai nhiệm vụ quý 2 năm 2025. TS Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đã tham dự và chủ trì hội nghị.
Niêm yết công khai 108 thủ tục hành chính Tin Y tế

Niêm yết công khai 108 thủ tục hành chính

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội ban hành Thông báo số 1473/TB-SYT về việc niêm yết công khai 108 thủ tục hành chính được tiếp nhận bởi Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Y tế Hà Nội tại Chi nhánh Trung tâm Phục vụ hành chính công Cầu Giấy (Địa chỉ: 85 phố Dịch Vọng Hậu, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy).
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh trong quý I/2025 là 97,21% Tin Y tế

Tỷ lệ hài lòng của người bệnh trong quý I/2025 là 97,21%

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội vừa có báo cáo 1399/BC-SYT về kết quả khảo sát, đo lường sự hài lòng của người dân, người bệnh nội trú, ngoại trú và nhân viên y tế trong quý I/2025.
Cả nước triển khai tiêm vét vắc xin phòng sởi đầu tháng 4 Tin Y tế

Cả nước triển khai tiêm vét vắc xin phòng sởi đầu tháng 4

TTTĐ - Các tỉnh, thành phố đăng ký kết thúc chiến dịch tiêm vắc xin vào ngày 31/3. Tuy nhiên, nhiều địa phương vẫn đang tổng hợp số liệu và dự kiến còn triển khai tiêm vét trong đầu tháng 4/2025
Xem thêm