Cảnh báo việc lợi dụng mạng xã hội để xâm hại tình dục trẻ em
![]() |
Một nạn nhân bị xâm hại tình dục tại Hà Nội
Bài liên quan
Tập trung trấn áp tội phạm mua bán người, xâm hại trẻ em
Từ bé gái bị xâm hại tới nhà lãnh đạo trẻ châu Á - Thái Bình Dương
Giúp trẻ em phòng chống bạo lực và xâm hại tình dục
Nguy cơ xâm hại tình dục trẻ em từ mạng xã hội
Trong buổi sinh hoạt chuyên đề về bạo lực học đường và xâm hại tình dục trẻ em ở các trường học tại Hà Nội, Trung tá Khổng Ngọc Oanh, Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) cho biết, lợi dụng mạng xã hội đang là thủ đoạn phổ biến hiện nay của các đối tượng có ý đồ lạm dụng tình dục trẻ em. Hiện nay có rất nhiều nguy cơ đến từ mạng xã hội.
![]() |
Trung tá Khổng Ngọc Oanh, Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) cảnh báo về tình trạng lợi dụng mạng xã hội để xâm hại tình dục trẻ em |
Theo Trung tá Khổng Ngọc Oanh, kết quả nắm tình hình cũng như đấu tranh các vụ án xâm hại trẻ em, đặc biệt là xâm hại tình dục cho thấy thực trạng đối tượng lợi dụng các mạng xã hội, phòng “chát” ảo, game online, lập diễn đàn trên mạng để tiếp cận, làm quen, lừa gạt dụ dỗ trẻ em nhằm thực hiện các hành vi xâm hại tình dục, môi giới mại dâm, mua bán trẻ em… rất phức tạp và để lại hậu quả rất nghiêm trọng.
Thời gian gân đây, các đối tượng lập các website, diễn đàn để chia sẻ, thu gom, mua bán, truyền bá những hình ảnh đồi trụy, khiêu dâm trẻ em, tìm kiếm tình dục đồng tính với trẻ em cũng như các thông tin độc hại, bạo lực tác động xấu đến tâm lý, nhận thức và hành vi của trẻ em… Đây thực sự là một trong những nguy cơ, phương thức thủ đoạn của tội phạm xâm hại tình dục và bạo lực trẻ em.
“Mạng xã hội như một cái chợ, người tốt có, người xấu có, hàng giả có, hàng thật có. Các em chưa thể nhận biết, chưa có kỹ năng nhận biết các nguy cơ cạm bẫy đủ loại của đối tượng lạm dụng ở trên mạng”, Trung tá Khổng Ngọc Oanh khẳng định.
Trung tá Oanh cũng cho biết, nguy cơ thứ nhất là đối tượng lợi dụng những trò chơi tập thể trên mạng. Đối tượng quan sát những người chơi, thả tin nhắn làm quen, sau đó hẹn hò và thực hiện hành vi rủ rê lừa gạt bằng các tên giả, địa chỉ giả, hình ảnh giả.
“Rất nhiều đối tượng có những hình ảnh đẹp trên mạng như hình thức đẹp, ăn mặc đẹp, xe đẹp nhưng khi chúng tôi bắt được thì hoàn toàn không phải như vậy. Tuy nhiên, đối tượng đã lừa được rất nhiều người, lạm dụng xong sau đó bán nạn nhân ra nước ngoài. Ở Hà Nội thì số lượng này không nhiều nhưng ở miền núi thì có rất nhiều em ở trường nội trú bị rủ rê và xâm hại tình dục, bán trao tay cho các đối tượng nước ngoài”, Trung tá Khổng Ngọc Oanh cho biết.
Theo Trung tá Oanh, một trong những thủ đoạn tinh vi mà các em dễ mắc lừa nhất chính là làm quen, chụp ảnh nhạy cảm, bị đe dọa và cưỡng bức quan hệ tình dục.
Giả làm nữ kết bạn rồi xâm hại tình dục nạn nhân
Dẫn chứng từ một vụ án có thật, Trung tá cho biết, đó là vụ án mà đối tượng gây án là nam giới ngoài 40 tuổi. Đối tượng này đã dùng thủ đoạn sử dụng mạng xã hội zalo, lấy ảnh đại diện là một nữ sinh 15 tuổi, kết bạn với một nữ học sinh cùng tuổi. Sau khi kết bạn đối tượng này đã nói chuyện với nạn nhân về sở thích, thời trang, học hành, sau đó chuyển sang chủ đề giới tính.
Theo điều tra, đối tượng trao đổi với nạn nhân về việc “dậy thì nhưng các bộ phận chưa phát triển” nên cảm thấy buồn chán, tự ti để tạo sự cảm thông. Sau đó, đối tượng đề nghị nạn nhân chụp bộ phận nhạy cảm để xem “có khác gì” không.
Do nạn nhân nghĩ là bạn gái với nhau nên cũng chụp ảnh và gửi cho đối tượng xem. Đối tượng đã tìm cách khen ngợi, gạ gẫm nạn nhân tiếp tục chụp ảnh gửi cho đối tượng. Cho đến khi đã có đủ những dữ liệu cần thiết, đối tượng mới tiến hành hẹn gặp.
Khi ra tới quán cà phê, nạn nhân đã hoảng hốt khi đối tượng lộ nguyên hình là một gã đàn ông xấu xí, già nua. Đồng thời đối tượng dùng những bức ảnh nạn nhân gửi để đe dọa, ép nạn nhân quan hệ tình dục, nếu không sẽ đưa ảnh lên mạng của trường nơi nạn nhân học. Đối tượng này đã cưỡng ép nạn nhân quan hệ tình dục nhiều lần và sau đó còn đòi tiền nạn nhân.
Đây là một trong những thủ đoạn lợi dụng mạng xã hội rất tinh vi. Thủ đoạn này khiến nạn nhân rơi vào bế tắc, có nhiều em đã tự tử thay vì báo với người lớn để tìm cách giải quyết.
“Trong trường hợp này, các em phải ngay lập tức báo cáo với gia đình, thầy cô để trợ giúp báo công an kịp thời bắt đối tượng. Đồng thời, các em không được xóa các bằng chứng như tin nhắn, cuộc gọi, quà tặng…. để làm bằng chứng truy tìm hoặc truy tố đối tượng gây án”, Trung tá Khổng Ngọc Oanh khuyên.
Theo thống kê của Tổ chức Tầm nhìn thế giới Việt Nam cho biết, 51,2% dân số toàn cầu sử dụng Internet, trong đó, hơn 1/3 người dùng thuộc lứa tuổi từ 15-24 tuổi; 68% trẻ em tự học cách sử dụng internet và 720.000 hình ảnh về xâm hại trẻ em được đăng tải internet.
Theo báo cáo kết quả dự án 4 “Đấu tranh phòng, ngừa tội phạm xâm hại trẻ em, người chưa thành niên vi phạm phạm luật và phòng, chống bạo lực gia đình, mua bán người”, 6 tháng đầu năm 2019 trên địa bàn thành phố Hà Nội, tình hình tội phạm xâm hại người dưới 16 được phát hiện là 41 vụ, với 59 đối tượng xâm hại 51 nạn nhân dưới 16 tuổi.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Bình Thuận: Tạm giữ đối tượng cho vay nặng lãi 360%/năm

Quảng Nam: Bắt đối tượng truy nã đặc biệt về hành vi lừa đảo

Quảng Nam: Bắt đối tượng lừa "chạy án" để chiếm đoạt tài sản

Quảng Nam: Bắt giữ nhanh đối tượng chuyên trộm cắp xe máy

Quảng Ninh: Thêm một vụ cháy rừng tại thành phố Uông Bí

Đã bắt 6 đối tượng trong nhóm “Lợn rừng”

Khởi tố đối tượng dùng hình ảnh chuyển khoản giả để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Đề nghị tuyên phạt 8 bị cáo từ 3 năm đến 12 năm tù

Hội tụ các yếu tố của tội phạm kinh tế đặc biệt nghiêm trọng
