Tag

Cấp cứu 2 bệnh nhi viêm cơ tim cấp bằng kỹ thuật ECMO

Tin Y tế 14/08/2023 21:00
aa
TTTĐ - Thời gian gần đây, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận nhiều trẻ bị viêm cơ tim cấp rất nguy kịch. Đây là căn bệnh nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tỉ lệ tử vong rất cao. Tuy nhiên, do triệu chứng khởi phát bệnh khá giống sốt, cảm cúm thông thường nên nhiều phụ huynh chủ quan, khi trẻ nhập viện đã trong tình trạng nguy hiểm tính mạng.
Kết quả điều tra dịch tễ 2 người tử vong sau viêm cơ tim cấp tại Hà Nội Bệnh nhân sốt xuất huyết nặng biến chứng viêm cơ tim, ngưng tuần hoàn được cứu sống Bệnh nhân 16 tuổi viêm cơ tim được cứu sống bằng kỹ thuật ECMO Phẫu thuật cấp cứu bệnh nhân bị viêm cơ tim với nhiều biến chứng phức tạp

Từ đau bụng, sốt, ho, trẻ chuyển biến nhanh sang tím tái và có nguy cơ ngừng tim

Ngày 3/8, bệnh nhi N.H (bé gái, 4 tuổi) đau bụng, sốt, nôn nhiều được bố mẹ đưa đi khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Khi thăm khám, bác sĩ nhận thấy, trẻ rất mệt mỏi, môi tái nên đã chỉ định lắp monitor theo dõi và siêu âm tim thì nhận thấy chức năng tim bất thường.

Ngay lập tức, bệnh nhi N.H. được chuyển vào Khoa Cấp cứu và Chống độc để thực hiện các hỗ trợ ban đầu (hô hấp, tuần hoàn…) rồi nhanh chóng chuyển lên Khoa Điều trị tích cực Nội khoa.

Tại đây, trẻ tiếp tục được hỗ trợ chủ động về hô hấp, sử dụng thuốc vận mạch và được các bác sĩ thực hiện siêu âm tim, điện tim tại giường. Kết quả cho thấy, chức năng tim của trẻ giảm nặng, rối loạn nhịp tim, chỉ số men tim cao. Trẻ được xác định viêm cơ tim cấp có sốc tim.

Sau 5 ngày điều trị ECMO, kết hợp các thuốc chống loạn nhịp, thuốc vận mạch, thuốc trợ tim, tình trạng của bé N.H. dần được cải thiện.
Sau 5 ngày điều trị ECMO, tình trạng của bé N.H dần được cải thiện

Dưới sự chỉ đạo của TS Cao Việt Tùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, các bác sĩ khoa Điều trị tích cực Nội khoa đã hội chẩn và quyết định đặt máy ECMO (tim phổi nhân tạo) để hỗ trợ trái tim đang co bóp yếu ớt và loạn nhịp nặng của bé N.H.

Bác sĩ Trần Bá Dũng, Khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: "Sau 5 ngày điều trị ECMO, kết hợp các thuốc chống loạn nhịp, vận mạch, trợ tim, tình trạng của bé dần được cải thiện. Hiện tại, trẻ đã được cai ECMO và máy thở, còn thở ô xy, các chức năng sống ổn định.

Tuy nhiên, trẻ vẫn cần được theo dõi tình trạng phục hồi tim; Đồng thời, cần tuân thủ tái khám thường xuyên sau khi ra viện".

Trường hợp thứ 2 là bé gái T.H (13 tuổi) vào viện ngày 28/7. Trước đó 10 ngày, trẻ xuất hiện biểu hiện giống các bệnh lý thông thường như đau họng, ho khan, đau bụng, buồn nôn. Bố mẹ chủ quan tự mua thuốc điều trị tại nhà nhưng trẻ ngày càng mệt hơn.

Khi bố mẹ đưa T.H vào Bệnh viện Nhi Trung ương thăm khám, trẻ đã có biểu hiện thở gấp, nhịp tim nhanh, huyết áp thấp. Trẻ được chuyển vào Khoa Cấp cứu và Chống độc trong tình trạng sốc tim, suy tim cấp, rối loạn nhịp tim.

Bé T.H. được chăm sóc và theo dõi tại Khoa Hồi sức Nội tim mạch – Trung tâm Tim mạch sau khi tình trạng bệnh đã ổn định.
Bé T.H được chăm sóc và theo dõi tại Khoa Hồi sức Nội tim mạch, Trung tâm Tim mạch sau khi tình trạng bệnh đã ổn định.

Ngay lập tức, trẻ được sốc điện chuyển nhịp tim, dùng các thuốc trợ tim, thuốc chống loạn nhịp, đặt ống nội khí quản và chuyển lên Khoa Điều trị tích cực Nội khoa.

Sau khi hội chẩn liên chuyên khoa, các bác sĩ chẩn đoán trẻ sốc tim - viêm cơ tim cấp - rối loạn nhịp tim. Trẻ được thở máy, tiếp tục dùng các thuốc hỗ trợ và đặt ECMO trong 5 ngày.

Với sự nỗ lực, làm việc không ngừng nghỉ, phối hợp điều trị của các bác sĩ Khoa Điều trị tích cực Nội khoa và Trung tâm Tim mạch, bé T.H đã vượt qua nguy kịch. Hiện tại, trẻ tự thở, không có di chứng thần kinh, tiên lượng hồi phục tốt, tuy nhiên vẫn cần theo dõi lâu dài về tim mạch.

Theo dõi, phát hiện triệu chứng, chẩn đoán bệnh sớm

Viêm cơ tim là tình trạng viêm đi kèm theo hoại tử các tế bào cơ tim. Có nhiều nguyên gây ra viêm cơ tim ở trẻ em như nhiễm trùng (virus, vi khuẩn, nấm…), nhiễm độc, một số bệnh lý tự miễn (như Lupus, Kawasaki…) hay do quá mẫn với một số loại thuốc. Tỷ lệ viêm cơ tim ở trẻ em rơi vào khoảng 1 - 2/100.000 trẻ (theo AHA - Hoa Kỳ).

PGS.TS Tạ Anh Tuấn – Trưởng Khoa Điều trị tích cực Nội khoa thăm khám cho bệnh nhi.
PGS.TS Tạ Anh Tuấn , Trưởng khoa Điều trị tích cực Nội khoa thăm khám cho bệnh nhi

Theo PGS.TS Tạ Anh Tuấn, Trưởng khoa Điều trị tích cực Nội khoa cho biết, trung bình hàng năm có khoảng 15 trẻ viêm cơ tim cấp có sốc tim vào khoa Điều trị tích cực Nội khoa cấp cứu và điều trị.

Bác sĩ Lương Minh Cảnh, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Nhi Trung ương chia sẻ: "Các triệu chứng của viêm cơ tim cấp thường không điển hình. Khoảng một nửa số trẻ bị viêm cơ tim cấp có thể có biểu hiện của đợt nhiễm virus một vài tuần trước khi khởi bệnh.

Sau đó, trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng giống các bệnh lý thông thường khác như: Mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, sốt, ho… Tuy nhiên, nếu trẻ có kèm theo các triệu chứng khác như: Thở nhanh, đau ngực, khó thở, nhịp tim nhanh, môi và da tái… cha, mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Cũng chính vì triệu chứng viêm cơ tim ở trẻ em đa dạng, không đặc hiệu, nên việc chẩn đoán sớm bệnh cũng gây ra nhiều thách thức cho bác sĩ lâm sàng".

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, các bác sĩ thường đặc biệt lưu ý đến các dấu hiệu lâm sàng như: Thở nhanh, nhịp tim nhanh, tiếng tim bất thường như tiếng ngựa phi, tiếng thổi trong tim, gan to, phù… để phát hiện những trường hợp nghi ngờ viêm cơ tim.

Sau đó, bệnh nhi sẽ được thực hiện các thăm dò cận lâm sàng như chụp X-quang ngực, điện tim, siêu âm tim, xét nghiệm men tim, chụp MRI tim… để có chẩn đoán xác định.

Trước đây, tỷ lệ tử vong khi trẻ bị viêm cơ tim cấp là rất cao nhưng hiện nay, với sự phối hợp của liên chuyên khoa trong chẩn đoán, cấp cứu, điều trị và chăm sóc bệnh nhi; Đặc biệt, với việc áp dụng hệ thống máy tim phổi nhân tạo (ECMO) để điều trị cho những trường hợp viêm cơ tim cấp nặng, nhiều trẻ đã được cứu sống ngoạn mục.

Theo nghiên cứu của Khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương, tỷ lệ cứu sống ở bệnh nhi viêm cơ tim được hỗ trợ ECMO khoảng 60% tương đương với các nước phát triển.

Đa số trẻ bị viêm cơ tim cấp có thể hồi phục hoàn toàn sau khi khỏi bệnh. Tuy nhiên, trẻ nên hạn chế vận động nặng, không tham gia các môn thể thao đối kháng trong khoảng 3 - 6 tháng sau khi khỏi bệnh và cho đến khi hết tình trạng viêm cơ tim trên xét nghiệm. Trẻ cũng cần được theo dõi, tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Đọc thêm

Tiêu hủy lô sản phẩm Estro Skin Royal không đảm bảo chất lượng Tin Y tế

Tiêu hủy lô sản phẩm Estro Skin Royal không đảm bảo chất lượng

TTTĐ - Sở Y tế ra thông báo 2980/SYT-NVD về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy lô sản phẩm Estro Skin Royal không đảm bảo chất lượng.
Tăng cường công tác phòng, chống mù lòa cho người dân Tin Y tế

Tăng cường công tác phòng, chống mù lòa cho người dân

TTTĐ - Nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận của người dân với dịch vụ dự phòng, phát hiện sớm, điều trị và phục hồi chức năng mắt, giảm tỷ lệ các bệnh gây mù lòa, Sở Y tế Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 2838/KH-SYT về việc phòng chống mù lòa trên địa bàn thành phố năm 2024.
Nâng cao hiệu quả công tác dân số Tin Y tế

Nâng cao hiệu quả công tác dân số

TTTĐ - Bộ Y tế vừa có văn bản hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày Dân số Thế giới 11/7 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Hà Nội ghi nhận thêm 84 ca mắc sốt xuất huyết Tin Y tế

Hà Nội ghi nhận thêm 84 ca mắc sốt xuất huyết

TTTĐ - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 21/6 đến ngày 28/6), toàn thành phố ghi nhận 84 ca mắc sốt xuất huyết; ghi nhận 30 ca mắc tay chân miệng, giảm 17 ca so với tuần trước.
Triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm tử vong trẻ em dưới 5 tuổi Tin Y tế

Triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm tử vong trẻ em dưới 5 tuổi

TTTĐ - Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã ban hành Chỉ thị về tăng cường chăm sóc sức khỏe trẻ em nhằm giảm tử vong trẻ em dưới 5 tuổi.
Trẻ mắc đái tháo đường tuýp 1 có xu hướng tăng Tin Y tế

Trẻ mắc đái tháo đường tuýp 1 có xu hướng tăng

TTTĐ - Hiện tại cả nước ta có khoảng gần 2.000 trẻ được chẩn đoán đái tháo đường tuýp 1. Do đó, Bộ Y tế đã xây dựng Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường tuýp 1.
Nhiều tiện ích trong chăm sóc sức khỏe người dân Thủ đô Tin Y tế

Nhiều tiện ích trong chăm sóc sức khỏe người dân Thủ đô

TTTĐ - Phát biểu tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 thực hiện Đề án 06; đánh giá kết quả thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, cấp Lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID và công bố vận hành một số ứng dụng, nền tảng của Đề án 06 trên địa bàn TP Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã đánh giá cao những thành công của Hà Nội.
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh đối với khối bệnh viện là 97,2% Tin Y tế

Tỷ lệ hài lòng của người bệnh đối với khối bệnh viện là 97,2%

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội công bố kết quả khảo sát, đánh giá sự hài lòng của người bệnh quý II năm 2024 với tỷ lệ hài lòng của người bệnh đối với khối bệnh viện là 97,2%; tỷ lệ hài lòng ở bệnh nhân nội trú là 96,63%, người bệnh ngoại trú là 96,74%.
Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao sức khỏe Nhân dân Tin Y tế

Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao sức khỏe Nhân dân

TTTĐ - Bộ Y tế đã có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố và các Bộ, ngành, đoàn thể và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe Nhân dân và Phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe Nhân dân.
Làm việc ở lò gạch, người đàn ông mắc virus ăn thịt người Whitmore Tin Y tế

Làm việc ở lò gạch, người đàn ông mắc virus ăn thịt người Whitmore

TTTĐ - Theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận một bệnh nhân mắc virus ăn thịt người Whitmore có tiền sử đái tháo đường nặng.
Xem thêm