Tag

Cầu Giấy nhận thêm gần 6.800 dân từ quận Bắc – Nam Từ Liêm

Thời sự 10/07/2019 10:33
aa
TTTĐ- Với 100% đại biểu có mặt tán thành, Kỳ họp thứ 9 HĐND TP Hà Nội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính giữa các quận: Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm.

Cầu Giấy nhận thêm gần 6.800 dân từ quận Bắc – Nam Từ Liêm

Các đại biểu bấm nút thông qua Nghị quyết

Bài liên quan

Hà Nội ưu tiên phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn

Hà Nội dự kiến xét tuyển toàn bộ các trường hợp giáo viên đã ký hợp đồng 5 năm trở lên

Theo đó, toàn bộ phần diện tích đất tự nhiên khu vực 8 tổ dân phố Bắc Nghĩa Tân của phường Nghĩa Tân (gồm các tổ: 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32) đang thuộc địa giới hành chính của phường Cổ Nhuế 1 (quận Bắc Từ Liêm) sẽ chuyển về địa giới của phường Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy). Diện tích khu vực đề nghị điều chỉnh địa giới là 10,32 ha với dân số 6.096 người.

Cùng đó, toàn bộ phần diện tích đất tự nhiên của tổ dân phố số 28 của phường Mai Dịch đang thuộc địa giới của phường Mỹ Đình 2 (quận Nam Từ Liêm) chuyển về địa giới của phường Mai Dịch (quận Cầu Giấy) quản lý. Diện tích khu vực điều chỉnh 1,86 ha; dân số 703 người.

Theo tờ trình của UBND TP Hà Nội, lý do cần thiết đề nghị điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính giữa các quận Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm là bởi lịch sử hình thành các cụm dân cư, tổ dân phố từ những năm 1980; quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội đang quản lý một số tổ dân phố nằm ngoài địa giới hành chính của quận.

Qua thực tế quản lý dân cư ngoài địa giới hành chính nêu trên của các phường Nghĩa Tân, Mai Dịch (quận Cầu Giấy) đã gặp không ít tồn tại bất cập, ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền các cấp, do sự chồng chéo về thẩm quyền trong công tác quản lý cư trú, đảm bảo an ninh trật tự và việc quản lý hành chính trên các mặt lĩnh vực khác như quản lý đất đai, cấp phép xây dựng, văn hóa, y tế, giáo dục...

Việc này cũng ảnh hưởng đến người dân trong việc thực hiện các giao dịch hành chính và thực hiện các nghĩa vụ của công dân đối với cơ quan nhà nước ở địa phương.

Theo UBND TP, việc điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính này là cần thiết, nhằm giải quyết cơ bản những vướng mắc về việc quản lý các tổ dân phố nêu trên theo đúng quy định pháp luật về địa giới hành chính và được sự đồng thuận của nhân dân trong khu vực.

Các phương án điều chỉnh đã được tổ chức lấy ý kiến cử tri trên địa bàn các phường có liên quan theo quy định. Kết quả lấy ý kiến cử tri đối với phương án điều chỉnh đạt sự đồng thuận cao (trên 90% cử tri các phường đồng ý).

Các phương án này cũng đảm bảo tính hợp lý, khoa học về địa giới; tính thuận lợi, dễ dàng trong quản lý hành chính; không làm thay đổi về mặt quản lý, tổ chức dân cư giữa các phường, quận. Ngoài ra, việc điều chỉnh địa giới theo phương án này vẫn đảm bảo được tính cân đối, hợp lý về mặt diện tích, dân cư của quận Cầu Giấy và quận Bắc Từ Liêm, của phường Nghĩa Tân và phường Cổ Nhuế 1.

UBND TP Hà Nội đã báo cáo xin ý kiến Bộ Nội vụ về chủ trương điều chỉnh địa giới hành chính khu vực các tổ dân phố nằm ngoài địa giới hành chính quận Cầu Giấy và đã được Bộ Nội vụ có văn bản số 12/BNV-CQĐP ngày 02/01/2018 thống nhất với chủ trương nêu trên.

Đọc thêm

Ngày 6/5, Quốc hội sẽ bàn về vấn đề gì? Tin tức

Ngày 6/5, Quốc hội sẽ bàn về vấn đề gì?

TTTĐ - Ngày 6/5, Quốc hội sẽ bàn về một số dự án luật, trong đó có Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; Luật Nhà giáo...
Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ phải bảo đảm chất lượng, súc tích, trọng tâm Tin tức

Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ phải bảo đảm chất lượng, súc tích, trọng tâm

Chiều 5/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng, Tổ trưởng Tổ biên tập Tiểu ban Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 chủ trì cuộc họp, cho ý kiến về việc phân công, điều phối nhiệm vụ của Tổ biên tập.
Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp Tin tức

Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp

TTTĐ - Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 có 15 thành viên. Trong đó, Chủ tịch Ủy ban là Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Quốc hội chốt sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp Tin tức

Quốc hội chốt sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

TTTĐ - Với tỷ lệ 100% đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.
Việc sửa đổi Hiến pháp phải tiến hành thận trọng, khách quan Tin tức

Việc sửa đổi Hiến pháp phải tiến hành thận trọng, khách quan

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 cần được tiến hành thận trọng, khách quan, dân chủ, khoa học, hiệu quả; có cơ chế bảo đảm sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và lấy ý kiến Nhân
Chính phủ đề xuất cấm hoàn toàn mua bán dữ liệu cá nhân Tin tức

Chính phủ đề xuất cấm hoàn toàn mua bán dữ liệu cá nhân

TTTĐ - Trước tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân tràn lan gây nguy cơ lừa đảo và chiếm đoạt tài sản, Chính phủ đề xuất Quốc hội luật hóa cấm hoàn toàn việc này.
Sửa đổi Hiến pháp trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết Tin tức

Sửa đổi Hiến pháp trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội đánh giá, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết...
Chức năng của cấp huyện sẽ chuyển về xã, một phần lên tỉnh Tin tức

Chức năng của cấp huyện sẽ chuyển về xã, một phần lên tỉnh

TTTĐ - Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, tại kỳ họp này, nếu Quốc hội quyết thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp trước ngày 30/6/2025 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025 thì sẽ kết thúc hoạt động cấp huyện. Chức năng nhiệm vụ của cấp huyện sẽ chuyển về cấp xã, một phần chuyển cấp tỉnh.
Tổng Bí thư: Có thể sẽ sửa đổi Hiến pháp một cách căn bản Tin tức

Tổng Bí thư: Có thể sẽ sửa đổi Hiến pháp một cách căn bản

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp cần đảm bảo đúng quy trình, quy định, tiến hành lấy ý kiến Nhân dân.
Cải cách bộ máy Nhà nước: Không làm nửa vời mà làm đến cùng Tin tức

Cải cách bộ máy Nhà nước: Không làm nửa vời mà làm đến cùng

TTTĐ - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, công cuộc cải cách sâu rộng quản trị Nhà nước, hoàn thiện mô hình tổ chức của hệ thống chính trị với tinh thần "không làm nửa vời, làm đến cùng, làm triệt để".
Xem thêm