Tag

Chàng sinh viên bại não “viết” phần mềm “nói thay” người khiếm khuyết

Giáo dục 17/12/2023 13:38
aa
TTTĐ - Tham gia viết phần mềm “nói thay” người khiếm khuyết, dự thi Olympic Tin học Châu Á - Thái Bình Dương (APIO), là thành viên ra đề kỳ thi Olympic Tin học miền Trung - Tây Nguyên… ít ai biết rằng, “chủ nhân” của những thành tích đáng nể ấy là một chàng trai bại não đi lại khó khăn, giọng nói bập bẹ…
200 học sinh, sinh viên hoàn cảnh khó khăn được nhận học bổng Khởi tranh Giải bóng đá sinh viên trường Đại học Mở lần thứ 8 “Hot boy” trường Quốc tế lấy cảm hứng học từ “Sinh viên 5 tốt”

Ở tuổi 20, Nguyễn Đức Thuận - sinh viên năm thứ hai, khoa Công nghệ thông tin, trường Đại học Quốc gia Hà Nội có trong tay bảng thành tích khiến nhiều bạn bè ao ước, nể phục.

Đời không như mơ

Chào đời trong một ca sinh khó, chàng trai quê Kinh Bắc được chẩn đoán mắc chứng bại não thể co cứng. Những năm tháng tuổi thơ, thay vì được tung tăng bay nhảy như bao bạn bè cùng trang lứa, em ở trong bệnh viện với những ngày châm cứu, thủy châm, xoa bóp, bấm huyệt. Bệnh viện Châm cứu Trung ương (Hà Nội) là ngôi nhà thứ 2 của hai mẹ con.

Mỗi bước đường của Thuận đều luôn có mẹ ở bên. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Nguyễn Đức Thuận luôn có mẹ ở bên trong mỗi hành trình (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Mỗi lần ôm con là một lần “nuốt nước mắt vào trong” nhưng vợ chồng chị Đỗ Thị Hoài San luôn động viên nhau cố gắng bù đắp cho con.

"Những năm tháng đầu đời, cả 12 tháng Thuận nằm viện. Mỗi tháng, hai mẹ con chỉ về nhà độ mươi ngày rồi lại lên Hà Nội chữa bệnh”, cô San nhớ lại.

Trong suốt thời gian chữa trị cho con, gánh nặng về kinh tế cũng là điều khiến gia đình trăn trở. Ngoài thời gian đưa, đón con đi học hoặc cuối tuần gửi gắm ông bà, ai thuê gì người mẹ cũng làm, từ may vá tới làm mướn. Chồng chị ngoài giờ làm cũng chạy xe ôm, gom góp tiền cho con đi viện.

Thuận lớn dần theo năm tháng. Đến tiểu học, em cũng đi học như bạn bè. Năm lớp 1, 2, kiến thức chưa nhiều, chủ yếu là học và tô chữ, Thuận không khó khăn để theo kịp các bạn trong lớp. Khi học lớp 3, kiến thức nhiều hơn, cả lớp cặm cụi ghi chép thì Thuận “đánh vật” với chiếc bút, quyển vở.

“Chữ con viết như “mì tôm” thả vào vở. Viết xong con cũng không đọc được. Bấy giờ, có cô giáo khuyên gia đình mua máy tính cho con nhưng kinh tế khó khăn, không có khả năng để mua. Thành ra, đến kỳ thi, con giở sách giáo khoa ra xem, nhớ kiến thức gì thì viết vào bài thi. Lúc thi, con viết cũng chậm. Có bài thi Toán, bạn khác mất 50 phút nghĩ, viết mất 10 phút thì Thuận ngược lại chỉ nghĩ 10 phút và dành 50 phút còn lại để viết…”, mẹ Thuận chia sẻ.

Đến lớp 6, sức khỏe tốt hơn nhưng Thuận vẫn không thể ngồi vững trên ghế. Người bình thường đi được 5 bước thì cậu đi được 1 - 2 bước, chân tay co cứng, dáng người lảo đảo, ngả sang hai bên như có thể ngã bất cứ lúc nào.

“Gia đình chỉ biết động viên con cố gắng, vượt qua các chướng ngại từ sinh hoạt đến học tập. Coi nó là những bậc thang cần vượt qua để tiến đến những nấc cao hơn…”, cô Hoài San tâm sự.

Để con theo đuổi đam mê lập trình, năm Thuận học lớp 11, hai mẹ con gần như ngày nào cũng rong ruổi trên đường từ Quế Võ lên trường THPT Chuyên Bắc Ninh. Ngày nắng, ngày rét đã khổ, những hôm mưa gió, hai mẹ con ướt hết người.

Năm lớp 11, khi đang theo học một trường THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, Thuận đoạt giải Ba học sinh giỏi quốc gia môn Tin học. Với những thành tích đạt được, Sở GD&ĐT Bắc Ninh đã làm hồ sơ tuyển đặc cách bổ sung vào học lớp 12 tại ngôi trường mà em đã từng thi trượt - trường THPT Chuyên Bắc Ninh.

Bước chân vào ngôi trường mới, Thuận phát huy khả năng của mình bằng những giải thưởng cao quý. Nam sinh lọt vào đội tuyển tin học của tỉnh, quốc gia. Năm 2021, em là một trong 15 học sinh của đội tuyển Tin học của Việt Nam dự thi Olympic Tin học Châu Á.

Nguyễn Đức Thuận và anh Phạm Văn Hạnh, người từng đạt Huy chương vàng Olympic Tin học quốc tế 2015, trong chuyến vào Đà Nẵng làm đề cho kỳ thi Olympic Tin học miền Trung - Tây Nguyên, cuối tháng 3. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Nguyễn Đức Thuận trong chuyến vào Đà Nẵng làm đề cho kỳ thi Olympic Tin học miền Trung - Tây Nguyên (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Trao đi nhiều hơn những gì đã nhận

TS Đỗ Đức Đông, giảng viên Khoa Công nghệ thông tin, trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã gặp Thuận và quý mến cậu học trò từ trại hè do Trung ương Đoàn tổ chức ở Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh, nhiều năm trước.

Ấn tượng của thầy Đông với cậu học trò quê Kinh Bắc là tính toán chính xác, rõ ràng những dòng code trong đầu rồi mới gõ lên máy tính. Bởi khi lập trình, nếu thuật toán sai thì phải gõ lại từ đầu. Nếu thuận gõ đi gõ lại sẽ mất nhiều thời gian hoàn thành, hiệu quả cũng giảm đi.

“Thuận đã làm được những điều mà người bình thường cũng khó thực hiện. Để đạt được, Thuận phải có nghị lực rất lớn kèm trí tuệ tốt…”, thầy Đông tâm sự.

Để trò thỏa đam mê, TS Đỗ Đức Đông đã gợi ý em tham gia nhóm nghiên cứu phần mềm AI nhận diện và hỗ trợ chuyển đổi phát âm theo ngữ điệu của người khuyết tật giọng nói dưới sự hỗ trợ của PGS.TS Lê Thanh Hà (trường Đại học Công nghệ).

Nghiên cứu xuất phát từ thực tế nhiều người khuyết tật, người già phát âm không chuẩn hoặc rối loạn giọng nói. Trí tuệ nhân tạo được “cấy” trong phần mềm sẽ nhấn nhá sao cho tự nhiên nhất. Với việc “tự học” từ cá nhân cụ thể, phần mềm này cần tích hợp trong điện thoại, máy tính…

Theo Thuận, khó khăn khi thực hiện nghiên cứu là dữ liệu “nuôi” AI rất ít, tiếng Việt có nhiều giọng điệu, vùng miền, nhiều từ đọc gần giống nhau… Tuy nhiên, với công nghệ hiện tại, Thuận và các bạn đang tìm tòi để sớm đưa phần mềm thử nghiệm.

“Chúng em cố gắng đưa phần mềm vào cuộc sống. Nó sẽ giúp những người gặp vấn đề phát âm giao tiếp dễ dàng hơn. Cuộc sống sẽ có nhiều niềm vui hơn khi được nói những gì mình mong muốn…”, Nguyễn Đức Thuận bộc bạch.

Hiện tại, bên cạnh việc học để trở thành một lập trình viên tương lai, Nguyễn Đức Thuận tham gia giảng dạy Tin học cho học sinh ở các tỉnh thành, với mục tiêu "trao đi nhiều hơn những gì em đã nhận lại".

Đọc thêm

Cùng học sinh THPT định hướng tương lai Giáo dục

Cùng học sinh THPT định hướng tương lai

TTTĐ - Mùa cao điểm của các sĩ tử 2k7 đang đến gần, cũng là lúc những băn khoăn về chọn ngành, chọn trường trở nên rõ rệt hơn bao giờ hết. Hiểu được điều đó, ngày 19/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Huyện đoàn Đan Phượng, trường THPT Thọ Xuân cùng các trường đại học, cao đẳng tổ chức chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025”.
Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp Giáo dục

Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp

TTTĐ - Sáng 19/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Huyện đoàn Đan Phượng, trường THPT Thọ Xuân cùng các trường đại học, cao đẳng tổ chức chương trình Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025. Sự kiện nhằm định hướng cho học sinh THPT về lựa chọn nghề nghiệp, cũng như ngành, trường đại học phù hợp với bản thân.
Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề… Giáo dục

Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề…

TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, điểm mấu chốt là các em học sinh phải hiểu thế mạnh, sở thích của bản thân để chọn ngành, chọn nghề phù hợp.
Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic Giáo dục

Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic

TTTĐ - Trong bối cảnh ngành Dược đang phát triển mạnh mẽ và yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, sinh viên theo học ngành Dược tại trường Cao đẳng FPT Polytechnic đang sở hữu lợi thế lớn, không chỉ về chương trình đào tạo thực tiễn mà còn ở cơ hội nghề nghiệp cùng mức thu nhập đáng mơ ước.
Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh Giáo dục

Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh

TTTĐ - Hơn 2.000 học sinh được các thầy cô tư vấn và có nhiều trải nghiệm thú vị tại chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với các trường đại học, cao đẳng tổ chức trong khuôn viên trường THPT Thọ Xuân (huyện Đan Phượng, TP Hà Nội).
Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai Giáo dục

Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai

TTTĐ - Phó Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô Ngô Vương Tuấn chia sẻ chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” giúp các em học sinh được tiếp thêm niềm tin, trang bị thêm hiểu biết để tự tin bước lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai với tâm thế chủ động, sáng tạo và không ngại thay đổi.
Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề Giáo dục

Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề

TTTĐ - Với sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới, nhu cầu xã hội đối với các ngành nghề cũng đã thay đổi trong nhiều năm qua khiến câu chuyện chọn trường, ngành học nào phù hợp đã trở thành nỗi băn khoăn của hầu hết các bậc phụ huynh cũng như học sinh, đặc biệt vào thời điểm mùa thi đang đến rất gần.
Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025 Giáo dục

Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã chính thức ban hành Thông tư 06/2025, sửa đổi và bổ sung quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục mầm non, áp dụng từ năm 2025 và có nhiều thay đổi quan trọng.
Đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT Giáo dục

Đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Một ngày trải nghiệm của trẻ mầm non ở làng gốm Bát Tràng Giáo dục

Một ngày trải nghiệm của trẻ mầm non ở làng gốm Bát Tràng

TTTĐ - Để giúp các bé hiểu hơn về những làng nghề truyền thống của Hà Nội, ngày 17/4 cô và các bé của Trường Mẫu giáo Số 3, quận Ba Đình, Hà Nội, đã đến thăm quan và trải nghiệm một số hoạt động tại Bảo tàng gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm).
Xem thêm