Chắt lọc luận cứ khoa học vững chắc để xây dựng quy hoạch tổng thể cho Hà Nội
GS.TS. Phùng Hữu Phú, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng lý luận Trung ương, Nguyên Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội phát biểu tổng kết hội thảo |
Phát biểu tổng kết hội thảo, GS.TS. Phùng Hữu Phú, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng lý luận Trung ương, Nguyên Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội khẳng định: Hội thảo có ý nghĩa thiết thực, quan trọng, đồng thời lãnh đạo thành phố cũng đặt nhiều kỳ vọng, chắt lọc luận cứ khoa học vững chắc để xây dựng quy hoạch tổng thể của Hà Nội, ứng dụng vào thực tiễn.
Chủ đề của hội thảo đã thu hút đông đảo sự tham gia của các nhà khoa học, quản lý, đón tiếp gần 300 chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành.
Sau 1 ngày làm việc nghiêm túc, thảo luận sôi nổi, Hội thảo đã có 26 ý kiến tham luận, trao đổi, tranh luận trực tiếp và 70 bài tham luận.
"Các ý kiến tham luận, phát biểu tiếp cận phong phú, toàn diện từ văn hóa học, sử học, khảo cổ học, xã hội học, kinh tế học của cán bộ khoa học các viện, trung tâm nghiên cứu, trường đại học có uy tín… Qua đó, thể hiện tri thức được ấp ủ từ lâu. Mà cao hơn là sự gửi gắm nhiều trăn trở, tâm huyết và tình yêu sâu nặng về Hà Nội", GS.TS. Phùng Hữu Phú nêu rõ.
Hội thảo cũng đã ghi nhận ý kiến, góp ý về vấn đề xây dựng thành phố sáng tạo, đề xuất các giải pháp, đề xuất phong phú, tầm nhận thức đúng người, cụ thể; Làm thế nào để phát triển công nghiệp văn hóa, nguồn lực văn hóa, con người văn hóa…
Những ý kiến được chắt lọc gửi lãnh đạo thành phố, xem đây là một trong những căn cứ quan trọng để lãnh đạo thành phố tiếp tục hoàn thành chủ trương, định hướng, giải pháp phát triển thủ đô nhanh, bền vững.
Nhiều đại biểu đã làm rõ được thế nào là văn hiến, văn minh, hiện đại và có mối quan hệ như thế nào. Trong đó có 2 yếu tố cơ bản là văn hóa tinh hoa và nội tại. Trong bối cảnh mới, yêu cầu mới, mục tiêu mới cần hiểu phong phú hơn, đầy đủ hơn về thủ đô trong tương lai. Đó là một Thủ đô có chất hội tụ tinh hoa, phát sáng hiền tài, khai phóng trí tuệ và tiến cùng thời đại.
Các đại biểu đánh giá cao nguồn lực của Hà Nội. Nguồn lực của Hà Nội là nơi hội tụ văn hóa quý báu, có nguồn tài nguyên văn hóa to lớn, vị thế đặc biệt, nguồn lực thời cơ… tiếp tục phát huy và mở ra kỳ vọng mới về phát triển.
GS.TS. Phùng Hữu Phú cảm ơn các chuyên gia, nhà nghiên cứu đã đóng góp cho thành công của Hội thảo và mong muốn các nội dung của Hội thảo sẽ tiếp tục được lan tỏa.
Quang cảnh hội thảo |
Hội thảo khoa học với chủ đề: “Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” là một trong những bước cụ thể hóa Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Những tư tưởng chỉ đạo quan trọng của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, đặc biệt là của đồng chí Tổng Bí thư tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc “Văn hóa thực sự là nền tảng, nguồn lực nội sinh và động lực đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, đặt văn hóa ngang hàng với kinh tế và các lĩnh vực trọng yếu khác của đất nước”.
Đồng thời, tiếp tục triển khai các nội dung được thảo luận tại các Hội thảo khoa học do Trung ương tổ chức về Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa ngày 17/12/2022 tại Bắc Ninh và về 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam ngày 27/2/2023 tại Hà Nội.
Trong bài phát biểu khai mạc hội thảo, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã nhấn mạnh: Đây là cơ hội đặc biệt quan trọng để thành phố nhìn nhận, đánh giá một cách tổng thể, toàn diện, chuẩn bị các luận chứng khoa học và thực tiễn để xây dựng thể chế, chính sách phát triển; Định vị các không gian phát triển, huy động các giá trị và nguồn lực văn hóa ...