Tag
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng

Phát huy nguồn lực văn hóa là cách hiệu quả để phát triển Thủ đô

Tin tức 21/03/2023 09:45
aa
TTTĐ - Văn hoá là một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng một Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại. Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa là cách hiệu quả nhất để phát triển văn hoá của Thủ đô.
Văn hóa trở thành nguồn lực nội sinh để phát triển Thủ đô Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại Phát huy nguồn lực nội sinh, năng lực sáng tạo trong mỗi người Hà Nội Sáng nay (21/3), diễn ra Hội thảo "Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hoá xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại"

Sáng 21/3, thành phố Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học “Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

Phát huy nguồn lực văn hóa là cách hiệu quả để phát triển Thủ đô
Quang cảnh hội thảo

Dự hội thảo về phía đại biểu Trung ương có các đồng chí: Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; PGS. TS Phùng Hữu Phú, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương; TS Phan Chí Hiếu, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Đại diện Bộ, ban, ngành Trung ương; Đại diện lãnh đạo các địa phương trong Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô...

Về phía TP Hà Nội có các đồng chí: Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn ĐBQH TP; Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP; Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP; Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy; Lãnh đạo các Sở, ban, ngành TP...

Hà Nội được biết đến là "Thành phố di sản"

Phát biểu khai mạc hội thảo, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh: Trên thế giới, hiếm có Thủ đô nào có lịch sử, truyền thống văn hóa hơn 1.000 năm tuổi (tính từ kinh đô của nhà nước Âu lạc vào đầu thế kỷ thứ 3 trước công nguyên) như Thủ đô Hà Nội.

Thủ đô Hà Nội được biết đến là “Thành phố di sản”, với quỹ di sản văn hoá vô cùng phong phú, đa dạng gồm5.922 di tích lịch sử, văn hóa, trong đó có 1 di sản văn hóa thế giới, 21 di tích và cụm di tích quốc gia đặc biệt; 1.793 di sản văn hóa phi vật thể.

Hà Nội có những di sản văn hóa vật thể vô giá, đó là những dấu tích của thành quách nguy nga, công trình kiến trúc tâm linh (đình, chùa, đền miếu, phủ…), tượng đài, công viên, vườn hoa, sông hồ…

Hà Nội còn là “đất trăm nghề”, là địa bàn có số lượng làng nghề nhiều nhất cả nướcvới trên1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó có hơn 300 làng nghề thủ công truyền thống tiêu biểu, có khoảng 70 không gian sáng tạo và 1.095 lễ hội và sinh hoạt văn hóa cộng đồng mang bản sắc văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng, gắn liền với những câu chuyện lịch sử trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Phát huy nguồn lực văn hóa là cách hiệu quả để phát triển Thủ đô
Các đại biểu tham quan Không gian văn hóa trải nghiệm bên lề Hội thảo

Theo Bí thư Thành ủy Đinhg Tiến Dũng, văn hoá là một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng một Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại. Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hoá là cách hiệu quả nhất để phát triển văn hoá của Thủ đô.

Trong nhiều năm qua, TP luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, coi văn hóa là động lực, là một trong các nguồn lực phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển Thủ đô. Liên tục trong nhiều nhiệm kỳ, Đảng bộ TP đều ban hành chương trình riêng về phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội văn minh.

Đặc biệt, thực hiện Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021, ngày 22/2/2022, Thành ủy Hà Nội ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Nghị quyết nhằm tạo bước phát triển toàn diện các ngành công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội cả về quy mô, chất lượng sản phẩm, dịch vụ và thị trường, đảm bảo phát triển bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ, tỷ trọng, giá trị gia tăng cao; Hoạt động có tính chuyên nghiệp, với kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; Dịch vụ, sản phẩm văn hóa đa dạng, có chất lượng, có thương hiệu, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ của người dân trong nước, thúc đẩy phát triển du lịch và xuất khẩu.

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cho biết: Quán triệt và nhận thức một cách toàn diện, sâu sắc về vị trí, vai trò, tầm quan trọng về văn hóa, dành sự quan tâm đặc biệt đến công tác xây dựng, phát triển văn hóa, TP Hà Nội đã tập trung đầu tư cho phát triển văn hóa với mục tiêu là bảo vệ, bảo tồn giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, văn hóa dân tộc; Phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, các công trình văn hóa.

TP đã dành nguồn lực đầu tư 3 lĩnh vực: Y tế, giáo dục - đào tạo và văn hoá giai đoạn 2022 – 2025 và các năm tiếp khoảng 49.200 tỷ đồng. Trong 2 năm 2021-2022, đã hoàn thành tu bổ, tôn tạo 181 di tích, trong đó có 4 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 114 di tích cấp quốc gia, 63 di tích cấp TP.

Chuẩn bị các luận chứng khoa học và thực tiễn để xây dựng thể chế, chính sách phát triển

Cũng theo Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng, Thủ đô Hà Nội đang quyết liệt triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVII. Với tinh thần đổi mới quyết liệt, sự vào cuộc thực sự của cả hệ thống chính trị, Thủ đô Hà Nội đã đạt được những kết quả khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực.

Phát huy nguồn lực văn hóa là cách hiệu quả để phát triển Thủ đô
Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng phát biểu khai mạc hội thảo

Đặc biệt năm 2022 vừa qua, Thành ủy đã chủ động lãnh đạo, chỉ đạo tập trung thực hiện có hiệu quả mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội, chỉ đạo thực hiện tốt chủ đề công tác năm 2022 là “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển” và đã đạt được những kết quả nổi bật; Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2020, trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Trong đó đề ra 4 quan điểm, 2 mục tiêu và 8 nhóm nhiệm vụ giải pháp TP Hà Nội cần tập trung triển khai thực hiện.

Đây là cơ sở pháp lý, điều kiện quan trọng để tạo động lực phát triển Thủ đô từ nay đến năm 2030 và 2045, với định hướng lớn: Thủ đô Hà Nội là Thành phố "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại"; Xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; Trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế; Đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn, phát triển nhanh, bền vững, có sức lan toả để thúc đẩy vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển.

Cho biết, hội thảo hôm nay là sự tiếp nối, kế thừa và vận dụng những kết quả của các hội nghị, hội thảo khoa học vào thực tiễn cuộc sống đang diễn ra hết sức sôi động trên địa bàn TP, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng mong muốn có sự đồng hành, tham gia đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu để tiếp tục làm rõ hơn nội hàm và giải pháp phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

Đặc biệt trong năm 2023, TP đang triển khai đồng thời 3 nội dung quan trọng, đó là: xây dựng Luật Thủ đô sửa đổi, lập Quy hoạch Thủ đô, Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

“Đây cũng là cơ hội đặc biệt quan trọng để nhìn nhận, đánh giá một cách tổng thể, toàn diện, chuẩn bị các luận chứng khoa học và thực tiễn để xây dựng thể chế, chính sách phát triển; Định vị các không gian phát triển, chú trọng đến không gian văn hóa, huy động các giá trị và nguồn lực văn hóa ...”, Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh và tin tưởng qua Hội thảo này, TP sẽ có thêm nhiều sáng kiến tư vấn trong phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa nhằm xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, có thể sánh ngang tầm các Thủ đô và TP hàng đầu trong khu vực.

Đọc thêm

Đề xuất bỏ thi nâng ngạch công chức, xóa “biên chế suốt đời” Tin tức

Đề xuất bỏ thi nâng ngạch công chức, xóa “biên chế suốt đời”

TTTĐ - Dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) bỏ quy định thi nâng ngạch, thay vào đó là cơ chế bổ nhiệm vào ngạch tương ứng với yêu cầu vị trí việc làm được giao đảm nhiệm theo năng lực, kết quả thực thi nhiệm vụ. Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, dự luật tiếp tục thể chế hóa chủ trương xóa tư duy “biên chế suốt đời”.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru Tin tức

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru

Sáng 28/4, tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam từ ngày 27-29/4.
Thường trực Chính phủ cho ý kiến về 4 nội dung quan trọng Tin tức

Thường trực Chính phủ cho ý kiến về 4 nội dung quan trọng

Ngày 27/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ tiếp tục cho ý kiến về 4 nội dung quan trọng phục vụ Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV chuẩn bị khai mạc đầu tháng 5/2025.
"Chuyến tàu Đại đoàn kết" đưa hơn 60 kiều bào ra Trường Sa Thời sự

"Chuyến tàu Đại đoàn kết" đưa hơn 60 kiều bào ra Trường Sa

TTTĐ - Hơn 60 đại biểu kiều bào từ 24 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tham gia "Chuyến tàu Đại đoàn kết", thăm dân, quân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1.
Phó Thủ tướng làm việc với Đảng ủy VNPT và BIDV về công tác chuẩn bị đại hội Tin tức

Phó Thủ tướng làm việc với Đảng ủy VNPT và BIDV về công tác chuẩn bị đại hội

Chiều 26/4, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chủ trì các cuộc làm việc với Đảng ủy Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) và Đảng ủy Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) về công tác chuẩn bị đại hội của 2 Đảng bộ nhiệm kỳ 2025-2030.
Treo cờ Tổ quốc kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước Tin tức

Treo cờ Tổ quốc kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội ban hành Thông báo số 465/TB-UBND về việc treo cờ Tổ quốc.
Thông qua nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã Tin tức

Thông qua nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

TTTĐ - Ngày 25/4, HĐND TP Hà Nội đã có thông báo về nội dung, thời gian và công tác chuẩn bị tổ chức kỳ họp chuyên đề (Kỳ họp thứ 22) của HĐND TP khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026.
Đoàn ĐBQH TP làm việc với các cơ quan trước kỳ họp Quốc hội Tin tức

Đoàn ĐBQH TP làm việc với các cơ quan trước kỳ họp Quốc hội

TTTĐ - Chiều 25/4, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP Hà Nội làm việc với Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội trước kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV.
Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Chủ tịch Quốc hội Lào Thời sự

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Chủ tịch Quốc hội Lào

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, sáng 25-4, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane.
Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Hà Nội Tin tức

Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Hà Nội

TTTĐ - Sở Nội vụ Hà Nội vừa có tờ trình Ban Thường vụ Đảng ủy UBND thành phố và UBND thành phố Hà Nội về việc báo cáo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội.
Xem thêm