Tag
Đề án Phòng, chống sụt lún, sạt lở, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn vùng ĐBSCL

"Chìa khoá" là kết hợp dự án hạ tầng thuỷ lợi và giao thông để quản lý tài nguyên nước

Môi trường 24/10/2024 20:00
aa
TTTĐ - Chiều 24/10, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà có buổi làm việc, nghe báo cáo kết quả xây dựng Đề án Phòng, chống sụt lún, sạt lở, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050; tiến độ huy động nguồn lực triển khai Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030.
Phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Bảo vệ tài nguyên nước hướng đến phát triển bền vững Tăng cường bảo vệ tài nguyên nước lưu vực sông Đồng Nai Hà Nội triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh quản lý tài nguyên nước là "lời giải" cho "bài toán" sụt lún, sạt lở, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh: VGP/MK

Rà soát, xác định các mục tiêu cụ thể của Đề án

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Đề án Phòng, chống sụt lún, sạt lở, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn vùng ĐBSCL đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm nâng cao năng lực phòng, chống sụt lún, sạt lở, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn; sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn nước góp phần đảm bảo ổn định dân sinh, phát triển bền vững kinh tế - xã hội và giữ vững an ninh quốc phòng vùng ĐBSCL.

Đồng thời, Đề án làm cơ sở để các cấp, các ngành tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp tổng thể vừa cấp bách, vừa lâu dài thích ứng với biến đổi khí hậu theo hướng quản lý rủi ro để từng bước chủ động kiểm soát hiệu quả các tác động, giảm thiểu thiệt hại do sụt lún, sạt lở, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn gây ra.

Mục tiêu của Đề án nhằm giải quyết cơ bản tình trạng sụt lún đất tại các vùng trọng điểm đến năm 2030; chủ động kiểm soát hiệu quả hoạt động khai thác nước ngầm, tích trữ nước; nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo sạt lở bờ sông, bờ biển; chủ động sắp xếp lại dân cư, di dời các hộ dân ra khỏi khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở; đảm bảo kiểm soát xâm nhập mặn mùa khô, duy trì nguồn nước ổn định cho sản xuất nông nghiệp, 80% người dân nông thôn sử dụng từ nước sạch tập trung…

Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Bộ NN&PTNT rà soát lại các nội dung, nhiệm vụ đã được giao trong các nghị quyết, quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống sụt lún, sạt lở, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn, để bổ sung, điều chỉnh trong Đề án để bảo đảm tính khả thi.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp báo cáo về nội dung dự thảo Đề án Phòng, chống sụt lún, sạt lở, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn vùng ĐBSCL đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 - Ảnh: VGP/MK
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp báo cáo về nội dung dự thảo Đề án Phòng, chống sụt lún, sạt lở, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn vùng ĐBSCL đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 - Ảnh: VGP/MK

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước, Chính phủ rất quan tâm và đã ban hành nhiều nghị quyết, chiến lược, chương trình, kế hoạch hành động tổng thể về phát triển bền vững ĐBSCL, thích ứng với biến đổi khí hậu. Các bộ, ngành cũng đã xây dựng, triển khai nhiều đề án, dự án cụ thể.

Dó đó, quá trình xây dựng Đề án Phòng, chống sụt lún, sạt lở, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn, Bộ NN&PTNT phải tiếp cận tổng thể, hệ thống, khoa học, bám sát Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, đề án đã được xây dựng.

Bộ NN&PTNT phối hợp với các Bộ: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải… rà soát, xác định các mục tiêu cụ thể của Đề án, tránh chồng chéo với các dự án, đề án đã được triển khai, bảo đảm khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của ĐBSCL.

Trong đó, "chìa khoá" là kết hợp dự án hạ tầng thuỷ lợi và giao thông để quản lý tài nguyên nước điều tiết lũ thượng nguồn và phân phối nước ngọt cho vùng trung tâm ĐBSCL, vùng ven biển; giảm khai thác nước ngầm để chống sụt lún; phòng, chống sạt lở bằng các công trình hạ tầng kỹ thuật kết hợp với quy hoạch, sắp xếp lại các khu dân cư ven sông, kênh, rạch và hỗ trợ chuyển đổi sinh kế cho người dân theo các vùng kinh tế nước ngọt, nước lợ, nước mặn.

Trên tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng yêu cầu trong Đề cần có tiêu chí lựa chọn đúng và trúng những dự án quan trọng, cấp bách cho ĐBSCL, nhất những dự án đa mục tiêu, bảo đảm nguyên tắc không hối tiếc, không trùng lặp.

Phó Thủ tướng nghe báo cáo về phương án huy động vốn hỗ trợ hạ tầng, kỹ thuật cho lúa chất lượng cao và phát thải thấp ở ĐBSCL - Ảnh: VGP/MK
Phó Thủ tướng nghe báo cáo về phương án huy động vốn hỗ trợ hạ tầng, kỹ thuật cho lúa chất lượng cao và phát thải thấp ở ĐBSCL - Ảnh: VGP/MK

Thống nhất phương án huy động vốn

Về tiến độ huy động nguồn lực triển khai Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030, lãnh đạo Bộ NN&PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, đại diện Bộ Tài chính đã trao đổi về phương án huy động vốn vay của WB để thực hiện hỗ trợ hạ tầng và kỹ thuật cho lúa chất lượng cao và phát thải thấp vùng ĐBSCL.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho biết, Bộ sẽ thay đổi cách tiếp cận từ "dự án" sang chương trình đầu tư công sử dụng vốn vay của WB, và xin ý kiến Quốc hội cho áp dụng cơ chế đặc thù để phân bổ trực tiếp cho các địa phương thực hiện dự án thành phần. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho rằng, với phương án Bộ NN&PTNT là cơ quan chủ quản đầu tư, trực tiếp ký kết và giải ngân vốn vay của WB trực tiếp cho địa phương thay vì qua nguồn ngân sách Trung ương, thì dự án sẽ thực hiện được ngay, không vướng luật.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ NN&PTNT phối hợp với các bộ, ngành, làm việc với WB và các nhà tài trợ quốc tế khác theo hướng là dự án tổng thể do Bộ NN&PTNT làm cơ quan chủ quản.

Việc thiết kế dự án phải bám sát Nghị định số 112/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về đất trồng lúa, từ quy hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ, dự án thành phần đến đánh giá kết quả, hiệu quả và kế thừa thành quả của các nguồn đầu tư trong nước, ngoài nước.

Đọc thêm

Tạm đóng cửa 4 sân bay tại miền Trung để tránh bão Trà Mi Xã hội

Tạm đóng cửa 4 sân bay tại miền Trung để tránh bão Trà Mi

TTTĐ – 4 sân bay miền Trung gồm các sân bay Đà Nẵng, Chu Lai, Phú Bài và Đồng Hới sẽ tạm dừng bay trong các khung giờ nhất định để đảm bảo an toàn trước bão Trà Mi.
Từ 10 giờ ngày 27/10, người dân Đà Nẵng hạn chế ra khỏi nhà Môi trường

Từ 10 giờ ngày 27/10, người dân Đà Nẵng hạn chế ra khỏi nhà

TTTĐ - Để chủ động ứng phó với bão, mưa lớn, TP Đà Nẵng đề nghị người dân (trừ các lực lượng làm nhiệm vụ) hạn chế ra khỏi nhà bắt đầu từ 10 giờ ngày 27/10.
Bão số 6 cách Đà Nẵng khoảng 307km, giật cấp 14 Xã hội

Bão số 6 cách Đà Nẵng khoảng 307km, giật cấp 14

TTTĐ - Dự báo trong 3 giờ đến, bão số 6 (có tên gọi Trà Mi) sẽ di chuyển theo hướng Tây, với tốc độ khoảng 25 - 30km/h.
Quảng Nam triển khai các biện pháp ứng phó khẩn cấp bão số 6 Môi trường

Quảng Nam triển khai các biện pháp ứng phó khẩn cấp bão số 6

TTTĐ - Trước diễn biến phức tạp của bão số 6, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Nam đã triển khai các biện pháp ứng phó khẩn cấp để bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân.
Đà Nẵng: Tàu cá ngư dân khẩn trương vào cảng tránh trú bão Môi trường

Đà Nẵng: Tàu cá ngư dân khẩn trương vào cảng tránh trú bão

TTTĐ - Ngư dân Đà Nẵng đang hối hả, khẩn trương đưa tàu thuyền lớn vào cảng neo đậu hoặc cẩu thuyền nhỏ lên bờ, gia cố, chằng chống nhà cửa để tránh bão số 6 (Trami).
Bão số 6 gây mưa lớn từ Hà Tĩnh đến Bình Định Môi trường

Bão số 6 gây mưa lớn từ Hà Tĩnh đến Bình Định

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 4 giờ ngày 26/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,4 độ Vĩ Bắc; 114,3 độ Kinh Đông, trên khu vực Bắc Biển Đông, cách khu vực Hoàng Sa khoảng 230km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (103-117km/giờ), giật cấp 14. Bão di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 20km/giờ.
Nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn nước Môi trường

Nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn nước

TTTĐ - Để ứng phó với tình trạng khan hiếm và ô nhiễm nguồn nước ngày càng nghiêm trọng, việc nâng cao năng lực truyền thông và trách nhiệm của cộng đồng là vô cùng cấp thiết.
Nghị định quy định về thanh lý rừng trồng Môi trường

Nghị định quy định về thanh lý rừng trồng

TTTĐ - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 quy định về thanh lý rừng trồng.
Người dân ở Quảng Nam lo lắng vì dòng suối bị đổi màu Xã hội

Người dân ở Quảng Nam lo lắng vì dòng suối bị đổi màu

TTTĐ - Nước từ đầu nguồn chảy qua khu dân cư cụm Hoà Vân (xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) bị đổi màu và bốc mùi hôi khiến người dân lo lắng.
Diễn tập phương án ứng phó sự cố môi trường do cháy, nổ Môi trường

Diễn tập phương án ứng phó sự cố môi trường do cháy, nổ

TTTĐ - Ngày 25/10, Ban chỉ đạo phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do cháy, nổ tỉnh Bình Dương đã tổ chức diễn tập phương án ứng phó sự cố môi trường do cháy, nổ tại tại Công ty TNHH Nan Pao Materials Việt Nam (Khu công nghiệp Đại Đăng, TP Thủ Dầu Một)
Xem thêm