Tag

Chính phủ trình Quốc hội 27 chính sách mới, đột phá cho Thành phố Hồ Chí Minh

Tin tức 26/05/2023 15:32
aa
TTTĐ - Chính phủ vừa chính thức trình Quốc hội dự thảo nghị quyết về thí điểm một số cơ chế đặc thù phát triển TP HCM với 27 điểm mới, đột phá.
Chính phủ trình Quốc hội tăng vốn điều lệ cho Agribank Chính phủ trình Quốc hội giảm 2% thuế VAT tiếp tục hỗ trợ người dân, doanh nghiệp Đại biểu Quốc hội kiến nghị tiếp tục giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp

Sáng 26/5, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường nghe tờ trình, báo cáo thẩm tra về dự thảo nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM.

Trình bày tờ trình, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, mục tiêu xây dựng dự thảo Nghị quyết nhằm xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội nhằm tạo cơ sở pháp lý để phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo đột phá, giải quyết các "điểm nghẽn" về phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, góp phần xây dựng, phát triển TP HCM như mục tiêu đã đặt ra tại các nghị quyết của Bộ Chính trị và Quốc hội.

Việc xây dựng dự thảo nghị quyết dựa trên quan điểm bảo đảm tuân thủ các quy định của Hiến pháp 2013, phù hợp với định hướng phát triển tại Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ, Nghị quyết số 31 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội TP HCM và Nghị quyết số 81 của Quốc hội về quy hoạch tổng thể quốc gia.

Nội dung chính của dự thảo nghị quyết có 7 nhóm cơ chế, chính sách với 44 nội dung cụ thể. Đó là các chính sách đã được quy định tại Nghị quyết số 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM; tại các nghị quyết về cơ chế đặc thù áp dụng cho các địa phương khác; tại các dự thảo luật trình Quốc hội...

Bên cạnh đó là các chính sách mới lần đầu được quy định với 4 nhóm vấn đề: Đầu tư; tài chính - ngân sách; quản lý đất đai, quy hoạch và tổ chức bộ máy. Trong các cơ chế, chính sách mới, đột phá, có tác động lan tỏa (gồm 27 cơ chế chính sách).

Chính phủ trình Quốc hội 27 chính sách mới, đột phá cho Thành phố Hồ Chí Minh
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày tờ trình dự thảo nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM

Cụ thể, Chính phủ đề xuất, trường hợp TP HCM dự kiến có nguồn thu ngân sách địa phương để bố trí tăng chi đầu tư phát triển trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, thành phố được thực hiện trước việc phân bổ nguồn thu này cho các dự án mới, bổ sung vào kế hoạch đầu tư công trung hạn, làm cơ sở bố trí vốn hằng năm và báo cáo Quốc hội vào năm cuối kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Bên cạnh đó, TP HCM được áp dụng thí điểm mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông (TOD): Sử dụng ngân sách địa phương nhằm triển khai dự án đầu tư công độc lập để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các dự án đầu tư vùng phụ cận các nhà ga thuộc tuyến đường sắt, vùng phụ cận các nút giao thông dọc tuyến đường Vành đai 3 để thu hồi đất, thực hiện tái định cư tại chỗ và tạo quỹ đất, đấu giá lựa chọn nhà đầu tư các dự án phát triển đô thị.

Đáng chú ý, về cơ cấu - tổ chức hành chính, Chính phủ đề xuất Quốc hội trao quyền thành lập Sở An toàn thực phẩm cho TP HCM. Sở này có chức năng thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật, xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

Bên cạnh đó, thành phố được quy định số lượng cấp phó của UBND TP HCM và UBND phường, xã, thị trấn; quy định việc bầu, tuyển dụng, quản lý, sử dụng cán bộ, công chức làm việc tại xã, thị trấn và cán bộ phường.

Chính phủ trình Quốc hội 27 chính sách mới, đột phá cho Thành phố Hồ Chí Minh
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh trình bày báo cáo thẩm tra

Báo cáo thẩm tra tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh cho biết, Ủy ban tán thành về sự cần thiết ban hành nghị quyết.

Theo đó, về căn cứ chính trị, Nghị quyết số 31-NQ/TW của Bộ Chính trị khẳng định “Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo ban hành nghị quyết của Quốc hội (thay thế Nghị quyết số 54/2017/QH14) để cho phép thí điểm cơ chế, chính sách vượt trội phát triển TP HCM.

Về cơ sở pháp lý, Nghị quyết số 76/2022/QH15 của Quốc hội quy định: “Giao Chính phủ nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM, trình Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết thay thế Nghị quyết số 54/2017/QH14 trong thời gian sớm nhất”.

Bên cạnh đó, qua tổng kết Nghị quyết số 54/2014/QH14 cho thấy, phạm vi, quy mô, tính chất của các chính sách hiện hành còn chừng mực, chưa tạo sức nặng đột phá; nhiều vướng mắc về thể chế đang cản trở phát triển.

Trong khi đó, TP HCM là trung tâm kinh tế, thương mại, tài chính lớn nhất cả nước, có vai trò quan trọng trong điều tiết về ngân sách trung ương, hiện đang đóng góp khoảng 27%. Việc có chính sách vượt trội là cần thiết không chỉ đối với thành phố mà cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả đất nước.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách, hồ sơ dự thảo nghị quyết cơ bản đủ điều kiện trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5. Tuy nhiên, phạm vi chính sách được đề xuất là khá rộng, trên nhiều lĩnh vực; Một số chính sách mới, tác động trực tiếp đến ngân sách Nhà nước, đời sống, xã hội và chứa đựng nhiều quy định khác với pháp luật hiện hành.

Do đó, để có căn cứ vững chắc cho việc quyết định, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị Chính phủ báo cáo đánh giá tác động cần cụ thể cả về mặt tích cực và cả những thách thức, những tác động không thuận khi triển khai; Cần chi tiết hơn về kết quả đầu ra, nhất là các chính sách tác động đến thu chi ngân sách Nhà nước đến nguồn lực thực hiện.

Đối với quan điểm, nguyên tắc ban hành nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, việc ban hành nghị quyết cần lưu ý, các quy định cần tháo gỡ kịp thời vướng mắc về thể chế đang cản trở phát triển, phát huy tiềm năng, khắc phục sức ỳ trong thực hiện các định hướng thời gian qua; Tuyệt đối không lợi dụng xây dựng pháp luật để hợp thức hóa sai phạm.

Chính sách mới cần “mang tính đột phá”, “vượt trội” theo đúng tinh thần Nghị quyết 24-NQ/TW, Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 81/2023/QH15 của Quốc hội song cần khả thi, có trọng tâm, không dàn trải; Tránh lợi dụng chính sách gây thất thoát, lãng phí.

Đồng thời, chính sách phải thực sự mang tính lan tỏa, tác động sâu rộng không chỉ đối với Thành phố mà cần mang lại hiệu ứng tích cực đối với vùng miền và đất nước, giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực đến vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương; Đi đôi với tăng cường phân cấp, phân quyền, cần đề cao trách nhiệm; song cũng rất cần một cơ chế bảo vệ, khuyến khích người nhiệt huyết, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách nhận thấy, cơ quan soạn thảo đã phối hợp với chính quyền thành phố xây dựng dự thảo nghiêm túc, công phu, tâm huyết, cầu thị. Các quy định phù hợp với định hướng trong các Nghị quyết của Đảng và Quốc hội.

Các chính sách khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực, bảo đảm tính kế thừa Nghị quyết 54, tích hợp một số chính sách tương đồng với các địa phương có cơ chế đặc thù. Nếu thực hiện thành công thí điểm các chính sách trong dự thảo sẽ tạo tiền đề quan trọng cho bước phát triển mới.

Tuy nhiên, để tiếp tục hoàn thiện, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh cho rằng, Chính phủ cần làm rõ với phạm vi chính sách như trong dự thảo thì đã đủ để tháo gỡ vướng mắc về thể chế đang cản trở tiến trình phát triển hay chưa.

Xét về số lượng chính sách là tương đối rộng, do vậy, cần có sự lựa chọn, có trọng tâm, tránh dàn trải để mỗi chính sách đều có cơ hội đi vào cuộc sống; Cần chú trọng hơn nữa những chính sách thực sự đột phá, tạo bước chuyển mới trong khai thác tiềm năng theo đúng Nghị quyết 31; tránh nhiều về số lượng nhưng hạn chế về sức nặng.

Về tính bao quát, hợp lý của chính sách, dự thảo tập trung nhiều vào chính sách chi ngân sách. Tuy nhiên, các chính sách thu ngân sách (như thuế, phí…) còn khá mỏng, trong khi thành phố có đặc thù, lợi thế rất lớn trong khai thác nguồn thu.

Vì vậy, Chủ nhiệm Lê Quang Mạnh đề nghị nghiên cứu, có chính sách thu khả thi, góp phần cân đối nguồn lực cho những chính sách chi ngân sách. Đồng thời, ông đề nghị rà soát lại các chính sách có tác động trực tiếp đến ngân sách Trung ương như các đề xuất miễn, giảm thuế để phù hợp với bối cảnh hiện nay, nhất là khi chuẩn bị áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu. Mặc dù rất cần một cơ chế ưu đãi so với các địa phương khác nhưng thành phố cần thu hút nhân tài, lao động chất lượng cao, song tránh tạo chênh lệch quá lớn về thu nhập giữa người lao động.

Bên cạnh đó, dự thảo quy định theo hướng phân cấp, phân quyền mạnh mẽ; nhiều quyền hạn được giao cho các tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, còn thiếu vắng các quy định về trách nhiệm; Đề nghị bổ sung để bảo đảm đúng nguyên tắc quyền hạn đi đôi với trách nhiệm.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách, để triển khai các quy định này cần khá nhiều văn bản hướng dẫn thi hành về quy trình, thủ tục... Vì vậy, ông đề nghị quy định rõ trong điều khoản thi hành những công việc cần triển khai; giao trách nhiệm cụ thể; Tránh ban hành xong nhưng không thể vận hành do các tổ chức, cá nhân không rõ căn cứ triển khai; Bảo đảm đúng nguyên tắc ủy quyền; Đồng thời bổ sung quy định về tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc * Tin tức

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc *

Lời điếu tại Lễ Truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trưởng Ban Lễ tang đọc tại Lễ Truy điệu ngày 26/7/2024.
Hơn 5.600 đoàn trong nước và quốc tế đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Tin tức

Hơn 5.600 đoàn trong nước và quốc tế đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Hơn 5.600 đoàn (với hơn 252.000 lượt người), là đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành, đoàn thể, địa phương, đơn vị, các lực lượng vũ trang Nhân dân, các đoàn ngoại giao, đại diện các tổ chức và bạn bè quốc tế, đồng bào đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Xúc động lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà Thời sự

Xúc động lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà

TTTĐ - Chiều 26/7, tại quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP Hà Nội), thân nhân của Tổng Bí thư, các lực chức năng, bà con Nhân dân tập trung làm lễ truy điệu.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mãi mãi thuộc về Tổ quốc và Nhân dân Tin tức

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mãi mãi thuộc về Tổ quốc và Nhân dân

TTTĐ - Trọn cuộc đời đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã bền bỉ cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta bằng một tinh thần, ý chí thép, không lùi bước trước những trở ngại, khó khăn; mang hết tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết cách mạng, làm việc đến hơi thở cuối cùng, tận tâm, tận lực, tận hiến cho Đảng, cho nước, cho dân; khẳng định một nhân cách lớn, sống trọn cuộc đời vì nước, vì Đảng, vì dân.
Để nghĩa tình Hà Nội "nuôi dưỡng" những tâm hồn nhân văn Tin tức

Để nghĩa tình Hà Nội "nuôi dưỡng" những tâm hồn nhân văn

TTTĐ - Cùng với cả nước, suốt nhiều năm qua, thành phố (TP) Hà Nội luôn quan tâm, chăm lo cho các thương bệnh binh, gia đình chính sách, người có công… coi đây không chỉ là trách nhiệm mà còn là tấm lòng, là văn hóa nêu gương của Thủ đô qua nhiều thế hệ.
Kỷ niệm về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở trường THCS Ba Đình Tin tức

Kỷ niệm về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở trường THCS Ba Đình

TTTĐ - Vinh dự được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm trong lần tiếp xúc cử tri quận Ba Đình năm 2011, cán bộ, giáo viên trường THCS Ba Đình (quận Ba Đình, Hà Nội) vẫn nhớ mãi hình ảnh của một vị lãnh đạo ân cần, giản dị, ấm áp.
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Tin tức

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu lúc 13h ngày 26/7 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội. Lễ an táng lúc 15h cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào luôn ghi nhớ những đóng góp to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Tin tức

Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào luôn ghi nhớ những đóng góp to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Sáng 26/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào sang Việt Nam dự Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Thay lời tri ân tới người con ưu tú của quê hương Tin tức

Thay lời tri ân tới người con ưu tú của quê hương

TTTĐ - Bằng những việc làm chân thành, giản dị nhưng vô cùng xúc động, người dân thôn Lại Đà (xã Đông Hội, huyện Đông Anh đã chuẩn bị quạt, nước, mũ, bánh mì… để tiếp đón người dân cả nước về viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tất cả những việc làm đó đã thể hiện sự tôn kính, trân trọng và hơn cả là tấm lòng biết ơn, tự hào đối với một người con ưu tú của quê hương.
Đoàn Ủy ban MTTQ TP Hà Nội viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Tin tức

Đoàn Ủy ban MTTQ TP Hà Nội viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Trong niềm xúc động và thành kính, Đoàn đại biểu Ủy ban MTTQ Việt Nam TP và các tầng lớp Nhân dân Thủ đô do Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Lan Hương làm trưởng đoàn đã vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Xem thêm