Tag

Chính phủ yêu cầu có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất “ba tại chỗ”

Doanh nghiệp 17/08/2021 16:13
aa
TTTĐ - Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương đề xuất chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất theo mô hình “ba tại chỗ”, “một cung đường, hai điểm đến” để đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch Covid-19.
Nhiều phương án thay thế “3 tại chỗ” cho doanh nghiệp ở TP HCM Loại bớt thủ tục giúp người dân, doanh nghiệp vay vốn ngân hàng “vượt sóng” đại dịch "Ba tại chỗ" trên các công trình dầu khí

Nội dung này được nêu ra tại tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ trực tuyến toàn quốc với các địa phương về tình hình kinh tế xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2021 vừa được Chính phủ ban hành.

Theo đó, tại nghị quyết, Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương đề xuất chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện sản xuất theo mô hình “ba tại chỗ”, “một cung đường, hai điểm đến” để đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch Covid-19.

Đồng thời, Bộ Tài chính sớm hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền quyết định các giải pháp gia hạn, miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất... để tiếp tục hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Đối với Bộ Công thương, Chính phủ giao bộ này chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng, thực hiện kế hoạch phục hồi sản xuất kinh doanh phù hợp với diễn biến của dịch bệnh Covid-19 tại các địa phương.

Trong “vòng xoáy” dịch bệnh, các doanh nghiệp đối mặt với nhiều nỗi lo, trong đó lo về chi phí, đặc biệt là việc “chảy máu lao động” khi mà dịch bệnh luôn thường trực lấy mất nhân lực của họ. Hơn nữa, tình trạng người lao động rời bỏ thành phố ngày một nhiều đang là yếu tố khiến doanh nghiệp khó trở lại đường đua.

Chính phủ yêu cầu có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất “ba tại chỗ”
Mô hình sản xuất “3 tại chỗ” tại Tổng công ty Đức Giang. (Ảnh: Vinatex)

Lãnh đạo một số doanh nghiệp chia sẻ, khó khăn lớn nhất trong việc triển khai “3 tại chỗ” đó là cơ sở hạ tầng không đủ điều kiện đáp ứng công tác phòng chống dịch, chi phí thực hiện lớn.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải chi phí 3-4 bữa ăn/ngày, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho người lao động ở lại, chi bồi dưỡng thêm cho lao động… Mặc dù có nhiều chế độ để giữ chân lao động nhưng lượng người đăng ký ở lại nhà máy tham gia sản xuất “3 tại chỗ” không đồng đều, có nơi chỉ tổ chức được 10-20% trên tổng số lao động của nhà máy khiến năng suất giảm.

Hầu hết các doanh nghiệp đang gặp phải tình trạng khó khăn chưa từng có và phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kiểm soát dịch bệnh trong thời gian tới. Các doanh nghiệp đang hết sức lo ngại nếu xuất hiện ca F0 trong nhà máy làm gián đoạn sản xuất, có thể phá hỏng toàn bộ những cố gắng mà họ đang thực hiện.

Hiện một số doanh nghiệp đang buộc phải chịu lỗ để thực hiện phương án “3 tại chỗ” nhằm đảm bảo tiến độ các đơn hàng đã ký kết, tuy nhiên do sức ép về tài chính, họ sẽ không thể bảo đảm sản xuất trong dài hạn.

Đồng thời, nguy cơ thiếu hụt lao động sau khi phục hồi kinh tế cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc khôi phục hoạt động của các doanh nghiệp, từ đó khiến họ sẽ phải đối mặt với nguy cơ khách hàng quốc tế sẽ dừng, huỷ đơn hàng để chuyển sang nước khác.

Cũng như dệt may, ngành thủy sản với đặc thù cần lượng lao động lớn thì việc xáo trộn nguồn nhân lực là tất yếu trong bối cảnh này.

Bà Trương Thị Lệ Khanh - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn cho biết, để đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu đã ký, các nhà máy của công ty đã triển khai “3 tại chỗ” với khoảng 50% số lao động. Trong khi công suất giảm một nửa thì chi phí sản xuất đã tăng đến 40% khiến giá thành sản phẩm đội lên nhiều lần và dòng tiền của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Như vậy, việc thiếu nguồn nhân lực dẫn đến sản xuất bị sụt giảm, nhiều đơn hàng phải gác lại hoặc bị mất, thì các chi phí cho doanh nghiệp đảm bảo được “3 tại chỗ” lại tăng vọt và đang tạo áp lực lớn cho họ.

Để xóa bất cập sau thời gian thực hiện “3 tại chỗ”, ngày 15/8, Hiệp hội các doanh nghiệp khu công nghiệp TP HCM (HBA) đã kiến nghị được thực hiện “2 tại chỗ - một vùng xanh”; đồng thời muốn được “tiêm vét” vắc xin cho công nhân tại các doanh nghiệp đang hoạt động trong khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn.

Theo ông Nguyễn Văn Bé - Chủ tịch HBA, để thực hiện, doanh nghiệp sẽ đồng hành cùng chính quyền xây dựng “vùng xanh”.

Cụ thể, nơi ở của công nhân có thể là nhà riêng/nhà trọ/ khu nhà trọ/ khách sạn nhưng trước hết phải nằm trong “vùng xanh” đã được khảo sát lựa chọn của doanh nghiệp nhằm bảo đảm đi lại bằng xe đưa đón tập trung.

Khi thực hiện phương án này, doanh nghiệp quan hệ chặt chẽ với khu phố/nhà trọ, chính quyền địa phương nhằm hỗ trợ, phối hợp củng cố xây dựng “vùng xanh” có công nhân cư trú như một “khu an toàn”. Mặc dù chi phí hỗ trợ chắc chắn sẽ tốn kém hơn nhiều so với các phương án khác nhưng công nhân có thể sinh hoạt thoải mái hơn.

Đọc thêm

Khẳng định năng lực nhà thầu Việt trong thời kỳ mới Doanh nghiệp

Khẳng định năng lực nhà thầu Việt trong thời kỳ mới

TTTĐ - Ngày 19/4, tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), Công ty TNHH Công Nghiệp Shiliduo Việt Nam đã chính thức khánh thành và đưa vào vận hành Nhà máy sản xuất phụ kiện và phụ tùng ngành ô tô, đánh dấu bước tiến chiến lược trong việc mở rộng hoạt động sản xuất toàn cầu. Đặc biệt, công trình do Công ty Cổ phần Ánh Dương Building làm tổng thầu thiết kế và thi công đã được đánh giá cao về tiến độ, chất lượng và tính chuyên nghiệp - khẳng định năng lực của nhà thầu Việt trong thời kỳ mới.
Meey Group lại được vinh danh tại Sao Khuê 2025 Doanh nghiệp

Meey Group lại được vinh danh tại Sao Khuê 2025

TTTĐ - Ngày 19/4, tại lễ trao giải Sao Khuê 2025 được tổ chức tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Tập đoàn Meey Land (Meey Group) vinh dự lần thứ 3 được xướng tên với sản phẩm mới Meey Atlas - Nền tảng bản đồ số toàn diện cho người Việt.
Chặng đường 30 năm, Co-opBank sải cánh vươn xa, vươn cao Doanh nghiệp

Chặng đường 30 năm, Co-opBank sải cánh vươn xa, vươn cao

TTTĐ - Chặng đường 30 năm là một hành trình đầy ý nghĩa và đáng tự hào, Co-opBank đã không ngừng phát triển lớn mạnh, hoạt động an toàn, là điểm tựa vững chắc cho hệ thống QTDND phát triển...
PGBank giữ vững đà tăng trưởng trong quý I/2025 Doanh nghiệp

PGBank giữ vững đà tăng trưởng trong quý I/2025

TTTĐ - Kết thúc quý I năm 2025, tình hình kinh doanh của Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) cải thiện đáng kể, nhờ nguồn thu từ hoạt động tín dụng và thu nhập ngoài lãi chuyển biến tích cực, đảo chiều so với cùng kỳ năm trước.
Nestlé Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập Doanh nghiệp

Nestlé Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập

TTTĐ - Nestlé vừa tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm hình thành và phát triển tại Việt Nam.
Đẩy mạnh quá trình số hóa toàn diện và quyết liệt Doanh nghiệp

Đẩy mạnh quá trình số hóa toàn diện và quyết liệt

TTTĐ - Hòa nhịp cùng xu thế chuyển đổi số trong ngành ngân hàng, PVcomBank đang đẩy mạnh quá trình số hóa một cách toàn diện và quyết liệt.
ABBANK đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2025 đạt 1.800 tỷ đồng Doanh nghiệp

ABBANK đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2025 đạt 1.800 tỷ đồng

TTTĐ - Ngày 18/4, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua các báo cáo về kết quả hoạt động năm 2024 và kế hoạch năm 2025 của ABBANK, nhấn mạnh mục tiêu tăng tốc chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả kinh doanh dựa trên am hiểu khách hàng và công tác thực thi chiến lược phát triển bền vững.
Kinh nghiệm đến từ công cuộc chuyển đổi xanh của Vinamilk Doanh nghiệp

Kinh nghiệm đến từ công cuộc chuyển đổi xanh của Vinamilk

TTTĐ - Theo đuổi chiến lược chuyển đổi xanh, Vinamilk không chỉ đạt được mục tiêu phát triển bền vững mà còn có tác động tích cực đến các doanh nghiệp, bên liên quan và cộng đồng cũng như ngành sữa, chăn nuôi bò sữa tại Việt Nam.
Quý I/2025, Hòa Phát đạt hơn 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế Doanh nghiệp

Quý I/2025, Hòa Phát đạt hơn 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế

TTTĐ - Ngày 17/4/2025 tại Hà Nội, Tập đoàn Hòa Phát tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua kế hoạch năm 2025 với doanh thu dự kiến 170.000 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2024. Lợi nhuận sau thuế dự kiến là 15.000 tỷ đồng, tăng 24,8% so với năm trước. Kết thúc quý 1, Hòa Phát đạt hơn 37.900 tỷ đồng doanh thu và 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng tương ứng 22% và 16% so với cùng kỳ 2024.
ROX Key đặt mục tiêu doanh thu 1.000 tỷ đồng Doanh nghiệp

ROX Key đặt mục tiêu doanh thu 1.000 tỷ đồng

TTTĐ - Theo kế hoạch kinh doanh đã được đại hội đồng cổ đông thông qua, ROX Key đặt mục tiêu doanh thu năm 2025 là 1.000 tỷ đồng, tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định trong bối cảnh kinh tế đầy thách thức.
Xem thêm