Tag

Loại bớt thủ tục giúp người dân, doanh nghiệp vay vốn ngân hàng “vượt sóng” đại dịch

Doanh nghiệp 10/08/2021 16:00
aa
TTTĐ - Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ chỉ đạo các nhà băng tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận tín dụng để vượt qua giai đoạn “nước sôi lửa bỏng”.
Chính sách “cấp cứu” doanh nghiệp: Từ chủ trương tới thực tế còn khá xa Loạt giải pháp của ngành ngân hàng giúp người dân, doanh nghiệp qua cơn nguy nan

Doanh nghiệp vẫn kêu khó tiếp cận tín dụng

Trước đó, để hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, trong đó có Thông tư 01/2020 và Thông tư số 03/2021 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ.

Nhận xét về các giải pháp hỗ trợ từ phía ngân hàng, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, các nhà băng cố gắng giảm lãi suất là sự chia sẻ đáng ghi nhận, đặc biệt nguồn hỗ trợ này là từ nguồn lực của chính các ngân hàng với ước tính mỗi đơn vị tham gia lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

Tuy nhiên, ông Lộc cho rằng, số doanh nghiệp thật sự tiếp cận được lãi suất giảm còn ít so với kỳ vọng, họ vẫn còn “kêu nhiều”, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ vì khó tiếp cận vốn vay ưu đãi. Vì vậy, cộng đồng doanh nghiệp mong muốn các ngân hàng cần nỗ lực hơn nữa trong việc đồng hành, chia sẻ khó khăn.

“Bản thân các ngân hàng cũng phải hoạt động kinh doanh như một doanh nghiệp, việc mở rộng tín dụng cho vay cũng đòi hỏi phải đi đôi với chất lượng tín dụng, nên dư địa về chính sách tiền tệ, hạ lãi suất điều hành, tạo điều kiện để hạ tiếp lãi vay cũng không còn nhiều”, ông Vũ Tiến Lộc nhận định.

Lãnh đạo VCCI cũng cho biết, có nhiều khoản nợ cần được cơ cấu lại nhưng lại không đáp ứng được điều kiện quy định tại Thông tư 03/2021 về thời gian phát sinh nợ là trước ngày 10/6/2020. Trong bối cảnh khó khăn, doanh nghiệp sẽ cần nhiều thời gian để khôi phục, ổn định nên nợ phát sinh nghĩa vụ phải trả sau tháng 12/2021 vẫn cần phải cơ cấu lại. Hơn nữa, đối với việc cơ cấu thời gian trả nợ thêm 12 tháng như tại Thông tư 03/2021 thì doanh nghiệp vẫn khó có thể trả nợ.

Loại bớt thủ tục giúp người dân, doanh nghiệp vay vốn ngân hàng “vượt sóng” đại dịch
Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Tương tự, ông Lê Minh Long - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Bệnh viện đa khoa Sun medical Việt Nam cho rằng, hiện nay tất cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều có quan hệ tín dụng và vay ngân hàng với lãi suất từ 10,5% đến 12,5 % năm. Trong khi, nguồn thu của hầu hết các họ đang gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19 kéo dài liên tục, cùng với việc nhiều địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội nên có hàng nghìn doanh nghiệp phá sản, giải thể, chết lâm sàng.

Trước thực trạng đó, ông Lê Minh Long mong rằng Thủ tướng chỉ đạo các cấp, hệ thống ngân hàng cho phép các doanh nghiệp được giãn nợ, khoanh nợ, giảm lãi suất trong thời suốt thời gian dịch bệnh, ngừng sản xuất kinh doanh, không bị chuyển thành nợ xấu và được tiếp cận với các nguồn hỗ trợ về tài chính của Chính phủ để có thể giữ chân người lao động và khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh ngay sau khi kiểm soát được dịch bệnh.

Ông Nguyễn Quang Huân - Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam cũng đánh giá, một trong những biện pháp hỗ trợ mà nhiều doanh nghiệp phản ánh, kiến nghị là giảm lãi vay của các ngân hàng, bởi lãi suất cho vay vẫn rất cao, thủ tục tiếp cận vốn khó khăn, rườm rà, nhiêu khê và đẩy rủi ro cho doanh nghiệp.

Theo ông Huân, về bản chất, ngân hàng cũng là một doanh nghiệp, hoạt động và kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp và các luật chuyên ngành như Luật Các tổ chức tín dụng, nên cần bảo đảm hợp tác công bằng giữa ngân hàng và bên vay.

Hiện nay, các ngân hàng thương mại đang áp dụng mức chênh lệch tiền gửi và tiền cho vay là 3,5-4,0%/năm đã đẩy lãi suất cho vay trước đây lên 10-11% là quá cao. Hiện đã giảm tỷ lệ lãi suất xuống còn khoảng 9% nhưng đó là do lãi suất huy động tiền gửi giảm, còn mức chênh lệch của ngân hàng nêu trên là không đổi, nghĩa là ngân hàng vẫn giữ nguyên tỷ lệ lãi suất của mình trong khi các doanh nghiệp giảm lãi, thậm chí là thua lỗ.

"Như vậy là các ngân hàng chưa kịp thời chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp, giúp đỡ họ trong thời kỳ dịch bệnh theo như tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước", ông Huân nhìn nhận.

Bên cạnh đó, thủ tục huy động tiền gửi vào ngân hàng quá dễ dàng, còn thủ tục cho vay thì lại nhiêu khê, gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp. Trong đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng đã vấp phải hàng rào thủ tục hành chính với rất nhiều quy định được các ngân hàng dựng lên để đẩy rủi ro về phía doanh nghiệp là chính, thay vì bình đẳng với nhau và cùng chia sẻ rủi ro để phát triển.

Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp cũng phản ánh, không ít nhân viên ngân hàng chưa thực sự hiểu các yếu tố kỹ thuật và tài chính trong từng dự án cụ thể nên khi xác minh, thẩm định đã không đánh giá đúng mức độ khả thi nên đưa ra nhiều điều kiện chỉ cốt tránh rủi ro cho ngân hàng. Chính vì bất cập này mà đôi khi dự án tốt lại không được vay, khiến doanh nghiệp gặp khó khăn hơn.

Do đó, ông Nguyễn Quang Huân kiến nghị Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu chính sách giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp, triệt để cải cách thủ tục hành chính để họ tiếp cận vốn dễ dàng hơn trong thực tế.

Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp

Ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước cho biết, trước tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19, ngành ngân hàng đã chủ động triển khai hiệu quả các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, lãi suất, thanh toán cùng các chính sách kinh tế vĩ mô khác góp phần kiểm soát lạm phát, duy trì ổn định kinh tế, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Trong đó, về điều hành lãi suất, từ khi xuất hiện dịch Covid-19 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã liên tiếp ba lần điều chỉnh với tổng mức giảm 1,5-2,0%/năm đối với lãi suất điều hành, giảm 0,6-1,0%/năm trần lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dưới 6 tháng; giảm 1,5%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên (hiện ở mức 4,5%/năm).

Loại bớt thủ tục giúp người dân, doanh nghiệp vay vốn ngân hàng “vượt sóng” đại dịch
Ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước

Kết quả mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm khoảng 1%/năm trong năm 2020 và xu hướng giảm lãi suất này vẫn tiếp tục trong những tháng đầu năm 2021 với mức giảm khoảng 0,4%/năm.

Về điều hành tín dụng, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng cho cả năm, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế, từng ngân hàng. Đến nay, tín dụng toàn nền kinh tế đạt gần 9,82 triệu tỷ đồng, tăng 6,8% so cuối năm 2020.

Bên cạnh đó, theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng đã hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh thông qua việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ với dư nợ 308.346 tỷ đồng, cho vay mới với lãi suất thấp hơn trước dịch với doanh số giải ngân 3,87 triệu tỷ đồng.

Ngoài ra, các tổ chức tín dụng cũng đã thực hiện miễn, giảm, hạ lãi suất vay vốn với tổng số tiền lãi miễn, giảm là 18.886 tỷ đồng; miễn, giảm phí thanh toán, chuyền tiền trong 2 năm khoảng 2.112 tỷ đồng và ủng hộ an sinh xã hội cho phòng chống dịch, quỹ vắc xin tổng số tiền 2.300 tỷ đồng.

Theo ông Đào Minh Tú, Ngân hàng Nhà nước sẽ luôn đồng hành, quan tâm, hỗ trợ và giúp đỡ người dân, doanh nghiệp lúc khó khăn, trên tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.

Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát, diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ tạo điều kiện giảm chi phí vốn cho người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế.

Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước sẽ chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận tín dụng, đáp ứng nhu cầu hợp pháp của người dân, doanh nghiệp.

Trong đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ sửa đổi, bổ sung ngay Thông tư 01/2020, Thông tư 03/2021 về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi phí, giữ nguyên nhóm nợ hoặc ban hành một cơ chế mới phù hợp với thực tế của nền kinh tế hiện nay, diễn biến mới của dịch bệnh để tiếp tục hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.

Ông Đào Minh Tú cho biết, Ngân hàng Nhà nước đang thu thập các ý kiến, thiết kế lại các chính sách theo hướng bảo đảm sự hỗ trợ tốt hơn, quyết liệt, chủ động hơn để trợ lực kịp thời cho các doanh nghiệp, người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19.

Trong đó, Ngân hàng Nhà nước đang xem xét điều chỉnh nhiều quy định như: Mở rộng phạm vi khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí; cho phép tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí đối với cả các khoản nợ phát sinh từ sau ngày 10/6/2020 cho đến một thời điểm phù hợp với diễn biến của dịch bệnh trên cơ sở đánh giá tác động của đợt dịch Covid-19 lần thứ 4.

Tuy nhiên, khi xây dựng chính sách, Ngân hàng Nhà nước cũng phải tính toán bảo đảm hài hoà, giải quyết nhiều câu hỏi đặt ra là giãn, hoãn thế nào, kéo dài bao lâu, thời điểm nào, trích lập dự phòng rủi ro ra sao. Việc hỗ trợ doanh nghiệp nhưng cũng phải bảo đảm không để lại hậu quả, nếu cơ cấu không hợp lý, không phản ánh khách quan nền kinh tế, nợ xấu cao thì sẽ ảnh hưởng đến an toàn hệ thống, dự phòng rủi ro trong tương lai.

Theo Phó Thống đốc, thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai cam kết giảm lãi suất (lên đến 1%/năm) dư nợ hiện hữu quy mô trên 20.000 tỷ đồng; dành riêng gói hỗ trợ giảm lãi suất 4.000 tỷ đồng, giảm 100% các loại phí dịch vụ ngân hàng trong thời gian giãn cách cho TP HCM, Bình Dương và các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội khẩn trương cho vay trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (gói 7.500 tỷ đồng); kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện...

Nói thêm về gói hỗ trợ an sinh xã hội 26 nghìn tỷ đồng, Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú cho biết, rút kinh nghiệm từ gói 62 nghìn tỷ đồng, gói hỗ trợ lần này đã đi vào cuộc sống khẩn trương hơn và giải ngân khá tích cực.

Ở góc độ của ngành, Ngân hàng Nhà nước theo dõi chặt chẽ, chỉ đạo và phối hợp Ngân hàng Chính sách xã hội triển khai quyết liệt với tinh thần vướng mắc đâu tháo gỡ đó. Từ khi hoàn thiện cơ chế của khoản tái cấp vốn 7.500 tỷ đồng lãi suất 0% cho Ngân hàng Chính sách xã hội để làm nguồn vốn cho vay, đến nay sau 2 tuần đã giải ngân khá tích cực được khoảng gần 150 tỷ đồng.

Tuy nhiên, do đây là chính sách ưu tiên, ưu đãi vẫn phải đảm bảo nguyên tắc tránh lợi dụng chính sách. Do đó, Ngân hàng Nhà nước rất mong có sự phối hợp của các Bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cùng chính quyền địa phương hỗ trợ Ngân hàng Chính sách xã hội tích cực triển khai chính sách trả lương người lao động do ngừng việc bởi dịch bệnh, đảm bảo giải ngân đúng đối tượng hiệu quả.

Ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội (HANOISME)

Trong bối cảnh dịch Covid-19, Chính phủ và các Bộ, ngành đã có phản ứng rất nhanh nhạy, với các chính sách toàn diện về tài khoá, tiền tệ, ngân hàng.

Tuy nhiên, dù các chính sách được đánh giá là hữu ích, nhưng vẫn còn khoảng cách khá xa từ chủ trương tới triển khai thực tế, đòi hỏi cần có các giải pháp để các chính sách hỗ trợ đi nhanh hơn vào cuộc sống, đơn cử là việc tiếp cận tín dụng vẫn còn hạn chế, nhiều doanh nghiệp "than thở" vẫn khó vay vốn ngân hàng do những quy định còn cứng nhắc.

Trong bối cảnh các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang gặp rất nhiều khó khăn, ông Mạc Quốc Anh cho rằng, Ngân hàng Nhà nước sớm có chỉ đạo để rà soát những khó khăn của doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Trên cơ sở đó, với các khoản nợ đến kỳ hạn phải trả gốc và lãi, cho phép các doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch Covid-19, có hợp đồng tốt và lịch sử trả nợ tốt, đúng hạn, đến kỳ tả nợ gốc và lãi, được đề xuất khoanh lại đến tháng 6/2022 mà không bị phạt, đưa vào nhóm nợ xấu, để doanh nghiệp có thời gian phục hồi.

Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách cơ cấu nợ vay, giãn nợ vay đối với khoản nợ phát sinh trong năm 2020-2021 và không chuyển nhóm nợ cho đến hết 31/12/2021; chỉ đạo hệ thống ngân hàng giảm từ 3 đến 5% lãi suất cho vay; cơ cấu lại thời hạn trả nợ; giữ nguyên nhóm nợ; cho vay mới để doanh nghiệp bổ sung vốn lưu động khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cần mở rộng đối tượng được giảm 2% lãi suất cho vay trực tiếp, cho vay gián tiếp không chỉ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mà thêm doanh nghiệp trong các ngành bị tác động trực tiếp nặng nề bởi dịch bệnh như hàng không, du lịch, khách sạn, vận tải…

Đọc thêm

Cộng đồng góp 1, Vinamilk góp thêm 1, để nhân đôi hỗ trợ cho học sinh vùng thiên tai Doanh nghiệp

Cộng đồng góp 1, Vinamilk góp thêm 1, để nhân đôi hỗ trợ cho học sinh vùng thiên tai

TTTĐ - Hơn 1,2 triệu sản phẩm dinh dưỡng Vinamilk, tương đương 6 tỷ đồng được hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại các tỉnh bị ảnh hưởng bão lũ Yagi. Đây là cam kết của Vinamilk từ chương trình “Vượt thiên tai – Tiếp bước tương lai”, phối hợp cùng Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, theo hình thức nhân viên, cộng đồng đóng góp 1 thì Vinamilk sẽ góp thêm 1, để nhân đôi số sản phẩm hỗ trợ.
BAC A BANK giảm lãi vay, đồng hành cùng khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi Doanh nghiệp

BAC A BANK giảm lãi vay, đồng hành cùng khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi

Nhằm chung tay tháo gỡ khó khăn, tái thiết cuộc sống sau bão lũ, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) chính thức triển khai gói vay với lãi suất hấp dẫn, linh hoạt, hỗ trợ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi bão Yagi sớm ổn định, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công chúng trầm trồ thưởng lãm nghệ thuật ánh sáng cùng Techcombank dịp 31 năm thành lập Doanh nghiệp

Công chúng trầm trồ thưởng lãm nghệ thuật ánh sáng cùng Techcombank dịp 31 năm thành lập

TTTĐ - Ngôn ngữ nghệ thuật Generative Art với hơn 13 triệu tia sáng đại diện cho những khách hàng luôn đồng hành cùng Techcombank đã làm người xem mãn nhãn tại các Hội sở Techcombank Quang Trung, Lê Duẩn và Trần Duy Hưng. Đây là một trong chuỗi hoạt động chào mừng 70 năm giải phóng Thủ đô Hà Nội, tưng bừng kỉ niệm 31 năm thành lập Techcombank “không ngừng tiến tới phiên bản vượt trội”.
Techcombank đồng sáng lập Trung tâm cách mạng công nghiệp thứ 2 của Đông Nam Á Doanh nghiệp

Techcombank đồng sáng lập Trung tâm cách mạng công nghiệp thứ 2 của Đông Nam Á

TTTĐ - Techcombank vừa trở thành một trong những thành viên đồng sáng lập Trung tâm cách mạng công nghiệp thứ 2 của Đông Nam Á tại TP Hồ Chí Minh.
Tổng Công ty Tín Nghĩa thông báo liên quan tới việc cổ phần hóa Doanh nghiệp

Tổng Công ty Tín Nghĩa thông báo liên quan tới việc cổ phần hóa

TTTĐ - Tổng công ty Tín Nghĩa vừa có thông cáo báo chí gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội; cổ đông, nhà đầu tư, khách hàng, đối tác, cơ quan báo chí về thông báo Kết luận Thanh tra việc chấp hành pháp luật trong cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước tại đơn vị.
Gần 100 doanh nghiệp tham gia Triển lãm Thang máy quốc tế Việt Nam 2024 Doanh nghiệp

Gần 100 doanh nghiệp tham gia Triển lãm Thang máy quốc tế Việt Nam 2024

TTTĐ - Từ ngày 14 - 16/11, Triển lãm thang máy quốc tế Việt Nam năm 2024 sẽ diễn ra tại Trung tâm Triển lãm quốc tế (I.C.E Hanoi) số 91 Trần Hưng Đạo, Hà Nội, với sự tham gia của gần 100 doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Tăng cường xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP tại Hà Nội Doanh nghiệp

Tăng cường xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP tại Hà Nội

TTTĐ - Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2024 tiếp tục được tổ chức tại Trung tâm thương mại AEON MALL Hà Đông từ ngày 26 - 29/9/2024 có quy mô khoảng 70 gian hàng và không gian quảng bá, giới thiệu sản phẩm hữu cơ, sản phẩm từ tự nhiên, với sự tham gia của khoảng 90 tổ chức, doanh nghiệp, chủ thể OCOP đến từ 28 tỉnh, thành phố.
Hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi kinh doanh sau bão số 3 Doanh nghiệp

Hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi kinh doanh sau bão số 3

TTTĐ - Từ ngày 26 - 29/9, tại quảng trường lớn Công viên Hòa Bình, phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội diễn ra “Hội chợ xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa quận Bắc Từ Liêm”.
KITA Group tiếp tục dành chiến thắng tại Dot Property Vietnam Awards 2024 Doanh nghiệp

KITA Group tiếp tục dành chiến thắng tại Dot Property Vietnam Awards 2024

TTTĐ - Ngày 26/9, tại Lễ trao giải Dot Property Vietnam Awards 2024, KITA Group đã được xướng tên tại hạng mục giải thưởng: Nhà phát triển bất động sản Nhà ở tốt nhất Việt Nam 2024 - Best Housing Developer Vietnam 2024. Đây là năm thứ 2 liên tiếp KITA Group được vinh danh tại Dot Property Vietnam Awards. Giải thưởng một lần nữa minh chứng cho chiến lược kinh doanh bền vững và đột phá của KITA Group, khẳng định vị thế Nhà phát triển BĐS hàng đầu Việt Nam.
Quảng Trị: Gia hạn tiến độ Nhà máy phân bón Komix giai đoạn 2 Kinh tế

Quảng Trị: Gia hạn tiến độ Nhà máy phân bón Komix giai đoạn 2

TTTĐ - UBND tỉnh Quảng Trị chấp thuận nguyện vọng được gia hạn tiến độ sử dụng đất, thực hiện Dự án Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh Komix giai đoạn 2 và yêu cầu công ty phải hoàn thành dự án trước ngày 30/6/2025.
Xem thêm