Tag

Chính sách, đãi ngộ người giữ rừng có phần chưa tương xứng

Muôn mặt cuộc sống 05/05/2024 17:25
aa
TTTĐ - Chiều 5/5, tại TP Kon Tum, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì Hội nghị trực tuyến về công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng năm 2023 và 4 tháng đầu năm 2024 với các Bộ, ngành và các tỉnh: Kiên Giang, Cà Mau, Quảng Bình, Lai Châu, Nghệ An, Đắk Nông...
Tỉnh Kon Tum chỉ đạo điều tra vụ phá rừng tự nhiên Đăk Pxi Khởi tố 5 đối tượng vụ phá rừng tự nhiên tại Đăk Pxi Kiến nghị xử lý hàng loạt cán bộ để hơn 25ha rừng bị chết
Chính sách, đãi ngộ người giữ rừng có phần chưa tương xứng
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì Hội nghị (Ảnh: Trần Nghĩa)

Báo cáo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Quốc Trị cho biết, năm 2023 có 60/60 tỉnh, thành phố đã công bố hiện trạng với tổng diện tích rừng cả nước là 14.860.309ha.

Về công tác quản lý bảo vệ rừng, năm 2023, các cơ quan chức năng đã phát hiện 3.327 vụ vi phạm ảnh hưởng đến rừng trên phạm vi cả nước, giảm 597 vụ so với cùng kỳ 2022.

Bên cạnh đó, diện tích rừng bị tác động là 1.047,8ha; 4 tháng đầu năm 2024, các cơ quan chức năng đã phát hiện 650 vụ phá rừng, diện tích bị tác động 182,2ha giảm 75,7ha; số vụ chống người thi hành công vụ 10 vụ, làm 13 người bị thương và tử vong.

Chính sách, đãi ngộ người giữ rừng có phần chưa tương xứng
Quang cảnh Hội nghị công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữ cháy rừng tại điểm cầu tỉnh Kon Tum (Ảnh: Trần Nghĩa)

Các vụ phá rừng chủ yếu tại các tỉnh vùng Tây Nguyên, vùng miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ như Bắc Kạn, Sơn La, Điện Biên, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên...

Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng phá rừng, khai thác gỗ trái pháp luật diễn ra thường xuyên tại một số vùng trọng điểm, các khu vực giáp ranh giữa các tỉnh, nhất là khu vực Tây nguyên, Đông Nam Bộ.

Nguyên nhân chủ yếu là nhu cầu lấy đất sản xuất nông nghiệp, tập quán du canh, nhu cầu khai thác gỗ làm nhà... của người dân.

Diện tích rừng bị phá chủ yếu là diện tích rừng chưa được nhà nước giao, cho thuê đang do UBND cấp xã quản lý, một số diện tích do các Công ty Nông lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ quản lý.

Về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, năm 2023, cả nước đã xảy ra 310 vụ, diện tích rừng bị ảnh hưởng 674,5ha. Trong đó: Diện tích rừng có khả năng tự phục hồi khoảng 487,5ha (do cháy lướt, cháy thực bì, không ảnh hướng đến rừng), diện tích rừng khó có khả năng tự phục hồi khoảng 187ha.

Trong 4 tháng đầu năm 2024, cả nước đã xảy ra 89 vụ cháy rừng với diện tích rừng bị ảnh hưởng ước tính sơ bộ khoảng 498ha chủ yếu là các diện tích rừng trồng, rừng tự nhiên nghèo và rừng non phục hồi.

Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của hiện tượng EL NINO, nền nhiệt và số ngày nắng nóng cao hơn trung bình nhiều năm, nhất là trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 4, cùng với sự bất cẩn của người dân trong đốt nương làm rẫy, sử dụng lửa trong rừng, gần rừng đã dẫn đến xảy ra nhiều vụ cháy rừng.

Tham luận tại hội nghị, ông Nguyễn Hữu Tháp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum kiến nghị, tỉnh còn nhiều khó khăn, nguồn lực phát triển kinh tế xã hội chủ yếu dựa vào Trung ương. Do đó, nguồn kinh phí dành cho công tác quản lý, bảo vệ rừng có phần hạn chế.

Chính sách, đãi ngộ người giữ rừng có phần chưa tương xứng
Phó Chủ UBND tỉnh Kon Tum Nguyễn Hữu Tháp tham luận tại Hội nghị (Ảnh: Trần Nghĩa)

Theo đó, tỉnh đề nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm xem xét chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ương bố trí đủ và kịp thời nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và các chính sách hỗ trợ thuộc các chương trình, dự án trong lĩnh vực lâm nghiệp đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Bên cạnh đó, lực lượng Kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách là nòng cốt thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng nhưng các chế độ, chính sách, đãi ngộ có phần chưa tương xứng.

Do đó, tỉnh Kon Tum đề nghị Chính phủ quan tâm xem xét có các chính sách hỗ trợ cho lực lượng này để yên tâm công tác, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng.

Báo cáo với Phó Thủ tướng Chính phủ, ông Nguyễn Thanh Nhàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, địa phương có diện tích rừng lớn nhưng con người thì hạn chế nên rất khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang kiến nghị, để đảm bảo công tác quản lý, bảo vệ rừng trong thời gian tới, Chính phủ cần xem xét, tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí để xây dựng các hồ chứa, kênh rạch lớn nhằm phục vụ cho việc phòng cháy, chữa cháy rừng.

Đồng thời, Chính phủ cũng cần quan tâm hỗ trợ chính sách đặc thù cho lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, nhằm đáp ứng chất lượng trong công tác quản lý, bảo vệ rừng lâu dài.

Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đề nghị, các Bộ, ngành, địa phương cần nâng cao cảnh giác trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.

Phó Thủ tướng Chính phủ cũng đề nghị Công an các tỉnh cần kịp thời tham mưu cho lãnh đạo địa phương có kế hoạch tuyên truyền, vận động người dân chủ động và nêu cao tinh thần bảo vệ rừng, giảm thiểu các thiệt hại cháy rừng có thể xảy ra.

Theo Tổng cục Khí tượng Thủy văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tình hình khô hạn, thiếu nước tại khu vực Tây Nguyên đang diễn ra gay gắt, nhiều hồ chứa nhỏ đã cạn nước ảnh hưởng lớn đến cây trồng có kinh tế cao như cà phê, hồ tiêu. Trên địa bàn tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk và Lâm Đồng có khoảng 2.992ha bị ảnh hưởng hạn hán (trong đó có 1.885ha lúa, 1.103ha cây lâu năm, 4ha cây hàng năm).

Vi phạm lâm luật vẫn còn diễn biến phức tạp
Nhiều hồ đập tại Kon Tum đứng trước nguy cơ khô hạn, đe dọa đến diện tích hoa màu, cây trồng (Ảnh: Trần Nghĩa)

Tình trạng khô hạn thiếu nước cục bộ ngoài vùng cấp nước của các công trình thủy lợi đã xảy ra ảnh hưởng đến dân sinh và sản xuất nông nghiệp tại các tỉnh: Ninh Thuận (huyện Ninh Sơn, Bác Ái, Ninh Hải, Thuận Bắc, Thuận Nam); Bình Thuận (huyện Hàm Thuận Nam); Kon Tum (huyện Sa Thầy, Ia H’ Drai, Đắk Hà, Đăk Tô, Kon Rãy, TP Kon Tum); Gia Lai (huyện Mang Yang, Chư Păh, Đắk Pơ, Đức Cơ); Đắk Lắk (huyện Krông Búk, Ea H’leo, Krông Năng, Lắk, Buôn Đôn, Krông Pắc, TX Buôn Hồ, Cư Kuin, Cư M’gar); Đắk Nông (huyện Cư Jút, Krông Nô, Đắk Mil, Đắk R’Lấp); Lâm Đồng (huyện Lâm Hà, Bảo Lâm, Đạ Tẻh, Di Linh).

TRẦN NGHĨA

Đọc thêm

Thanh Oai bàn giao 40 Công đoàn cơ sở về LĐLĐ TP Hà Nội Muôn mặt cuộc sống

Thanh Oai bàn giao 40 Công đoàn cơ sở về LĐLĐ TP Hà Nội

TTTĐ - Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Oai vừa tổ chức Hội nghị bàn giao 40 Công đoàn cơ sở về LĐLĐ TP Hà Nội quản lý trực tiếp. Hoạt động này là một phần của kế hoạch sắp xếp lại tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, nhằm đảm bảo hoạt động tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.
Cam kết 97.000 đô la Mỹ hỗ trợ trẻ em đường phố và học sinh Muôn mặt cuộc sống

Cam kết 97.000 đô la Mỹ hỗ trợ trẻ em đường phố và học sinh

TTTĐ - Ngày 26/6, CapitaLand Development (CLD) đã khởi động chiến dịch “Bước chân gắn kết yêu thương” lần thứ ba tại Hà Nội, với sự đồng hành của Quỹ CapitaLand Hope Foundation (CHF) – nhánh thiện nguyện trực thuộc Tập đoàn CapitaLand.
Trao tặng hơn 660 triệu đồng tới bệnh nhi và trẻ em Muôn mặt cuộc sống

Trao tặng hơn 660 triệu đồng tới bệnh nhi và trẻ em

TTTĐ - Nhân Tháng hành động Vì trẻ em 2025, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) phối hợp với Quỹ Khởi sự từ tâm trao quà tới bệnh nhi và hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn với tổng kinh phí hơn 660 triệu đồng từ dự án “Sóng chữa lành”
Nhiều cán bộ ở Bình Dương nghỉ việc trước tuổi Muôn mặt cuộc sống

Nhiều cán bộ ở Bình Dương nghỉ việc trước tuổi

TTTĐ - Nhằm thực hiện hiệu quả chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, thời gian qua, tỉnh Bình Dương đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ trong công tác sắp xếp, bố trí, điều động cán bộ theo hướng chủ động, linh hoạt và quyết liệt.
Phó Thủ tướng kiểm tra công tác chuẩn bị thi tốt nghiệp tại Quảng Ninh Muôn mặt cuộc sống

Phó Thủ tướng kiểm tra công tác chuẩn bị thi tốt nghiệp tại Quảng Ninh

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long làm việc và kiểm tra công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại tỉnh Quảng Ninh.
Thí sinh Mrs Grand Việt Nam 2025 cùng lan tỏa yêu thương Muôn mặt cuộc sống

Thí sinh Mrs Grand Việt Nam 2025 cùng lan tỏa yêu thương

TTTĐ - Ngày 25/6, Ban Tổ chức và các thí sinh Hoa hậu Quý bà Hòa bình Việt Nam 2025 đã có chuyến thăm và tặng quà cho các em nhỏ nhiễm chất độc da cam tại Làng Hoà Bình Thanh Xuân, Hà Nội.
Quảng Ninh phát huy vai trò xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân Xã hội

Quảng Ninh phát huy vai trò xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân

TTTĐ - Chiều 25/6/2025, tại TP Hạ Long, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức Hội nghị lần thứ 3, khóa XII, nhiệm kỳ 2024–2029 nhằm đánh giá kết quả thực hiện chương trình phối hợp và thống nhất hành động trong 6 tháng đầu năm, đồng thời đề ra nhiệm vụ trọng tâm cho 6 tháng cuối năm 2025.
"Hạnh phúc tuổi trẻ" - tấm gương để soi chiếu chính mình Muôn mặt cuộc sống

"Hạnh phúc tuổi trẻ" - tấm gương để soi chiếu chính mình

TTTĐ - Với khổ sách bỏ túi nhỏ gọn, “Hạnh phúc tuổi trẻ” (Happy is the one who is nothing) là tuyển tập những bài viết ngắn, cô đọng và súc tích của Krishnamurti dành cho những bạn đọc trẻ. Ở đây, chúng ta gặp một tấm gương để soi chiếu chính mình chứ không phải bị đặt vào tiêu chuẩn, sự so sánh với người khác.
Ông Trần Phong được chỉ định giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Xã hội

Ông Trần Phong được chỉ định giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị

TTTĐ - Ông Trần Phong, Phó Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Trị (mới) giữ chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị (mới) nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Những ai tiếp tục làm việc tại Hải Dương thời gian đầu hợp nhất Muôn mặt cuộc sống

Những ai tiếp tục làm việc tại Hải Dương thời gian đầu hợp nhất

TTTĐ - Qua rà soát, Sở Nội vụ Hải Dương đề xuất 1.177 người ở lại làm việc tại Hải Dương trong thời gian đầu hợp nhất với TP Hải Phòng.
Xem thêm