Tag

Chủ động nâng cao sức khỏe để đối phó với dịch bệnh

Sức khỏe 06/06/2017 16:09
aa
TTTĐ.VN – Một tuần trở lại đây, thời tiết nắng nóng gay gắt, nhiệt độ trung bình lên tới 42 độ C, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân. Số lượng người nhập viện trong những ngày nắng nóng kỉ lục tăng lên nhanh chóng, nhất là người già và trẻ nhỏ. Do vậy, người dân cần chủ động nâng cao sức khỏe để đối phó với dịch bệnh.

Chủ động nâng cao sức khỏe để đối phó với dịch bệnh

Số lượng bệnh nhân nhập viện do nắng nóng tăng đột biến


Theo số liệu thống kê của Bệnh viện Nhi Trung ương, trong những ngày nắng nóng gay gắt vừa qua, số bệnh nhi đến khám tại bệnh viện tăng từ 10 - 15% so với những ngày bình thường. Tại Khoa Khám bệnh của bệnh viện, mỗi ngày tiếp nhận gần 3.500 bệnh nhi đến khám và điều trị, chủ yếu là các bệnh do sốt virus, tiêu chảy, viêm đường hô hấp.

Tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương, chỉ trong mấy ngày nắng nóng gay gắt, lượng người bệnh cao tuổi đến khám cũng tăng trung bình hơn 300 lượt người bệnh/ngày, chủ yếu liên quan đến bệnh đường hô hấp, tai biến mạch máu não…


Chủ động nâng cao sức khỏe để đối phó với dịch bệnh

Điều trị cho bệnh nhi bị viêm não Nhật Bản

Còn tại Bệnh viện Bạch Mai, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khám và điều trị cho hàng chục ngàn bệnh nhân. Riêng nội trú, mỗi ngày có 3.000 - 4.000 bệnh nhân, tương đương với số đó là người nhà đi cùng. Tại một số chuyên khoa, tình trạng nằm ghép chưa thể khắc phục nên người bệnh và các y bác sĩ đều hết sức vất vả. Hành lang, ghế chờ đều được bệnh nhân và người nhà tận dụng tối đa tránh nóng.

Theo nhận định của các chuyên gia y tế, do tình trạng nắng nóng kéo dài, thực phẩm dễ ôi thiu không bảo đảm an toàn thực phẩm, thiếu nước sạch, ô nhiễm không khí… Ðây là điều kiện thuận lợi cho các bệnh dịch có nguy cơ bùng phát mạnh vào dịp này như: tiêu chảy, tả, lỵ, đau mắt đỏ, thủy đậu, sốt do virus, viêm não Nhật Bản, viêm não mô cầu, tay chân miệng, sốt xuất huyết…

Chủ động phòng chống dịch bệnh

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, từ nay đến hết tháng 7, nước ta còn phải hứng chịu thêm nhiều đợt nắng nóng gay gắt, mỗi đợt thường kéo dài từ năm đến bảy ngày. Do vậy, để giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm cho người dân trong mùa hè, ngành y tế các địa phương cần chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch mùa hè và không để bùng phát dịch bệnh.

Cụ thể: chỉ đạo các bệnh viện, các trung tâm y tế bảo đảm tốt nhất việc khám, chữa bệnh, sơ cứu, cấp cứu người bệnh trong những ngày nắng nóng; tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ðối với các cơ sở khám, chữa bệnh, bên cạnh việc chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, thuốc, nguồn nhân lực phục vụ khám, chữa bệnh cho người dân, các đơn vị cần tăng cường ghế ngồi, quạt mát, nước uống cho người bệnh và người nhà người bệnh tại các khu chờ khám bệnh. Tổ chức việc đón tiếp khám, điều trị cho người bệnh sớm hơn so với thời gian quy định của các bệnh viện, để giảm thời gian chờ đợi vào những giờ cao điểm nắng nóng trong ngày.

Trung tâm y tế dự phòng cần tập trung theo dõi, giám sát, nhất là các ổ dịch cũ, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh; tăng cường giám sát các cơ sở khám, chữa bệnh, phát hiện sớm trường hợp mắc bệnh để kịp thời điều trị; phối hợp các cơ quan chức năng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tại cộng đồng…

Hiện, nhiều địa phương đang tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, các cấp, các ngành có liên quan và các trường THPT cần tạo điều kiện tốt nhất cho các học sinh như quạt mát, nước uống tại các phòng thi. Tổ chức cấp cứu kịp thời các em bị say nắng, ngộ độc thực phẩm...

Để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm vào mùa hè, nhất là trẻ em và người già, ngành y tế khuyến cáo người dân hạn chế đi ra đường; nếu bắt buộc phải ra ngoài trời nóng thì phải đội mũ, mặc quần áo, đeo kính, khẩu trang…

Không để nhiệt độ điều hòa trong phòng quá thấp, không để quạt thổi trực tiếp vào người để phòng bệnh đường hô hấp; thực hiện ăn chín, uống chín, bảo đảm an toàn thực phẩm; uống đủ nước và tăng cường dinh dưỡng, nhất là ăn nhiều hoa quả để bảo đảm đủ vitamin nhằm tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nhất là trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Khi bản thân và người thân trong gia đình nghi bị bệnh, cần đến ngay các cơ sở y tế nơi gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời...

Tin liên quan

Đọc thêm

Đẩy mạnh truyền thông dân số hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7 Tin Y tế

Đẩy mạnh truyền thông dân số hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7

TTTĐ - UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 161/KH-UBND về việc tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7/2025.
Tai nạn sinh hoạt dẫn đến dương vật biến dạng, gập góc "hiếm gặp" Tin Y tế

Tai nạn sinh hoạt dẫn đến dương vật biến dạng, gập góc "hiếm gặp"

TTTĐ - Bệnh viện Đa khoa Đông Anh tiếp nhận một bệnh nhân nam (47 tuổi) đến viện trong tình trạng dương vật biến dạng, gập góc bất thường, phù nề và bầm tím toàn bộ thân dương vật.
Khám tiền hôn nhân: Lối sống văn minh của các cặp đôi hiện đại Tin Y tế

Khám tiền hôn nhân: Lối sống văn minh của các cặp đôi hiện đại

Trong thời đại mới, khi chất lượng sống ngày càng được nâng tầm, nhiều cặp đôi trẻ đã lựa chọn khám tiền hôn nhân như một bước chuẩn bị thiết thực cho cuộc sống vợ chồng. Đây không chỉ là sự chủ động bảo vệ sức khỏe, đây còn là minh chứng cho tinh thần trách nhiệm với hạnh phúc gia đình, với thế hệ tương lai.
Dính hàng loạt vi phạm, Viện thẩm mỹ SILI bị phạt nặng Nhịp sống phương Nam

Dính hàng loạt vi phạm, Viện thẩm mỹ SILI bị phạt nặng

TTTĐ - Với nhiều lỗi vi phạm, Viện thẩm mỹ SILI đã bị Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh xử phạt số tiền 245 triệu đồng; đồng thời, tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn 3 tháng.
Giao Chủ tịch tỉnh quyết định nhiều vấn đề y tế quan trọng Sức khỏe

Giao Chủ tịch tỉnh quyết định nhiều vấn đề y tế quan trọng

TTTĐ - Chủ tịch UBND cấp tỉnh sẽ được phân quyền thực hiện các nhiệm vụ, như: Bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên pháp y, cấp giấy phép hành nghề y, tổ chức khám chữa bệnh nhân đạo, cấp phép thiết bị y tế, thực phẩm chức năng, cấp phép cơ sở thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, thí điểm khám chữa bệnh từ xa…
Trẻ em nhập viện vì bỏng tăng mạnh trong dịp hè Sức khỏe

Trẻ em nhập viện vì bỏng tăng mạnh trong dịp hè

TTTĐ - Mùa hè là thời điểm trẻ em được nghỉ ngơi, vui chơi sau một năm học căng thẳng, cũng là lúc các bệnh viện ghi nhận số ca trẻ bị bỏng tăng mạnh. Từ những tai nạn tưởng chừng đơn giản như đổ nước nóng, chơi gần bếp nướng, cho đến các sự cố nghiêm trọng liên quan đến cồn, lửa, khí gas… nhiều trẻ đã phải nhập viện trong đau đớn, để lại di chứng cả thể chất lẫn tinh thần.
Sốt xuất huyết Dengue ngày càng diễn biến khó lường cần ứng phó sớm Tin Y tế

Sốt xuất huyết Dengue ngày càng diễn biến khó lường cần ứng phó sớm

TTTĐ - Ngày 14/6, hưởng ứng Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết, báo Sức khỏe & Đời sống - Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế phối hợp với Công ty TNHH Dược phẩm Takeda Việt Nam tổ chức Chương trình Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: "Hướng tới không còn ca tử vong do sốt xuất huyết: Hiệp lực phòng bệnh bằng giải pháp tích hợp".
Đau nhức vùng mặt trái sau khi tiếp xúc hóa chất làm tóc Tin Y tế

Đau nhức vùng mặt trái sau khi tiếp xúc hóa chất làm tóc

TTTĐ - Bệnh viện Đa khoa Medlatec đã tiếp nhận một bệnh nhân 29 tuổi đến khám do ngạt mũi trái, chảy dịch đục mũi trái. Được biết, bệnh nhân là thợ làm tóc, thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất làm tóc.
Nghiêm cấm việc quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không đúng Tin Y tế

Nghiêm cấm việc quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không đúng

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành Công văn số 2842/SYT-NVY về việc tăng cường công tác quản lý hành nghề và quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố.
Tăng cường phòng chống dịch bệnh trong và sau lũ lụt, mưa bão Tin Y tế

Tăng cường phòng chống dịch bệnh trong và sau lũ lụt, mưa bão

TTTĐ - Ngày 13/6, Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế) đã có thông báo hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh trong và sau lụt lũ, mưa bão.
Xem thêm