Tag

Chủ động, nỗ lực đưa "chỉ tiêu" giảm nghèo về đích sớm

Muôn mặt cuộc sống 27/03/2025 09:18
aa
TTTĐ - Bằng nhiều giải pháp tích cực, Hà Nội đã thực hiện chỉ tiêu giảm nghèo về đích trước 1 năm kế hoạch giai đoạn 2022-2025, hiện không còn hộ nghèo (theo chuẩn của TP). Để có được những kết quả đó là nhờ các địa phương, đơn vị đã có những cách làm sáng tạo, linh hoạt theo tình hình thực tế.
31 hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ xây, sửa nhà Đóng góp của Hà Nội giúp Hà Giang thúc đẩy giảm nghèo bền vững Mặt trận và trách nhiệm trợ giúp người dân giảm nghèo

Tạo sự đồng thuận trong toàn hệ thống

Nếu như năm 2022 trên địa bàn huyện Ba Vì còn 436 hộ nghèo, 1.424 hộ cận nghèo thì chỉ sau 2 năm (kết thúc năm 2024), huyện đã không còn hộ nghèo theo chuẩn mới, hiện toàn huyện còn 945 hộ cận nghèo (chiếm 1,27%).

Có được kết quả đó, bên cạnh việc thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách hỗ trợ giảm nghèo của Trung ương, TP, huyện Ba Vì đã tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, huy động các nguồn lực từ xã hội cho công tác giảm nghèo. Trong đó, huyện đã huy động được sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp trong xã hội ủng hộ, hỗ trợ công tác giảm nghèo qua các cuộc vận động, phong trào của MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội. Giai đoạn 2022-2024, Quỹ Vì người nghèo cấp huyện, cấp xã trên địa bàn huyện đã tiếp nhận được 14,11 tỷ đồng.

Trên cơ sở các nguồn vốn từ xã hội hóa, từ năm 2022 đến năm 2024, toàn huyện đã thực hiện xây dựng, sửa chữa 397 nhà ở và xây mới 56 công trình vệ sinh, với tổng số tiền là 24,7 tỷ đồng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội, tặng quà… cho hộ nghèo với số tiền 2 tỷ đồng.

Chủ động, nỗ lực đưa
Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện Ba Vì trao hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà ở năm 2024 cho hộ nghèo, hộ cận nghèo

Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Đỗ Mạnh Hưng cho biết, kinh nghiệm trong huy động các nguồn lực xã hội là phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức Đảng trong triển khai các nhiệm vụ của địa phương, đơn vị; đề cao vai trò của các đồng chí Bí thư, Phó Bí thư chi bộ ở các thôn, tổ dân phố trong công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tại cơ sở ủng hộ, quyên góp trong công tác giảm nghèo.

Đồng thời, chú trọng đẩy mạnh công tác dân vận, hướng về cơ sở; tạo sự đồng thuận trong xã hội, các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện.

“Đặc biệt, trong triển khai thực hiện các chế độ, chính sách đối với các đối tượng được hưởng chế độ, chính sách phải bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, tuyệt đối không để trục lợi chính sách" - Chủ tịch UBND huyện Ba Vì nêu rõ.

Chú trọng thực hiện các mô hình hỗ trợ sinh kế

Tại huyện Sóc Sơn, đầu năm 2022, toàn huyện có 413 hộ nghèo, 1.753 hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025. Sau 3 năm triển khai thực hiện đến nay trên địa bàn huyện không còn hộ nghèo, còn 451 hộ cận nghèo (tỷ lệ 0,5%).

Thời gian qua, huyện đã hỗ trợ cho hơn 1.100 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo vay vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển kinh tế với tổng số tiền trên 44 tỷ đồng; hỗ trợ bò sinh sản cho 165 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn với tổng kinh phí trên 2,8 tỷ đồng.

Để triển khai đồng bộ và hiệu quả các chính sách, giải pháp giảm nghèo nhanh, bền vững, huyện Sóc Sơn đã tập trung nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các xã, thị trấn trong việc thực hiện chương trình giảm nghèo.

Đồng thời, triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách, giải pháp giảm nghèo bền vững như: Thực hiện các chính sách hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, của hộ gia đình; thực hiện kịp thời các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo; huy động các nguồn lực hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn...

Trong quá trình triển khai thực hiện, huyện luôn quan tâm chú trọng thực hiện các mô hình hỗ trợ sinh kế cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn để các hộ chuyển đổi nghề nghiệp, phát triển sản xuất, có công ăn việc làm và từng bước cải thiện đời sống, thu nhập, tạo ra những cơ hội mới cho người nghèo.

Chủ động, nỗ lực đưa
Hà Nội luôn quan tâm tạo giá đỡ an sinh giúp người dân thoát nghèo (Ảnh minh hoạ)

Kiên quyết không để tái nghèo

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Chương trình 08-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của Nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021-2025”, sau 4 năm thực hiện

Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2021 - 2025 và công tác giảm nghèo của TP Hà Nội giai đoạn 2022 - 2025 đã đạt được kết quả nổi bật.

Năm 2022, toàn TP đã giảm được 1.582 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo cuối năm còn 0,095%. Năm 2023, giảm được 1.456 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo còn 0,03%.

Với các giải pháp đồng bộ, sự tập trung chỉ đạo quyết liệt của thành phố đến hết năm 2024, TP Hà Nội đã không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo giảm còn 9.928 hộ (chiếm 0,43% số hộ dân), hoàn thành trước kế hoạch, vượt 182% chỉ tiêu giao. Như vậy, chỉ tiêu giảm nghèo đã về đích trước 1 năm kế hoạch đề ra giai đoạn 2022-2025.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình đề nghị các thành viên Ban chỉ đạo Chương trình; các sở, ngành, quận, huyện, thị xã tiếp tục tinh thần trách nhiệm, bám sát các chủ trương, chỉ đạo của Trung ương và TP để triển khai các nhiệm vụ. Trong đó tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm là mục tiêu giảm nghèo.

“Hà Nội hiện không còn hộ nghèo (theo chuẩn của TP Hà Nội) nhưng vẫn còn 9.928 hộ cận nghèo, nếu không làm tốt thì có thể dẫn đến tái nghèo. Chúng ta không bao giờ bằng lòng với những kết quả đạt được, đã làm tốt rồi phải làm tốt hơn" - Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình 08-CTr/TU nhấn mạnh.

Đọc thêm

TP Hồ Chí Minh lấy ý kiến về việc đổi tên khu phố, ấp Đô thị

TP Hồ Chí Minh lấy ý kiến về việc đổi tên khu phố, ấp

TTTĐ - TP Hồ Chí Minh sẽ lấy ý kiến cử tri về việc đổi tên 4.861 khu phố, ấp nhằm thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.
Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng trong vụ đuối nước tại Quảng Ninh Muôn mặt cuộc sống

Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng trong vụ đuối nước tại Quảng Ninh

TTTĐ - UBND huyện Hải Hà (Quảng Ninh) vừa cho biết thi thể cháu N.A.T, nạn nhân cuối cùng trong vụ 7 học sinh bị lũ cuốn trôi đã được lực lượng chức năng tìm thấy.
Hỗ trợ “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên Công đoàn khó khăn Muôn mặt cuộc sống

Hỗ trợ “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên Công đoàn khó khăn

TTTĐ - Ngày 23/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức trao hỗ trợ kinh phí xây dựng “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên thuộc LĐLĐ quận Thanh Xuân và LĐLĐ huyện Đan Phượng.
Treo cờ rủ và không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng trong thời gian tổ chức Lễ Quốc tang Xã hội

Treo cờ rủ và không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng trong thời gian tổ chức Lễ Quốc tang

TTTĐ - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy đã ký Công điện số 2281/CĐ-BVHTTDL về việc treo cờ rủ và không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng trong thời gian tổ chức Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
Các khu vui chơi TP Hồ Chí Minh tung nhiều ưu đãi dịp 1/6 Nhịp sống phương Nam

Các khu vui chơi TP Hồ Chí Minh tung nhiều ưu đãi dịp 1/6

TTTĐ - Nhiều khu vui chơi, giải trí tại TP Hồ Chí Minh đang đồng loạt triển khai các ưu đãi nhân dịp Quốc tế thiếu nhi 1/6, tưng bừng khởi động chuỗi hoạt động Hè 2025.
Quảng Ninh: Tích cực tìm kiếm học sinh bị đuối nước mất tích Muôn mặt cuộc sống

Quảng Ninh: Tích cực tìm kiếm học sinh bị đuối nước mất tích

TTTĐ - Liên quan đến vụ việc 7 học sinh bị lũ cuốn tại huyện Hải Hà (Quảng Ninh), đến thời điểm hiện tại, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể 3/4 nạn nhân. Lực lượng chức năng vẫn đang nỗ lực tìm kiếm nạn nhân mất tích còn lại.
Thăm, tặng quà công nhân bị tai nạn lao động ngành Công thương Muôn mặt cuộc sống

Thăm, tặng quà công nhân bị tai nạn lao động ngành Công thương

TTTĐ - Việc thăm hỏi, tặng quà, động viên người lao động có hoàn cảnh khó khăn, bị tai nạn lao động không chỉ là việc làm ý nghĩa trong Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động mà còn là dịp để các cấp Công đoàn khẳng định vai trò cầu nối giữa người lao động và doanh nghiệp, nơi lan tỏa yêu thương, nuôi dưỡng niềm tin và hun đúc tinh thần gắn bó lâu dài.
Quảng Nam: Vụ nổ nhà máy nam châm, 8 công nhân đã xuất viện Xã hội

Quảng Nam: Vụ nổ nhà máy nam châm, 8 công nhân đã xuất viện

TTTĐ - Trong vụ nổ tại nhà máy sản xuất nam châm từ tính SGI Vina (Quảng Nam), 8 trong số 12 công nhân bị bỏng đã xuất viện. Hiện còn 2 người điều trị tại Quảng Nam, 1 chuyển đến Đà Nẵng và 1 trường hợp nặng nhất dự kiến chuyển ra Hà Nội.
Hiểm họa từ thú chơi diều gần hành lang an toàn lưới điện Xã hội

Hiểm họa từ thú chơi diều gần hành lang an toàn lưới điện

TTTĐ - Thả diều là hoạt động vui chơi quen thuộc, nhưng khi thực hiện gần đường dây điện, trạm điện nó trở thành “Cái bẫy chết người” do nguy cơ điện giật, cháy nổ, tai nạn thương tâm. Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) khuyến cáo người dân không thả diều gần hành lang an toàn lưới điện để đảm bảo an toàn tính mạng và cung ứng điện an toàn, ổn định.
Hành trình 17 năm của SCG vì một xã hội hòa nhập cho trẻ khuyết tật tại Bà Rịa - Vũng Tàu Muôn mặt cuộc sống

Hành trình 17 năm của SCG vì một xã hội hòa nhập cho trẻ khuyết tật tại Bà Rịa - Vũng Tàu

TTTĐ - Nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 2025, SCG phối hợp với Trường nuôi dạy trẻ khuyết tật Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức sự kiện đặc biệt “Hành trình Ươm mầm ước mơ”. Chương trình đánh dấu cột mốc 17 năm SCG nỗ lực giảm bất bình đẳng trong giáo dục, mang lại cơ hội phát triển cho trẻ em khuyết tật, thể hiện cam kết mạnh mẽ trong chiến lược Tăng trưởng Xanh Toàn diện, hướng tới một xã hội công bằng và hòa nhập.
Xem thêm