Tag
Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam - Pháp lần thứ 12

Chủ động phòng ngừa, kiểm soát, phục hồi, các hệ sinh thái môi trường

Môi trường 14/04/2023 16:58
aa
TTTĐ - Trong khuôn khổ Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam - Pháp lần thứ 12, chiều 14/4, đã diễn ra hội thảo chuyên đề “Môi trường, nước và xử lý nước”.
Giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường tại làng nghề để phát triển kinh tế bền vững Nhiều địa phương triển khai hiệu quả, sáng tạo mô hình “Nhà của pin”, bảo vệ môi trường Hà Nội sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra 392 đơn vị, tổ chức về bảo vệ môi trường

Phát biểu tại hội thảo, ông Bùi Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, tháng 6/1972, Hội nghị về môi trường do Liên hiệp quốc tổ chức tại Stockhom, Thụy Điển đã lần đầu tiên nhấn mạnh về mối quan hệ giữa con người và môi trường với thông điệp “Chỉ một Trái đất". Đến nay, sau hơn 50 năm, nhân loại vẫn đang tiếp tục đối mặt với khủng hoảng kép do đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường... Chính vì vậy, bảo vệ môi trường, gắn với phát triển bền vững đã trở thành một trong những nội dung trọng tâm, quan trọng trong các chương trình nghị sự của Đảng, Nhà nước, trong các chủ trương, quyết sách phát triển đất nước của Việt Nam.

Chủ động phòng ngừa, kiểm soát, phục hồi, các hệ sinh thái môi trường
Ông Bùi Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND TP HCM phát biểu tại hội thảo

“Tư duy bảo vệ môi trường của chúng tôi đã chuyển từ bị động ứng phó, khắc phục sang chủ động phòng ngừa, kiểm soát, phục hồi, các hệ sinh thái môi trường. Với tinh thần chủ động đó, Việt Nam đã có khoảng 90 đối tác hợp tác song phương; Tham gia hơn 100 khuôn khổ hợp tác đa phương về tài nguyên, môi trường và khí hậu. Riêng với Pháp, cùng với sự phát triển tốt đẹp trong quan hệ song phương, hợp tác phát triển bền vững, trong đó có việc bảo vệ môi trường được xem là một trong những điểm nhất nổi bật. Tuyên bố chung Việt Nam - Pháp vào tháng 11/2021 nhân chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đến Pháp đã khẳng định cam kết của hai nước về quyết tâm thúc đẩy tăng trưởng bền vững”, ông Cường nhấn mạnh.

Với quan điểm phát triển kinh tế vùng gắn liền với nhiệm vụ quản lý kinh tế quốc gia, Việt Nam hiện có bốn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung, phía Nam và đồng bằng sông Cửu Long với tổng số 24 tỉnh, thành phố và được xác định là các vùng động lực làm đầu tàu kéo theo sự phát triển của các vùng khác trên cả nước. Trong bối cảnh đó, liên kết bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu không chỉ là bài toán của một địa phương riêng lẻ mà liên kết nội vùng và liên vùng hiện trở thành yếu tố tất yếu của quá trình phát triển, đặc biệt là phát triển bền vững, là tiền đề cho nhu cầu mở rộng quy mô kinh tế cũng như tính lan tỏa phát triển của các địa phương trong vùng và giữa các vùng với nhau.

Đến nay, nhiều địa phương Việt Nam đã chủ động hợp tác với các địa phương lân cận trong công tác bảo vệ môi trường, kiểm soát ô nhiễm lưu vực sông, khai thác sử dụng các nguồn nước liên tỉnh; Hình thành nhiều mô hình liên kết bảo vệ hành lang đa dạng sinh học và vùng đệm trong các khu bảo tồn thiên nhiên… Việc đẩy mạnh triển khai các mô hình liên kết, hợp tác trong bảo vệ môi trường đã nâng cao năng lực dự báo, tăng cường khả năng phòng ngừa, góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên trong vùng và trên phạm vi cả nước.

Chủ động phòng ngừa, kiểm soát, phục hồi, các hệ sinh thái môi trường
Quang cảnh hội thảo

Hội thảo chuyên đề có 12 tham luận với các nội dung chính như cải thiện chất lượng không khí; Chống biến đổi khí hậu; Xử lý chất thải rắn; Xử lý nước và cấp nước sạch; Giảm thiểu và tái chế rác; Kinh tế tuần hoàn…

Tại hội thảo, đại diện TP Hà Nội đã trình bày tham luận “Chung tay hợp tác cải thiện chất lượng không khí tại Hà Nội”. Theo đó, trong những năm qua, Hà Nội đã nghiên cứu, xây dựng và triển khai nhiều chính sách để cải thiện chất lượng không khí như Chỉ thị 15/CT-UBND về việc thay thế và loại bỏ toàn bộ việc sử dụng than tổ ong trong sinh hoạt và kinh doanh dịch vụ; Chỉ thị số 19/CT-UBND về các biện pháp khắc phục, hạn chế ô nhiễm, cải thiện chỉ số chất lượng không khí trên địa bàn thành phố; Nghiên cứu xây dựng Kế hoạch quản lý chất lượng không khí…

Bên cạnh đó, thành phố rà soát, điều chỉnh qui hoạch mạng lưới quan trắc không khí trên địa bàn trong khuôn khổ hợp tác với AFD. Đến nay đã lắp đặt và quản lý vận hành 35 trạm quan trắc không khí tự động. Dữ liệu quan trắc được liên tục cập nhật lên cổng thông tin điện tử của UBND thành phố Hà Nội, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và gửi 15 cơ quan báo chí truyền hình để phục vụ công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức...

Tại hội thảo, đại diện Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, thành phố đang ưu tiên phát triển các ngành có giá trị gia tăng cao, sử dụng năng lượng tái tạo, công nghệ thân thiện với môi trường... trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và đặc biệt trong phát triển đô thị như giao thông đô thị; chống ngập và cung cấp nước sạch...

"Công cuộc bảo vệ môi trường của các địa phương Việt Nam không chỉ dựa trên nội lực mà còn cần đến những kinh nghiệm và hợp tác từ bạn bè quốc tế. Với thế mạnh về kinh nghiệm và công nghệ môi trường hiện đại, các địa phương Pháp, các nhà đầu tư Pháp luôn được xem là các đối tác tin cậy của các địa phương Việt Nam trong nỗ lực phát triển bền vững", ông Bùi Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh nhấn mạnh.

Đọc thêm

Tỉnh Hà Giang: Chủ động ứng phó với lũ trên sông Gâm Môi trường

Tỉnh Hà Giang: Chủ động ứng phó với lũ trên sông Gâm

TTTĐ - Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai vừa có Công điện số 03/CĐ-QG hồi 13 giờ 30 ngày 10/6/2024 về việc chủ động ứng phó với lũ trên sông Gâm tại huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang.
Nhiều khu vực có mưa rào và dông trong ngày đầu tuần Môi trường

Nhiều khu vực có mưa rào và dông trong ngày đầu tuần

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 10/6, khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có mưa rất to.
Hà Nội và khu vực Bắc Bộ vẫn còn mưa to kéo dài đến sáng 10/6 Môi trường

Hà Nội và khu vực Bắc Bộ vẫn còn mưa to kéo dài đến sáng 10/6

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do chịu ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục đi qua khu vực Bắc Bộ, nên từ đêm 8/6 tới chiều 9/6, Bắc Bộ đã xảy ra mưa rào và dông trên diện rộng với lượng mưa phổ biến 30-80mm, có nơi trên 150mm.
Hàng loạt sai phạm tại dự án chống sạt lở bán đảo Thanh Đa Môi trường

Hàng loạt sai phạm tại dự án chống sạt lở bán đảo Thanh Đa

TTTĐ - Dự án chống sạt lở bán đảo Thanh Đa đoạn 4, do Công ty Cổ phần Tập đoàn Anh Vinh thi công có nhiều sai phạm, trong đó có việc thi công chậm tiến độ hơn 2 năm và hiện công trình đã dừng thi công.
Hà Nội: Thời tiết duy trì mát mẻ, có mưa rào rải rác Môi trường

Hà Nội: Thời tiết duy trì mát mẻ, có mưa rào rải rác

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 7/6, Bắc Bộ nhiều mây, có mưa rào và dông rải rác. Nhiệt độ cao nhất phổ biến ở mức 30-33 độ C.
Hà Nội có mưa rào và dông, khả năng xảy ra sét, mưa đá Môi trường

Hà Nội có mưa rào và dông, khả năng xảy ra sét, mưa đá

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, qua phân tích trên ảnh mây vệ tinh, ảnh radar thời tiết và số liệu định vị sét cho thấy vùng mây đối lưu đang phát triển và gây mưa cho một số khu vực của Hà Nội: Ba Vì, Phúc Thọ, Ứng Hòa.
Mít tinh hưởng ứng “Tháng hành động vì môi trường” Môi trường

Mít tinh hưởng ứng “Tháng hành động vì môi trường”

TTTĐ - Sáng 5/6, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng “Tháng hành động vì môi trường” và “Ngày Môi trường thế giới” với chủ đề: “Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hóa”.
Bắc Bộ có mưa từ ngày 5 đến đêm 6/6 Môi trường

Bắc Bộ có mưa từ ngày 5 đến đêm 6/6

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày 5 đến đêm 6/6, khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 40-120mm, có nơi trên 200mm.
"Nóng" vấn đề ô nhiễm sông hồ, xử lý xả thải Môi trường

"Nóng" vấn đề ô nhiễm sông hồ, xử lý xả thải

TTTĐ - Sáng 4/6, chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), nhiều đại biểu truy trách nhiệm của Bộ TN&MT về tình trạng ô nhiễm nguồn nước đang càng ngày càng nghiêm trọng; tình trạng đô thị xả thải, nông thôn gánh chịu ô nhiễm...
Tái phạm về khai thác khoáng sản sẽ chuyển sang cơ quan điều tra Môi trường

Tái phạm về khai thác khoáng sản sẽ chuyển sang cơ quan điều tra

TTTĐ - Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc Khánh cho biết, những sai phạm về khai thác khoáng sản có tính liên tục và sai phạm sau khi xử phạt hành chính vẫn tiếp diễn sẽ chuyển sang cơ quan điều tra để xử lý nghiêm.
Xem thêm