Tag

Chủ động, sẵn sàng các tình huống ứng phó với cơn bão số 2 KOGUMA

Môi trường 12/06/2021 17:00
aa
TTTĐ - Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn vừa có Công điện số 05/CĐ-TW gửi Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố Bắc Bộ và ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Trị cùng các bộ, ngành về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 2 (tên quốc tế là KOGUMA) trên biển Đông.
Bão và áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông ít có khả năng xuất hiện Biển Đông chuẩn bị đón áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh lên thành bão Bão số 10 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, bão Atsani đang vào biển Đông Biển Đông lại sắp đón bão Goni

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều nay (12/6), áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 2 (tên quốc tế là KOGUMA). Hồi 13h ngày 12/6, tâm bão ở khoảng 18,8 độ Vĩ Bắc; 109 độ Kinh Đông, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10.

Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, đến 1h ngày 13/6, tâm bão ngay trên vùng biển từ Hải Phòng đến Nghệ An; sau đi vào đất liền và ảnh hưởng trực tiếp đến các các tỉnh Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

Chủ động, sẵn sàng các tình huống ứng phó với cơn bão số 2 KOGUMA
Dự báo hướng đi của cơn bão số 2 KOGUMA

Từ ngày 12-13/6, ở Bắc Bộ và từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to; khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Hòa Bình, Sơn La, Phú Thọ phổ biến từ 150-250mm/đợt, có nơi trên 350mm/đợt.

Để chủ động ứng phó với diễn biến của bão và mưa lớn, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn yêu cầu các tỉnh, thành phố; các Bộ, ngành chỉ đạo thực hiện một số nội nhiệm vụ.

Tại các tỉnh, thành phố, đối với tuyến biển cần tiếp tục rà soát thông báo, kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền còn hoạt động trên biển, kể cả tàu vận tải, tàu vãng lai khẩn trương thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm (vùng nguy hiểm trên biển trong 24 giờ tới từ phía Bắc vĩ tuyến 17,5; phía Tây kinh tuyến 110,5) và về nơi tránh trú, thường xuyên giữ liên lạc với chủ các phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra; đảm bảo an toàn cho các hoạt động nuôi trồng thủy, hải sản và các hoạt động khác trên biển.

Chủ động, sẵn sàng các tình huống ứng phó với cơn bão số 2 KOGUMA
Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia thông tin về cơn bão số 2

Các địa phương hướng dẫn tổ chức neo đậu tàu thuyền an toàn, kiên quyết không để người dân ở lại trên các tàu thuyền tại các khu neo đậu; Trong đó lưu ý thực hiện các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch bệnh Covid tại các khu vực tập trung người dân sơ tán đến, bao gồm cả ngư dân trên các tàu vãng lai, ngoại tỉnh đến trú tránh. Chủ động cấm biển và thực hiện nghiêm việc cấm biển theo quyết định của tỉnh.

Đối với vùng đồng bằng và ven biển cần khẩn trương triển khai biện pháp đảm bảo an toàn các lồng bè, khu nuôi trồng thủy sản trên biển, ven biển, các tuyến đê biển xung yếu hoặc đang thi công; kiên quyết không để người ở lại chòi canh, lồng bè, xong trước 19h ngày 12/6.

Đồng thời triển khai các biện pháp tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp, khu vực trũng thấp, khu đô thị và khu công nghiệp. Tổ chức gia cố nhà ở, các công trình công cộng; sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn cho nhân dân khu vực chịu ảnh hưởng của bão.

Chủ động, sẵn sàng các tình huống ứng phó với cơn bão số 2 KOGUMA
Đại diện Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phát biểu tại cuộc họp sáng 12/6

Đối với vùng núi, cần triển khai các lực lượng, nhất là lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cơ sở tổ chức kiểm tra, rà soát nhà ở không an toàn, các khu dân cư ven sông, suối, ngoài bãi sông, khu vực có nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét, các khu hầm lò, khai thác khoáng sản; sơ tán dân tại các khu vực có nguy cơ cao đến nơi an toàn.

Rà soát, bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông các khu vực ngập lụt, chia cắt; Sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính khi xảy ra mưa lớn.

Các lực lượng chức năng cần kiểm tra, rà soát phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu; Bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra.

Chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid phù hợp với tình hình cụ thể tại các địa phương, đặc biệt là đối với những khu vực cần tổ chức sơ tán dân.

Chủ động, sẵn sàng các tình huống ứng phó với cơn bão số 2 KOGUMA
Đại diện Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng phát biểu tại cuộc họp sáng 12/6

Bộ Tài nguyên và Môi trường theo dõi chặt chẽ, dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời về diễn biến bão, mưa lũ, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.

Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị đóng trên địa bàn có nguy cơ cao ảnh hưởng của bão, mưa lũ rà soát phương án, chủ động bố trí lực lượng, phương tiện, trang thiết bị tại các khu vực trọng điểm để sẵn sàng hỗ trợ địa phương sơ tán nhân dân, cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu. Chỉ đạo lực lượng Biên phòng tổ chức bắn pháo hiệu theo quy định và phối hợp với Tổng cục Thủy sản, các địa phương trong việc kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền trú tránh bão và tại nơi neo đậu.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo việc đảm bảo an toàn cho các em học sinh thi vào cấp 3 khi bão đổ bộ và xảy ra mưa lũ lớn.

Các Bộ ngành, địa phương theo chức năng nhiệm vụ sẵn sàng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị để ứng phó với các tình huống có thể xảy ra.

Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường công tác thông tin, truyền thông để người dân, chính quyền cơ sở biết, chủ động phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại do bão, lũ, tránh tình trạng chủ quan.

Các địa phương cần tổ chức trực ban nghiêm túc, báo cáo về Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Uỷ ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn trước 16h hàng ngày và ngay khi có tình huống đột xuất để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Chủ động, sẵn sàng các tình huống ứng phó với cơn bão số 2 KOGUMA
Ông Trần Quang Hoài, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai phát biểu tại cuộc họp sáng 12/6

Cũng trong sáng nay, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống Thiên tai đã tổ chức họp bàn các giải pháp ứng phó với cơn bão số 2. Tại cuộc họp, ông Trần Quang Hoài, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai nhấn mạnh, áp thấp nhiệt đới, bão hình thành ngay trên Biển Đông nơi có các hoạt động kinh tế ven biển, nuôi trồng thủy sản ở khu vực này rất lớn. Vì vậy, đề nghị chính quyền địa phương, lực lượng Bộ đội Biên phòng và các cơ quan chức năng cần khẩn trương thông báo hướng dẫn kiểm đếm tàu thuyền, đồng thời thông tin ngay cho Bộ Giao thông vận tải có phương án đảm bảo an toàn tàu thuyền vận tải.

Đối với các đảo, các địa phương cần có phương án đảm bảo an toàn cho người dân và khách du lịch (nếu có). Tùy vào diễn biến, cường độ của bão, các địa phương thực hiện cấm biển. Đồng thời, đề nghị các địa phương cần triển khai ngay các phương án di chuyển lồng, bè nuôi trồng thủy sản tới nơi an toàn.

Đối với khu vực miền núi, đề phòng nguy cơ lũ quét, sạt ở đất vì hiện nay nguy cơ này là rất lớn. Tối nay (12/6), đề nghị Bộ đội Biên phòng bắn pháo hiệu để tiếp tục kêu gọi tàu thuyền về nơi trú tránh hoặc di chuyển khỏi vùng nguy hiểm của bão.

Ông Trần Quang Hoài cũng lưu ý, mặc dù, có thể đây là cơn bão không lớn nhưng không vì thế chúng ta chủ quan trong công tác ứng phó, các bộ, ngành, chính quyền địa phương triển khai ngay các phương án ứng phó để phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại do bão gây ra.

Đọc thêm

Quảng Nam: Doanh nghiệp chưa hoàn thổ mỏ vàng G60 xin không nộp phạt Xã hội

Quảng Nam: Doanh nghiệp chưa hoàn thổ mỏ vàng G60 xin không nộp phạt

TTTĐ - Công ty CP Miền Trung cho rằng đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế thuê đất tại khu vực mỏ vàng G60, xã Hiệp Hòa, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam từ năm 2008.
Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng dịu Môi trường

Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng dịu

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ đêm 21/11 đến đêm 22/11, khu vực từ Thừa Thiên-Huế đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 50-120mm, có nơi trên 180mm; cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn.
Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất Môi trường

Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương triển khai các nội dung quan trọng, nhằm thực thi hiệu quả Luật Đất đai 2024 và giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý giá đất, theo kết luận tại Văn bản số 599/TB-BTNMT ngày 15/10/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bắc Bộ ngày nắng, có nơi trên 30 độ C Xã hội

Bắc Bộ ngày nắng, có nơi trên 30 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 9 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới từ tối 19/11.
3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu Xã hội

3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1422/QĐ-TTg ngày 19/11/2024 về việc ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (cập nhật).
Lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới Môi trường

Lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 19/2024/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 quy định lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe cơ giới nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp.
Thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường Môi trường

Thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

TTTĐ - Chiều 19/11, tại kỳ họp chuyên đề, HĐND TP đã thông qua quy định trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong Quy hoạch Thủ đô và điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên địa bàn TP Hà Nội.
Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi ra môi trường Môi trường

Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi ra môi trường

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký Công văn số 3803/UBND-TNMT về việc triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng không khí trên địa bàn thành phố.
Bão số 9 đi vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm Môi trường

Bão số 9 đi vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 9 tiếp tục di chuyển vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm.
Cơ hội phát triển làng nghề "xanh hoá", giảm thiểu ô nhiễm môi trường Môi trường

Cơ hội phát triển làng nghề "xanh hoá", giảm thiểu ô nhiễm môi trường

TTTĐ - Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngoại thành từ lâu đã trở thành vấn đề "báo động đỏ". Với các chính sách đặc thù, Luật Thủ đô năm 2024 sẽ mở ra cơ hội giúp làng nghề của Thủ đô phát triển bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Xem thêm