Tag

Chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại thiên tai trong bối cảnh dịch Covid-19

Môi trường 15/07/2021 12:00
aa
TTTĐ - Ngày 15/7, Tổng cục Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tổ chức Chương trình tập huấn trực tuyến hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai trong bối cảnh dịch Covid-19.
Huy động tối đa lực lượng ứng phó với áp thấp nhiệt đới và mưa lớn Phải có kịch bản ứng phó thiên tai trong bối cảnh dịch Covid-19 Lấy an toàn của người dân làm thước đo hiệu quả phòng chống thiên tai Tổng kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2020

Buổi tập huấn được kết nối tới hơn 200 điểm cầu, trong đó bao gồm 63 tỉnh/thành phố trong cả nước và hơn 140 điểm cầu cấp huyện, xã. Chương trình tập huấn cung cấp những thông tin, kiến thức về công tác phòng chống thiên tai trong bối cảnh dịch Covid-19; hướng dẫn xây dựng kế hoạch và trao đổi các giải pháp chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại; công tác thông tin truyền thông về phòng chống thiên tai trong bối cảnh dịch bệnh.

Phát biểu tại chương trình tập huấn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai Nguyễn Văn Tiến cho biết: Thời gian gần đây, thiên tai diễn biến rất phức tạp trên thế giới và tại Việt Nam. Đặc biệt, năm 2020, thiên tai ở nước ta diễn ra dồn dập và đặc biệt khốc liệt, vượt mức lịch sử trên khắp các vùng miền cả nước; nhiều tình huống thiên tai nghiêm trọng như bão chồng bão, lũ chồng lũ, lũ quét, sạt lở đất đồng thời xảy ra ở khu vực miền Trung gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Năm 2020, thiên tai đã làm 357 người chết và mất tích, ước thiệt hại về kinh tế 39.945 tỷ đồng.

Chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại thiên tai trong bối cảnh dịch Covid-19
Phó tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai Nguyễn Văn Tiến phát biểu tại buổi tập huấn

Do đó, công tác phòng chống thiên tai trở nên khó khăn, phức tạp và nhiều thách thức hơn trong bối cảnh dịch Covid-19. Trên thế giới cũng đã có những bài học về “thảm họa kép” khi thiên tai, dịch bệnh xảy ra. Ngay từ đầu năm 2020, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đã ban hành các văn bản hướng dẫn các địa phương chủ động rà soát, chuẩn bị phương án ứng phó với thiên tai trong bối cảnh dịch bệnh.

Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai tại Hội nghị toàn quốc về công tác Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021, đã chỉ đạo các địa phương tập trung triển khai việc rà soát, hoàn thiện phương án ứng phó với từng tình huống thiên tai có thể xảy ra trên từng địa bàn, đặc biệt cần rà soát phương án sơ tán người dân phù hợp khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Tại buổi tập huấn, bà Nguyễn Thanh An, Quyền Trưởng chương trình chính sách xã hội và quản trị Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam cho hay, đại dịch Covid-19 đã và đang tác động tới từng khía cạnh của cuộc sống, từng gia đình và từng người dân, đặc biệt là nhóm dân số dễ bị tổn thương nhất như trẻ em.

Theo đánh giá nhanh của UNICEF, số trẻ em tới tiêm chủng ở các trạm y tế xã đã giảm hơn 2/3 trong thời gian giãn cách xã hội. Sự chậm trễ trong việc tiêm chủng cho trẻ em có thể dẫn tới tái xuất hiện một số bệnh mà vốn có thể kiểm soát được tốt như sởi, rubella hay bạch hầu.

Chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại thiên tai trong bối cảnh dịch Covid-19
Bà Nguyễn Thanh An, Quyền Trưởng chương trình chính sách xã hội và quản trị Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam

Bà Nguyễn Thanh An cũng nhấn mạnh, thiên tai và tác động của biến đối khí đã trở thành gánh nặng kép làm trầm trọng hơn tác động của Covid-19 đối với các hộ gia đình, đặc biệt hộ gia đình có trẻ em thuộc nhóm dân số dễ bị tổn thương nhất.

Cụ thể, hạn hán nghiêm trọng và xâm nhập mặn tại 13 tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã làm trầm trọng thêm vấn đề thiếu nước sạch cho hầu hết các nhóm dân số thiệt thòi như gần 100.000 hộ gia đình thiếu nước uống và nước sinh hoạt an toàn trong đợt hạn hán năm 2020. 1/3 trường học tại những khu vực này không có nước sạch. “Tất cả những yếu tố này thực sự ảnh hưởng nghiêm trọng tới thực hành vệ sinh của các hộ gia đình và trẻ em trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn ra phức tạp và nghiêm trọng hơn”, bà Nguyễn Thanh An nói.

Tại buổi tập huấn, các đại biểu tham dự cũng đã trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm, khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai trong bối cảnh dịch Covid-19 tại địa phương của mình; Công tác chỉ đạo phòng, chống thiên tai năm 2021 trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19; Hướng dẫn chi tiết kế hoạch phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19; Hướng dẫn công tác thông tin truyền thông về phòng, chống thiên tai, dịch bệnh trong bối cảnh Covid-19… Đồng thời, các đại biểu đã dành nhiều thời gian để thảo luận về các vấn đề được quan tâm.

Đọc thêm

Đẩy mạnh công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố trong mùa mưa bão Môi trường

Đẩy mạnh công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố trong mùa mưa bão

TTTĐ - Ngày 2/7, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) ngành TT&TT năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024.
Tháng 7/2024, có khả năng xuất hiện 1 đến 2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới Môi trường

Tháng 7/2024, có khả năng xuất hiện 1 đến 2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong tháng 7/2024, khả năng xuất hiện 1-2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới và có thể ảnh hưởng đến khu vực đất liền.
Quỳ Hợp (Nghệ An): Điều tra nguyên nhân cá chết bất thường trên suối Bắc Môi trường

Quỳ Hợp (Nghệ An): Điều tra nguyên nhân cá chết bất thường trên suối Bắc

TTTĐ - Sáng 2/7, cơ quan chức năng huyện Quỳ Hợp (tỉnh Nghệ An) cho biết, trên đoạn suối Bắc chảy qua địa bàn xã Châu Thành đang xuất hiện tình trạng cá chết trôi dạt vào hai bên bờ. UBND huyện Quỳ Hợp đã thành lập đoàn kiểm tra cùng các cơ quan chức năng khẩn trương vào cuộc xác định rõ nguyên nhân.
Bắc Bộ ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa to Môi trường

Bắc Bộ ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa to

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 2/7, nhiều khu vực ngày nắng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ trên 38 độ C; chiều tối và đêm có mưa dông, đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Nhiều khu vực nắng nóng, nhiệt độ có nơi trên 38 độ C Môi trường

Nhiều khu vực nắng nóng, nhiệt độ có nơi trên 38 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, nhiều khu vực ngày nắng nóng với nhiệt độ có nơi trên 38 độ C; chiều tối và đêm có mưa rào và dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Bắc Bộ chiều tối và đêm có mưa dông, ngày nắng nóng Môi trường

Bắc Bộ chiều tối và đêm có mưa dông, ngày nắng nóng

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, nắng nóng ở Trung Bộ có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới.
Quảng Ngãi: Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển Môi trường

Quảng Ngãi: Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển

TTTĐ - Chiều 29/6, tại thành phố Quảng Ngãi, báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” với sự tham dự của đông đảo đại biểu, các ban ngành liên quan và bà con ngư dân trên địa bàn tỉnh.
Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất 38 độ C Môi trường

Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất 38 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 30/6 và 1/7, Bắc Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 55-60%.
Bắc Bộ nắng nóng, Trung Bộ nắng nóng gay gắt Môi trường

Bắc Bộ nắng nóng, Trung Bộ nắng nóng gay gắt

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/6, khu vực Hòa Bình, trung du và đồng bằng Bắc Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 55-60%.
Hà Nội còn 19 điểm úng ngập cục bộ Môi trường

Hà Nội còn 19 điểm úng ngập cục bộ

TTTĐ - Năm 2024 trên địa bàn TP còn tồn tại 11 điểm úng ngập đối với các trận mưa có cường độ 50-70mm/h; 19 điểm úng ngập cục bộ và một số điểm ứ đọng nước do mặt đường trũng, thấp với những trận mưa đến 100mm/h trở lên gây quá tải cho hệ thống thoát nước.
Xem thêm