Tag

Chủ tịch UBND TP Hà Nội giải đáp nhiều vấn đề “nóng” của công nhân lao động Thủ đô

Xã hội 18/05/2023 19:25
aa
TTTĐ - Chiều 18/5, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì Hội nghị gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động Thủ đô năm 2023.
Hà Nội tăng gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động Nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu tại sàn giao dịch việc làm trực tuyến Thăm, tặng quà người lao động bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp trên địa bàn Thủ đô Người lao động nhọc nhằn mưu sinh dưới "chảo lửa"
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động Thủ đô
Các đại biểu dự hội nghị

Hội nghị do UBND thành phố và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố phối hợp tổ chức nhằm thiết thực hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2023; đồng thời cũng là hoạt động thể hiện trách nhiệm, tình cảm của lãnh đạo TP, LĐLĐ TP luôn quan tâm, chăm lo, bảo vệ, sâu sát nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ).

Công nhân kiến nghị nhiều vấn đề về an sinh

Chủ tịch UBND TP Hà Nội giải đáp nhiều vấn đề “nóng” của công nhân lao động Thủ đô
Các đồng chí chủ trì Hội nghị

Tại Hội nghị, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng cho biết, năm 2022, tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động, đặc biệt sau 2 năm ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh COVID-19, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống, việc làm của phần lớn CNLĐ tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố và sự nỗ lực, cố gắng của doanh nghiệp, người lao động và cả hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở, tình hình phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô và sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp những tháng đầu năm 2023 đã có nhiều khởi sắc.

Về tiền lương, năm 2022, tiền lương bình quân chung của người lao động trên địa bàn thành phố tăng hơn so với năm 2021 từ 2,94% đến 3,82%; Thu nhập bình quân của người lao động đạt 6,6 triệu đồng/tháng. Riêng quý I năm 2023, thu nhập bình quân của người lao động là 7,0 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên, với mức thu nhập của người lao động như trên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tối thiểu, do tình hình lạm phát, người lao động phải chịu nhiều chi phí, như: Thuê nhà trọ, gửi trẻ, giá hàng hóa tiêu dùng tăng cao... và còn khó khăn hơn đối với CNLĐ đang làm việc ở trong các Khu công nghiệp và chế xuất.

Ngoài ra, vấn đề đề nhà ở cho công nhân còn thiếu, các công trình phúc lợi công cộng như trường mầm non công lập còn thiếu nhiều; Nhà văn hóa, khu thể thao và khu vui chơi giải trí, các điểm sinh hoạt phục vụ CNLĐ ở các Khu công nghiệp tập trung hầu như chưa có…

Công nhân lao động dự hội nghị đối thoại
Công nhân lao động dự hội nghị đối thoại

Tại buổi đối thoại, nhiều CNLĐ đã trực tiếp nêu ra những khó khăn, vướng mắc. Chị Trần Thị Thủy - Công nhân Công ty Meiko Việt Nam kiến nghị 3 vấn đề. Một là, hiện nay tại Khu công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai đã kiến nghị UBND thành phố nhiều năm nay về việc cứ mưa là ngập. Toàn bộ các lối dẫn vào Khu công nghiệp dù mưa không quá lớn cũng bị ngập nước đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới các hoạt động của khu công nghiệp. Đặc biệt, vào thời điểm tan ca, người lao động sẽ bị mất an toàn khi tham gia giao thông, xe chết máy, quần áo bị ướt, gián tiếp ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đề nghị UBND thành phố quan tâm hỗ trợ.

Hai là, khu công nghiệp hiện nay thiếu các vị trí tập kết xe tải, xe container... Khi các xe tải tới khu công nghiệp làm việc không có nơi tập kết, họ sẽ phải dừng đỗ trên các con đường dẫn vào khu công nghiệp. Mặc dù, việc dừng đỗ là sai luật nhưng không còn cách nào khác. Vì vậy, ảnh hưởng nghiêm trọng tới an toàn giao thông của người lao động trong khu công nghiệp.

Ba là tại lối vào khu công nghiệp có một ngã ba hiện nay chưa có hệ thống đèn giao thông. Đây là tỉnh lộ 80 dẫn vào các điểm công nghiệp vừa và nhỏ của huyện Thạch Thất. Mật độ giao thông dày đặc, đặc biệt trong các giờ cao điểm, giờ tan ca. Người lao động tham gia giao thông tại nút giao này rất nguy cơ rủi ro cao về mất an toàn giao thông. Đề nghị UBND thành phố quan tâm hỗ trợ lắp đặt đèn tín hiệu giao thông tại đây.

Anh Nguyễn Văn Minh - Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Canon Việt Nam thì đề nghị lãnh đạo thành phố chỉ đạo các cơ quan liên quan nhanh chóng thực hiện bảo trì, sửa chữa, đảm bảo an toàn cho NLĐ đang sinh sống tại các khu nhà ở công nhân Kim Chung, Đông Anh.

Nhiều CNLĐ cũng đặt vấn đề liên quan đến chính sách an sinh, bảo hiểm xã hội, các quy trình, thủ tục về cấp quyền sử dụng đất, thủ tục giao đất, cho thuê đất; vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho CNLĐ tại Khu công nghiệp...

Chị Vũ Thị Thu - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Toyoda Giken Việt Nam đặt câu hỏi tại hội nghị
Chị Vũ Thị Thu - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Toyoda Giken Việt Nam đặt câu hỏi tại hội nghị

Trả lời vấn đề người lao động nêu, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội Bạch Liên Hương cho biết, hiện nay, thành phố Hà Nội và Trung ương đã có rất nhiều các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, đặc biệt cho đối tượng yếu thế, đối tượng nghèo, cận nghèo... Trong năm 2021 - 2022, Chính phủ đã có Nghị quyết 68/NQ-CP về hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn trong đại dịch COVID-19. Trong 12 chính sách đó, có 1 chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho công nhân lao động. Trên cơ sở doanh nghiệp xây dựng đề án và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội duyệt, thành phố Hà Nội có 7 đơn vị liên quan được tham gia hỗ trợ với trên 1.300 lao động. Tuy nhiên, chính sách này đã kết thúc vào tháng 6/2022. Đối với công nhân lao động, việc nâng cao tay nghề, chuyên môn là nhu cầu chính đáng được các đơn vị, người lao động quan tâm. Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm đào tạo, nâng cao tay nghề.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động Thủ đô
Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội Bạch Liên Hương giải đáp vấn đề người lao động băn khoăn

Liên quan đến việc giải quyết các thủ tục hành chính rất chậm so với quy định, đặc biệt là khâu lấy ý kiến các Sở, ngành liên quan, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội nhấn mạnh nội dung cải cách hành chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của thành phố. Trong năm qua, thành phố đã có hơn 1900 thủ tục cắt giảm; Phân cấp ủy quyền hơn 600 thủ tục hành chính từ Chủ tịch UBND thành phố đến các Sở, ban, ngành, quận huyện thị xã… Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đã tích cực triển khai nhiệm vụ này, tuy nhiên với số lượng thủ tục hành chính hiện Sở đang đảm nhận 175 thủ tục, không tránh khỏi có lúc chậm trễ.

Riêng đối với việc xin xác nhận số lượng lao động để làm căn cứ xin miễn giảm thuế thuê đất phi nông nghiệp, từ năm 2023, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội không thực hiện việc xác nhận doanh nghiệp sử dụng đông lao động nữa. Lý do không xác nhận là do Bộ luật Lao động, Thương binh và Xã hội sau khi sửa đổi bổ sung đã điều chỉnh bỏ bớt một số thủ tục hành chính nhằm tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp, trong đó bãi bỏ thủ tục xác nhận doanh nghiệp sử dụng đông lao động. Vì vậy, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội không có căn cứ pháp lý để thực hiện thủ tục xác nhận này.

Giám đốc Bảo hiểm xã hội Hà Nội Phan Văn Mến
Giám đốc Bảo hiểm xã hội Hà Nội Phan Văn Mến giải đáp câu hỏi của người lao động

Giải đáp các vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội, Giám đốc Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội Phan Văn Mến cho biết, Luật Bảo hiểm xã hội đã được thực hiện từ năm 1/1/2007 và thay thế năm 2016 đến nay đã đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nội dung chưa phù hợp cần phải sửa đổi, bổ sung. Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội dự kiến trình Quốc hội đang được triển khai lấy ý kiến theo hướng mở rộng quyền, lợi ích cho các đối tượng tham gia như giảm điều kiện tối thiểu về số năm tham gia BHXH để hưởng hưu, hạn chế rút BHXH một lần, tăng sự hấp dẫn chính sách BHXH tự nguyện. Dù phương án nào thì mục tiêu cuối cùng cũng là khuyến khích người lao động ở lại hệ thống để được thụ hưởng tối đa các quyền lợi dài hạn khi họ đến tuổi nghỉ hưu, tránh những thiệt hại bất lợi khi họ hưởng BHXH một lần.

Về vấn đề phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, Giám đốc Sở Xây dựng Võ Nguyên Phong cho biết, trong những năm qua, UBND thành phố đã ban hành Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2030; Kế hoạch phát triển nhà ở xã hội thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025, trong đó đã định hướng chú trọng phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp. Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội. Ngày mai, Bộ Xây dựng sẽ triển khai kế hoạch này. Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội, thành phố cũng đã có nhiều kế hoạch triển khai phát triển nhà ở cho công nhân.

Trong giai đoạn tiếp theo, thành phố sẽ tiếp tục rà soát, dành ra quỹ đất để tiếp tục phục vụ công tác phát triển nhà xã hội trên địa bàn; Rà soát, điều chỉnh quy hoạch để bổ sung quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội đồng bộ với các thiết chế công đoàn phục vụ nhu cầu nhà ở cho công nhân, người lao động. Thành phố cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho các Sở, ban, ngành, các quận, huyện, thị xã tổ chức thực hiện các giải pháp phát triển nhà ở xã hội cho công nhân với mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, 100% các khu công nghiệp, khu chế xuất của thành phố đến năm 2030 đều có khu nhà ở xã hội phục vụ công nhân, người lao động. Trong thời gian tới, thành phố sẽ dần đáp ứng được nhu cầu của người lao động, đặc biệt là công nhân tại các khu công nghiệp.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

Đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội cho công nhân

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ghi nhận những góp ý, kiến nghị rất xác đáng của công nhân lao động, đồng thời cảm ơn sự đóng góp to lớn của đội ngũ công nhân lao động trong việc xây dựng, phát triển Thủ đô.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đồng tình và đánh giá cao những giải đáp của các sở, ngành tại hội nghị đối thoại. Đối với những lĩnh vực thuộc thẩm quyền, UBND thành phố sẽ có chỉ đạo và giao các đơn vị xử lý kịp thời. Những vấn đề không thuộc thẩm quyền, UBND thành phố sẽ báo cáo Trung ương, các bộ, ngành, cơ quan chức năng.

Làm rõ một số vấn đề, Chủ tịch UBND thành phố đã nêu quan điểm phát triển của thành phố trong thời gian tới. Theo đó, thành phố Hà Nội sẽ phát triển theo hướng mở rộng, công nghệ cao, đòi hỏi nguồn nhân lực đáp ứng công nghệ cao.

“Thành phố sẽ có những chính sách cụ thể, rõ ràng về phát triển công nghiệp, công nhân, nhân lực chất lượng cao sau khi Luật Thủ đô tới đây được ban hành, Quy hoạch Thủ đô được phê duyệt, Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô được điều chỉnh”, Chủ tịch UBND thành phố nhấn mạnh.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động Thủ đô
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh và Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Thái Thu Xương trao quà tới CNLĐ

Liên quan đến vấn đề nhà ở cho công nhân, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội khẳng định trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ, Thành ủy, thành phố sẽ cố gắng đẩy nhanh tiến độ, dự án để trong nhiệm kỳ này khởi công được một số nhà ở xã hội theo kế hoạch, chương trình Một triệu nhà ở xã hội cho người lao động. Hà Nội cũng sẽ có chính sách riêng để công nhân với mức lương bình quân 7 triệu đồng có thể tiếp cận được nhà ở xã hội, có tính khả thi.

Về chính sách tiền lương, Chủ tịch UBND thành phố cho biết, hiện nay đã có cơ chế xây dựng chính sách tiền lương tương đối cụ thể, bảo vệ tối đa nhất quyền lợi của người lao động, đảm bảo tính hấp dẫn tối thiểu nhà đầu tư đến Việt Nam, kể cả nhà đầu tư trong nước.

Chủ tịch UBND thành phố mong muốn tổ chức công đoàn chia sẻ, hoạt động có hiệu quả hơn nữa vì đoàn viên, người lao động về những vấn đề liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm, tư pháp… Thành phố cùng các Sở, ngành đang có những giải pháp quyết liệt, cố gắng rút ngắn thời gian thực hiện hành chính công.

Đối với những kiến nghị về khám chữa bệnh, Chủ tịch UBND thành phố khẳng định sẽ cùng các Sở, ngành tổ chức nhiều kênh, nhiều hình thức để công nhân có cơ hội khám chữa bệnh tại bệnh viện công vào những ngày thuận lợi cho công nhân.

Về vấn đề giáo dục cho con em công nhân lao động, Chủ tịch UBND thành phố đồng tình với ý kiến của Sở Giáo dục và Đào tạo, đồng thời nhấn mạnh cần có lộ trình, phương pháp tiếp cận để công bằng và hài hòa. Cũng trong tháng 7 này, UBND thành phố sẽ hoàn thành đề án nghiên cứu định mức đơn giá tối thiểu trong giáo dục và y tế, trước mắt là giáo dục… đảm bảo quyền lợi hài hòa cho các em học sinh, con em công nhân lao động.

Chủ tịch UBND thành phố đề nghị sau hội nghị, Văn phòng UBND thành phố và LĐLĐ thành phố sẽ tổng hợp và có trả lời bằng văn bản từng nhóm vấn đề cho anh, chị em công nhân lao động, các đơn vị.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động Thủ đô
Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh và Trưởng ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội Lê Quang Long trao quà tới CNLĐ

Phát biểu kết luận tại hội nghị, Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh thay mặt người lao động Thủ đô cảm ơn sự quan tâm của Chủ tịch UBND thành phố cũng như lãnh đạo các sở, ban, ngành Thủ đô đã lắng nghe, giải đáp các đề xuất, kiến nghị của công nhân lao động. Các câu trả lời đều thỏa đáng, nhận được sự đồng thuận cao của công nhân lao động. Sau hội nghị, tổ chức Công đoàn và công nhân lao động rất mong tiếp tục được lãnh đạo thành phố chỉ đạo các sở, ngành liên quan quan tâm giải quyết để công nhân lao động ổn định cuộc sống, yên tâm lao động sản xuất, góp phần vào sự phát triển của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, Thủ đô và đất nước.

Đọc thêm

Mánh khóe lừa đảo qua game online: Người chơi dễ trở thành nạn nhân Muôn mặt cuộc sống

Mánh khóe lừa đảo qua game online: Người chơi dễ trở thành nạn nhân

TTTĐ - Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, các chiêu trò lừa đảo qua mạng ngày càng trở nên phổ biến và tinh vi. Một trong những hình thức lừa đảo liên tục được cơ quan chức năng cảnh báo, đó là lừa đảo thông qua các trò chơi (game) trực tuyến.
VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu Muôn mặt cuộc sống

VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

TTTĐ - Biến đổi khí hậu, ô nhiễm và cạn kiệt tài nguyên đang đe dọa sự phát triển bền vững của nhân loại. Do vậy, việc nghiên cứu và ứng dụng vật liệu bền vững trở thành một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu. Với chủ đề "Vật liệu cho tương lai bền vững", tọa đàm của Quỹ VinFuture quy tụ các nhà khoa học hàng đầu thế giới, nhằm mang tới những góc nhìn sâu sắc và trao đổi khoa học chất lượng cao về tương lai của vật liệu bền vững.
Quảng Nam: Đấu giá thành công điểm mỏ đất 600.000 mét khối Xã hội

Quảng Nam: Đấu giá thành công điểm mỏ đất 600.000 mét khối

TTTĐ - Một công ty tại huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum) đã trúng đấu giá điểm mỏ đất 600.000 mét khối thuộc địa bàn huyện Đại Lộc (tỉnh Quảng Nam).
Quận Cầu Giấy xử lý xong 199/241 kiến nghị của cử tri Muôn mặt cuộc sống

Quận Cầu Giấy xử lý xong 199/241 kiến nghị của cử tri

TTTĐ - Ngày 21/11, Thường trực HĐND quận Cầu Giấy (Hà Nội) tổ chức phiên giải trình về việc giải quyết kiến nghị của cử tri trên địa bàn trong giai đoạn từ đầu nhiệm kỳ 2021 - 2026 đến hiện tại.
Hai gói thầu lò đốt rác tại Hội An vi phạm về đấu thầu Môi trường

Hai gói thầu lò đốt rác tại Hội An vi phạm về đấu thầu

TTTĐ - Hai gói thầu thuộc dự án Lò đốt rác thải tại TP Hội An được cơ quan chức năng xác định vi phạm pháp luật về đấu thầu.
Quảng Nam: Doanh nghiệp chưa hoàn thổ mỏ vàng G60 xin không nộp phạt Xã hội

Quảng Nam: Doanh nghiệp chưa hoàn thổ mỏ vàng G60 xin không nộp phạt

TTTĐ - Công ty CP Miền Trung cho rằng đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế thuê đất tại khu vực mỏ vàng G60, xã Hiệp Hòa, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam từ năm 2008.
Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng dịu Môi trường

Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng dịu

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ đêm 21/11 đến đêm 22/11, khu vực từ Thừa Thiên-Huế đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 50-120mm, có nơi trên 180mm; cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn.
Dư gần 1.000 cán bộ sau khi TP Hồ Chí Minh sắp xếp phường Nhịp sống phương Nam

Dư gần 1.000 cán bộ sau khi TP Hồ Chí Minh sắp xếp phường

TTTĐ - Khoảng 800.000 người dân cần làm lại giấy tờ, gần 1.000 cán bộ dôi dư sau khi TP Hồ Chí Minh sắp xếp lại đơn vị hành chính, sáp nhập 80 phường.
Quận Tây Hồ ra quân lập lại trật tự đô thị, an toàn giao thông Đô thị

Quận Tây Hồ ra quân lập lại trật tự đô thị, an toàn giao thông

TTTĐ - Sáng 20/11, tại Công an quận Tây Hồ (Hà Nội), Ban Chỉ đạo 197 quận tổ chức lễ ra quân tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, xử lý vi phạm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường trên địa bàn quận.
Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung bàn về thương hiệu và bản sắc địa phương Muôn mặt cuộc sống

Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung bàn về thương hiệu và bản sắc địa phương

TTTĐ - Ngày 20/11, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu tới độc giả cuốn sách “Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc” do Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung biên soạn.
Xem thêm