Chức năng phổi của bệnh nhân phi công người Anh mắc Covid-19 được cải thiện
![]() |
Theo dõi các ca mắc Covid-19 theo từng ngày
Bài liên quan
Thêm 2 bệnh nhân Covid-19 khỏi bệnh
Bệnh nhân BN91 đã 6 lần âm tính với Covid-19, chức năng phổi cải thiện
15,8 triệu người dân được hưởng trợ cấp từ gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng
Tiếp tục điều trị HIV/AIDS và nghiện các chất dạng thuốc phiện trong tình hình dịch Covid-19 mới
Tính từ 6h ngày 16/4 đến 6h ngày 22/5: Đã 36 ngày Việt Nam bảo vệ đựơc thành quả bước đầu trong công cuộc chống dịch Covid-19, không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Tính đến 6h ngày 22/5: Việt Nam có tổng cộng 184 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay. Tính đến sáng nay cũng là ngày thứ 4, Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh nhập cảnh, kể từ 4 ca bệnh trở về từ Nga và Mỹ được công bố chiều 18/5. Tính từ 18h ngày 21/5 đến 6h ngày 22/5, Việt Nam không có ca mắc mới được ghi nhận.
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 14.744; Trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện: 266; Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 7.726; Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 6.752 người.
Về tình hình điều trị, theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị - Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng, chống dịch Covid-19, đến thời điểm này có 266 ca bệnh/324 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, chiếm 82% tổng số ca bệnh Covid-19 ở nước ta.
58 bệnh nhân còn lại đang được điều trị tại 9 cơ sở y tế tuyến Trung ương và tuyến tỉnh. Trong đó, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị nhiều nhất với 25 ca; Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu có 17 ca; Bệnh viện Đa khoa Thái Bình 6 ca.
Tính đến sáng 22/5, trong số các bệnh nhân Covid-19 đang điều trị, theo dõi sức khỏe tại các cơ sở y tế, hiện có 4 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 và 4 bệnh nhân có kết quả âm tính 2 lần trở lên với virus SARS-CoV-2.
Hiện tại, bệnh nhân BN91 vẫn là ca nặng nhất. Hôm qua, phổi của bệnh nhân đã cải thiện hơn, bác sĩ đang giảm dần các thông số ECMO để cho tập tự thở dần. Hơn 10 ngày qua, bệnh nhân đã âm tính với virus SARS-CoV-2 trong 6 lần xét nghiệm. Bệnh nhân được chuyển từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh sang Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị tiếp.
Một bệnh nhân nặng khác đã khỏi Covid-19 và được chuyển viện sang Bệnh viện Bạch Mai tiếp tục điều trị bệnh nền (di chứng xuất huyết não) là cụ bà 88 tuổi ở Hưng Yên. Hiện, cụ tiến triển rất tích cực, bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai đề xuất cho ra viện.
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng chống dịch Covid-19 diễn ra chiều 21/5, các thành viên Ban Chỉ đạo và chuyên gia y tế đã bàn thảo, phân tích diễn biến dịch bệnh trong nước và trên thế giới; Đánh giá lại các nguy cơ, rủi ro có thể xảy ra đối với công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong nước.
Các chuyên gia y tế cho rằng, điều đáng mừng là đã hơn một tháng Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm mới trong cộng đồng. Chúng ta đã dập tắt các ổ dịch. Tuy nhiên, nguy cơ dịch bệnh tiềm ẩn vẫn còn. Người dân đã có tâm lý “coi như hết dịch”, thậm chí Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch ở một số địa phương đã xuất hiện tâm lý chủ quan.
Trong khi đó, diễn biến dịch bệnh ở nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới còn hết sức phức tạp, khó lường. Nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào Việt Nam là hiện hữu.
Thực tế, những ngày gần đây, Việt Nam đã ghi nhận nhiều ca bệnh từ nước ngoài nhập cảnh. Thời gian tới, nguy cơ dịch bệnh xâm nhập có khả năng gia tăng, do chúng ta tổ chức đưa công dân từ vùng dịch về nước; Các chuyên gia, người lao động kỹ thuật cao nước ngoài sang Việt Nam làm việc tại các dự án… Chính vì vậy, toàn bộ hệ thống phòng, chống dịch không được mất cảnh giác, chủ quan, lơ là, không được có tâm lý “coi như đã hết dịch”.
Trên cơ sở ý kiến của các chuyên gia, Ban Chỉ đạo thống nhất phải tiếp tục thực hiện tốt chiến lược ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập, “bao đê cho chặt”, quản lý chặt chẽ người nhập cảnh, đường biên giới, cửa khẩu, đặc biệt là các đường mòn lối mở, bởi "đê bao" thường không vỡ ở những “cửa khẩu to”, mà lại ở những “điểm rò rỉ”, “tổ mối”. Trong nước phải thực hiện nghiêm công tác cách ly, tiếp tục tiến hành xét nghiệm sàng lọc đối với những nhóm đối tượng, khu vực có nguy cơ...
Trước đó, chiều 21/5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi trả lời phỏng vấn một số cơ quan báo chí nước ngoài thường trú tại Việt Nam như: Hãng tin Bloomberg (Hoa Kỳ), Đài truyền hình NHK và báo Akahata (Nhật Bản), Hãng thông tấn TASS (Nga) về công tác phòng, chống dịch Covid-19 của Việt Nam.
Tại buổi phỏng vấn, Thủ tướng khẳng định những thành công của Việt Nam là do nhận thức sớm dịch bệnh, có biện pháp đúng, chỉ đạo quyết liệt, đặt người dân làm trung tâm và được nhân dân ủng hộ, chung tay hành động.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh quan điểm xuyên suốt của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam là chủ động, không chủ quan, “chống dịch như chống giặc”, huy động sức mạnh và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng xã hội; Lấy phòng dịch làm ưu tiên, ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch từ bên ngoài, khoanh vùng dập dịch triệt để từ bên trong; Điều trị hiệu quả, chấp nhận hy sinh lợi ích kinh tế trước mắt để bảo vệ tốt nhất sức khỏe, tính mạng của người dân.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đắk Lắk đối mặt với dịch sởi bùng phát

Nhiều người lớn mắc sởi cũng bị biến chứng nặng

Nhiều trường hợp tử vong do ngộ độc nấm, côn trùng, so biển...

Nghệ An đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine sởi

Bệnh viện Quân y 103 tổ chức chương trình “Hành quân về nguồn”

Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức phòng dịch sởi

Hơn 600 công nhân, viên chức đăng ký tham gia hiến máu

"Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng" tiêm vắc xin sởi

Gần 42.500 ca nghi sởi, tốc độ tiêm vắc xin còn chậm
