Tag

Chung tay xóa bỏ bếp than tổ ong

Môi trường 15/10/2019 16:25
aa
TTTĐ - Chạy xe qua bất cứ tuyến phố nào ở Hà Nội, không khó tìm thấy những chiếc bếp than tổ ong mù mịt khói tại các hàng quán vỉa hè. Dù đã rất nỗ lực, song việc vận động người dân ngưng sử dụng bếp than tổ ong tại nhiều quận nội thành vẫn còn gặp nhiều khó khăn…

Chung tay xóa bỏ bếp than tổ ong

Việc sử dụng bếp than tổ ong trong kinh doanh ăn uống tại các con ngõ của Hà Nội vẫn khá phổ biến; Ảnh: Hạnh Nguyen

Tại một số khu vực tập trung đông dân cư như khu nhà tập thể cũ, chợ tạm, chợ cóc, quán nước, hàng ăn... không khó để bắt gặp những bếp than tổ ong đang được dùng trong đun nấu. Thậm chí, có hộ dân còn mang bếp tổ ong ra cả vườn hoa, đường phố để nhóm bếp, khói bay mù mịt. Tình trạng này đã và đang đe dọa sức khỏe người dân và môi trường khu vực nội đô...

Năm 2017, khảo sát của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội về hiện trạng sử dụng bếp than tổ ong ở 23/30 quận, huyện trên địa bàn thành phố cho thấy, có khoảng 55.000 bếp than tổ ong khắp Thủ đô đốt lửa mỗi ngày. Tỷ lệ sử dụng bếp than tổ ong tại các quận nội thành chiếm 63% do tập trung nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bán hàng vỉa hè.

Kết quả khảo sát đối với 600 hộ dân tại 3 quận, huyện tham gia thí điểm gồm Ba Đình, Đống Đa, Sóc Sơn cho thấy: Cơ cấu sử dụng bếp than cho việc kinh doanh trên địa bàn quận Ba Đình là 73%, Sóc Sơn 63%, Đống Đa là 56%. Tỷ lệ số lượng bếp than tổ ong cơ cấu theo mục đích sử dụng cũng cho thấy bếp than tổ ong được sử dụng cho mục đích kinh doanh tại 3 quận, huyện trên cũng chiếm 67,8 - 74,7%. Số liệu khảo sát tại từng hộ gia đình, số lượng than được sử dụng trung bình hàng ngày cho việc kinh doanh cũng chiếm đa số Ba Đình là hơn 6kg/ngày, Sóc Sơn là trên 4kg/ngày…

Tính trung bình một ngày, Hà Nội tiêu thụ khoảng 528,2 tấn than, đồng thời phát thải 1.870 tấn khí C02 tương đương vào bầu không khí. Điều này có nghĩa, một ngày bầu không khí Thủ đô phải gánh chịu lượng khí khổng lồ gây hiệu ứng nhà kính, dẫn đến một loạt các hệ lụy về sức khỏe và về môi trường.

Với chủ trương hạn chế, tiến tới xóa bỏ bếp than tổ ong vào năm 2020 (trước mắt là ở khu vực nội thành), năm 2018, thành phố đã xóa được 16.670 bếp.

Là quận được thành phố thí điểm xóa bếp than tổ ong, quận Hoàn Kiếm đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mức độ nguy hại đối với sức khỏe người sử dụng và môi trường; đồng thời tổ chức các ngày hội đổi bếp than lấy bếp gas và khám sức khỏe cho người sử dụng bếp than tổ ong. Nhờ đó, nhiều hộ gia đình đã không dùng loại bếp này nữa.

Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường quận Hoàn Kiếm Lê Đỗ Phương cho biết, thống kê cuối năm 2017, toàn quận có 2.525 bếp than tổ ong hoạt động, thì đến nay đã xóa được 1.436 bếp... Tương tự, tại quận Ba Đình, việc vận động người dân không dùng bếp than tổ ong cũng có chuyển biến tích cực. Đầu năm 2018, toàn quận có 3.950 bếp than tổ ong, đến nay đã xóa được gần 1.600 bếp.

Tuy nhiên, việc xóa bếp than tổ ong trên địa bàn thành phố vẫn gặp một số khó khăn do người dân chưa nhận thức được mức độ nguy hại của than tổ ong và vì sử dụng bếp than tổ ong có chi phí thấp, tiện lợi.

Theo ông Lê Tuấn Định - Phó Giám đốc Sở TN&MT Hà Nội, điều đáng lo ngại là qua khảo sát cho thấy, tại các hộ gia đình sử dụng bếp than tổ ong, có nhiều trường hợp mắc bệnh hô hấp và tim mạch.

Bởi lẽ, khi đốt than tổ ong sẽ phát sinh ra bụi (trong đó có bụi mịn PM2.5) và khí/hơi thải khác (CO2, CO, SO2, PAHs…). Những độc tố này không làm người sử dụng phát bệnh ngay lập tức mà sau thời gian dài mới phát bệnh. Các chất ô nhiễm phát sinh từ quá trình đốt than tổ ong chủ yếu gây ra các bệnh về hô hấp, tim mạch và ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn. Người tham gia đốt than có thể phơi nhiễm với CO và PM2.5 thông qua 3 con đường là hít thở, tiếp xúc và tiêu hóa. Đặc biệt, quá trình đốt than ở trong không gian kín (trong nhà) sẽ khiến người đun rơi vào nguy cơ rủi ro cho sức khỏe do hít phải khí CO và bụi PM2.5 cao hơn khi đốt than ở bên ngoài.

Ông Lê Tuấn Định cho biết, trên cơ sở kết quả nghiên cứu đánh giá mức độ tác động của bếp than tổ ong đối với sức khỏe và môi trường đã thực hiện, TP Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai nhiều giải pháp tăng cường, nâng cao nhận thức của người dân để thay thế sử dụng bếp than tổ ong bằng các loại bếp khác an toàn và thân thiện với môi trường. Đặc biệt là tại các khu vực nội thành, nơi tập trung đông dân cư, có nhiều đối tượng dễ bị tổn thương như người già, trẻ nhỏ và phụ nữ có thai.

Hiện nay công tác tuyên truyền, vận động nhân dân không sử dụng bếp than tổ ong đang được nhiều quận, huyện đẩy mạnh góp phần giúp người dân chuyển đổi thói quen sử dụng bếp than tổ ong sang các bếp khác, nhằm tạo ra một môi trường sống tốt hơn.

Tuy nhiên, để đạt mục tiêu, rất cần sự vào cuộc quyết liệt của toàn bộ hệ thống chính trị, đặc biệt là người dân đang sinh sống trên địa bàn thành phố.

* Đây là bài viết tuyên truyền bảo vệ môi trường của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2019

Thường Duy

Tin liên quan

Đọc thêm

Quảng Ninh: Bảo tồn, cải tạo môi trường tại khu di tích Bạch Đằng Môi trường

Quảng Ninh: Bảo tồn, cải tạo môi trường tại khu di tích Bạch Đằng

TTTĐ - Chiều 6/7, tại Bến Đò Cổ ven sông Bạch Đằng (Quảng Ninh), điểm dạo bộ thu hút đông đảo người dân, du khách đã được tổ chức dọn vệ sinh, cải tạo cảnh quan môi trường.
Đà Nẵng: Tiểu thương chợ Thanh Vinh hối hả dọn bùn sau mưa lớn Xã hội

Đà Nẵng: Tiểu thương chợ Thanh Vinh hối hả dọn bùn sau mưa lớn

TTTĐ - Nước dâng quá nhanh khiến nhiều tiểu thương ở chợ Thanh Vinh (TP Đà Nẵng) không kịp trở tay, bất lực nhìn hàng hóa bị nước nhấn chìm. Ngay sau khi nước rút, người dân hối hả dọn dẹp bùn non còn bám đầy đường.
Ứng dụng công nghệ giải quyết bài toán úng ngập mùa mưa bão Môi trường

Ứng dụng công nghệ giải quyết bài toán úng ngập mùa mưa bão

TTTĐ - Trong những năm qua, Hà Nội đã có những bước tiến trong việc tìm kiếm giải pháp bền vững chống ngập úng. Ngoài những giải pháp về hạ tầng, thành phố đã có những bước đi tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào công tác tiêu thoát nước mùa mưa.
Truyền cảm hứng và trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên của các bạn trẻ Môi trường

Truyền cảm hứng và trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên của các bạn trẻ

TTTĐ - Ngày 5/7, Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cùng Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (Suntory PepsiCo Việt Nam) tổ chức Lễ khởi động hoạt động năm 2025 của chương trình “Water of Life: Bảo tồn nguồn nước - Vì một Việt Nam xanh” và ra mắt sáng kiến “Trải nghiệm thiên nhiên cùng Mizuiku”.
Phòng chống thiên tai cực đoan: Xây dựng “lá chắn" từ cơ sở Môi trường

Phòng chống thiên tai cực đoan: Xây dựng “lá chắn" từ cơ sở

TTTĐ - Chọn cách xây dựng “lá chắn từ cơ sở”, lấy tuyên truyền làm đòn bẩy, thành phố Hà Nội đang đi đúng hướng trong việc giúp người dân nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, tự thân tăng sức đề kháng, sẵn sàng ứng phó, nâng cao hiệu quả toàn diện trong công tác phòng chống thiên tai cực đoan và biến đổi khí hậu.
Thời tiết ngày 4/7: Nhiều khu vực có mưa lớn Môi trường

Thời tiết ngày 4/7: Nhiều khu vực có mưa lớn

TTTĐ - Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo nhiều khu vực có mưa lớn trong 24 giờ tới.
Đà Nẵng kêu gọi đầu tư nhà máy xử lý chất thải rắn 2.777 tỷ đồng Xã hội

Đà Nẵng kêu gọi đầu tư nhà máy xử lý chất thải rắn 2.777 tỷ đồng

TTTĐ - Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt 1.000 tấn góp phần nâng cao năng lực xử lý chất thải rắn sinh hoạt phát sinh của TP Đà Nẵng trong thời gian tới.
Chủ động ứng phó thiên tai trong quá trình tổ chức chính quyền hai cấp Môi trường

Chủ động ứng phó thiên tai trong quá trình tổ chức chính quyền hai cấp

TTTĐ - Thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp, các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai được chuyển hoàn toàn từ cấp huyện cho cấp xã thực hiện. Do đó, giai đoạn hiện nay, tại một số xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đã chủ động triển khai các giải pháp, sẵn sàng ứng phó với tình hình thiên tai đang diễn biến phức tạp.
Hà Nội ngày nắng, đêm không mưa, nhiệt độ cao nhất 33°C Môi trường

Hà Nội ngày nắng, đêm không mưa, nhiệt độ cao nhất 33°C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 3/7, thời tiết miền Bắc vẫn nắng nóng.
Xác lập mục tiêu, lộ trình, địa chỉ rõ ràng trong phát triển ngành công nghiệp môi trường Môi trường

Xác lập mục tiêu, lộ trình, địa chỉ rõ ràng trong phát triển ngành công nghiệp môi trường

Sáng 2/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành về dự thảo Chương trình phát triển ngành Công nghiệp môi trường đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Xem thêm