Tag

Chương trình Giáo dục phổ thông 2018: Học sinh không còn nặng học theo yêu cầu thi cử

Giáo dục 20/02/2023 20:47
aa
TTTĐ - Thay vì học tập và trang bị kiến thức, kỹ năng làm bài tập theo yêu cầu thi cử, ở chương trình giáo dục mới học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức để phát triển năng lực phẩm chất.
Hà Nội: Phụ huynh, học sinh sốt ruột chờ chốt phương án thi vào lớp 10 Gần 1.300 học sinh được tuyên truyền pháp luật về phòng chống ma túy

Ngày 20/2, Bộ GD&ĐT thông tin về điểm mới trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 và yêu cầu trong quá trình thực hiện. Hiện chương trình phổ thông mới đang áp dụng cho các lớp 1, 2, 3, 6, 7, 10, còn lại lớp 4, 5, 8, 9, 11, 12 đang học chương trình phổ thông cũ.

Trong đó, chương trình giáo dục phổ thông mới, học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện mở rộng kiến thức, tham gia các hoạt động để vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Chương trình Giáo dục phổ thông 2018: Học sinh không còn nặng học theo yêu cầu thi cử
Ở chương trình giáo dục mới học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức để phát triển năng lực phẩm chất

Với cấp THPT, học sinh có quyền lựa chọn môn học theo định hướng nghề nghiệp của bản thân. Chương trình giáo dục chia ra 2 giai đoạn sẽ định hướng và cho phép học sinh lựa chọn nghề nghiệp ngay từ những năm học ở cấp THCS.

Để đáp ứng tốt các yêu cầu trên, phụ huynh cần tăng cường hỗ trợ các em học tập, vận dụng kiến thức bên ngoài khuôn viên nhà trường.

Đây là điểm mới, khác với chương trình phổ thông cũ - chỉ yêu cầu phụ huynh phối hợp với giáo viên, nhà trường trong việc giáo dục đạo đức, chưa chú trọng việc giáo dục kiến thức, nội dung bài học..

Bộ GD&ĐT cũng nêu rõ, chương trình phổ thông mới chú trọng phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh. Các năng lực, phẩm chất này được cụ thể hóa bằng những yêu cầu cần đạt ở từng môn học, cấp học.

Các trường cần xác định mục tiêu giúp học sinh vận dụng hiệu quả kiến thức, kỹ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp.

Chương trình giáo dục mới có 14 môn học. Càng lên các cấp học cao hơn thì số môn bắt buộc càng giảm. Cấp tiểu học và THCS có 10 môn học bắt buộc, 2 môn học tự chọn gồm: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 1, 2.

Cấp THPT gồm 6 môn học bắt buộc: Ngữ Văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Lịch sử. 4 môn học lựa chọn: Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật. Ngoài ra còn có môn học tự chọn (Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2).

Ở chương trình phổ thông cũ, phương pháp dạy học cơ bản vẫn nặng về trang bị kiến thức và kỹ năng làm bài tập theo yêu cầu thi cử. Nội dung sách giáo khoa được xem là tài liệu duy nhất để đánh dạy học, đánh giá và thi cử. Học sinh có một bộ sách duy nhất.

Trong khi đó ở chương trình giáo dục mới học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức để phát triển năng lực phẩm chất. Học sinh học thông qua làm, thực hành và nhiều bộ sách giáo khoa.

Vai trò của giáo viên cũng được thay đổi. Ở chương trình cũ, giáo viên dạy theo phân phối chương trình được xác định, theo nội dung đã có trong sách giáo khoa. Trong khi đó chương trình mới mang tính "mở", giáo viên chuyển mạnh từ vai trò người truyền thụ kiến thức sang định hướng.

Bộ GD&ĐT cũng nhấn mạnh, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo yêu cầu của Nghị quyết 88 và Nghị quyết 51 của Quốc hội là vấn đề đặc biệt quan trọng, có tác động rất lớn đối với cả thế hệ học sinh và sự phát triển của đất nước, đòi hỏi có thời gian mới thấy hết được hiệu quả.

Vì vậy, quá trình triển khai thực hiện phải đặc biệt coi trọng nhận thức đúng và đầy đủ về nội dung, phương pháp dạy học và các yêu cầu về điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục của chương trình mới, từ đó tạo niềm tin đối với chất lượng giáo dục khi thực hiện chương trình mới và có quyết tâm cao đối với việc triển khai thực hiện trong toàn xã hội, nhất là đối với đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh.

Đọc thêm

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức nhiều cuộc thi và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút giáo viên và học sinh tham gia.
Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc Giáo dục

Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc

TTTĐ - Tại Văn Từ Thượng Phúc (huyện Thường Tín, Hà Nội) có một không gian rất đặc biệt, nơi tái hiện sống động quá trình học tập, rèn luyện trên con đường dùi mài kinh sử của nhân sỹ thời xưa. Nơi đây cũng ghi danh các bậc tiên hiền đỗ đạt của đất Thường Tín và trở thành biểu tượng cổ vũ truyền thống tôn sư trọng đạo của vùng danh hương này.
Ngành Giáo dục được chủ động tuyển dụng nhà giáo Giáo dục

Ngành Giáo dục được chủ động tuyển dụng nhà giáo

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội đồng tình và thống nhất cao với những quy định giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong việc tuyển dụng nhà giáo.
Xem thêm