Chuyển đổi số và xu hướng M&A trong lĩnh vực công nghệ năm 2022
![]() |
Hội thảo “Chuyển đổi số và xu hướng M&A trong lĩnh vực công nghệ năm 2022” |
Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS Nguyễn Anh Tuấn, Tổng Biên tập Tạp chí Nhà đầu tư cho biết, chuyển đổi số đang là đòi hỏi bức bách đối với mọi quốc gia và doanh nghiệp.
Thực tế ở nước ta những năm gần đây cho thấy, mức độ chuyển đổi số của các doanh nghiệp còn khác nhau và không phải doanh nghiệp nào cũng thành công trong chuyển đổi số nhưng ngày càng có nhiều doanh nghiệp chú trọng chuyển đổi số và không ít doanh nghiệp đã đạt được những thành công đáng khích lệ.
Những doanh nghiệp chuyển đổi số thành công đã kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19, duy trì sản xuất, kinh doanh, phát triển kênh phân phối, bán hàng; Gia tăng trải nghiệm khách hàng; Tiết kiệm chi phí vận hành… qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động, gia tăng lợi nhuận và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Trao đổi ý kiến tại Hội thảo, bà Bùi Thu Thủy, Phó Cục trưởng, Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: “Chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp phát triển mô hình kinh doanh và sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn gặp phải một số rào cản, khó khăn khi chuyển đổi số như: Chi phí đầu tư cao; Hạ tầng CNTT hiện tại kém phát triển; Giải pháp về rủi ro an ninh mạng khó tiếp cận; Nguồn nhân lực chuyển đổi số hạn chế; Tổ chức quản lý, quy trình nghiệp vụ, chuỗi cung ứng cần chuân hóa; Thiếu tiếp cận, kiến thức, thông tin về công nghệ số.
TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV, dịch COVID-19 đã khiến các chính phủ, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nhìn nhận lại về cách thức làm việc, đầu tư, kinh doanh và tiêu dùng (họp trực tuyến, làm việc tại nhà, khám chữa bệnh từ xa, đào tạo trực tuyến, livestream...); Là động lực thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ.
Quốc gia, doanh nghiệp, tổ chức nào nắm bắt, chủ động trong xu thế này sẽ có nhiều lợi thế hơn so với đối thủ.
Tại Việt Nam, khung pháp lý về chuyển đổi số trong đầu tư, kinh doanh đang được hoàn thiện, gồm có: Luật Giao dịch điện tử (2005) - đang chuẩn bị sửa đổi; Các nghị định về giao dịch điện tử; nghị định 130/2018/NĐ-CP về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số; Nghị định 52 (năm 2013) về thương mại điện tử; Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 4/5/2017 về tăng cường năng lực tiếp cận Cách mạng công nghiệp 4.0; Nghị quyết 52 (năm 2019) của Bộ Chính trị về chủ động tham gia Cách mạng công nghiệp 4.0; Quyết định 645 của Thủ tướng Chính phủ (năm 2020) về kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2021-2025; Quyết định 749 (tháng 6/2020) của Thủ tướng về chuyển đổi số quốc gia đến năm 2030…
Một số vấn đề đặt ra với xu hướng chuyển đổi số trong đầu tư, kinh doanh của Việt Nam gồm: Cần tiêu chí, đo lường kinh tế số; Giải bài toán về dữ liệu lớn và xuyên biên giới; Giải bài toán về hạ tầng số; Đầu tư trí tuệ nhân tạo (AI), IoT, R&D...; Bài toán nguồn nhân lực; quản lý rủi ro công nghệ thông tin và chuyển đổi số, an ninh mạng, dữ liệu, sở hữu trí tuệ, văn hóa số...
GS TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE): Mục tiêu của đại hội XIII, đến năm 2030 kinh tế số chiếm khoảng 30% GDP. Tuy nhiên, năm 2022 mới có luật đầu tiên được thông qua, đến giữa 2023 mới thực hiện được.
Việc bây giờ phải đào tạo doanh nghiệp nhờ đội ngũ chuyên gia, giúp doanh nghiệp thay đổi theo hướng tự vận động và làm thế nào doanh nghiệp chủ động trong việc tiếp cận các tập đoàn lớn. Bởi trong các hiệp hội, doanh nghiệp nhỏ nào cũng lép vế, Việt Nam sẽ không thành công nếu không chuyển đổi số các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp lớn cũng phải có trách nhiệm với các doanh nghiệp SME (doanh nghiệp nhỏ và vừa).
Tóm lại, nhà nước nên làm nhanh thể chế, đồng thời nên có cách tiếp cận để doanh nghiệp tự chuyển đổi số, họ cần gì thì hướng dẫn họ.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Ngày Phụ nữ Thủ đô ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo

Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số là nền tảng để phát triển bền vững

Ứng dụng GenAI mang ý nghĩa lịch sử và giá trị công nghệ vượt trội mừng sinh nhật Bác

Người dân không còn phải xếp hàng từ “tờ mờ sáng”

Thủ tướng làm Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

TikTok ra mắt Brand Consideration Ads, tối ưu hiệu quả ngay từ giai đoạn cân nhắc

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý toà soạn thông minh

Khơi dậy mạnh mẽ khát vọng phát triển quốc gia

Nam A Bank số hóa môi trường làm việc, sẵn sàng cho kỷ nguyên AI
