Tag

Chuyện về người cựu binh Thành cổ Quảng Trị

Xã hội 07/10/2019 21:12
aa
TTTĐ - Chúng tôi tìm gặp Đại tá Trần Ngọc Long (nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 48, Sư đoàn 320), người từng trực tiếp chỉ huy chiến đấu tại Thành cổ và ông từng tham gia tìm kiếm những dòng tên liệt sĩ trong cuốn sách này. Vào một buổi chiều khá lặng, những kí ức, nỗi đau như quyện vào nhau nghẹn buốt trong từng lời tâm sự của ông…

Chuyện về người cựu binh Thành cổ Quảng Trị

Thành cổ trong 81 ngày đêm máu lửa

Quảng Trị là mảnh đất đau thương nơi mỗi góc tường thành, mỗi gò đất bờ tre, mỗi hầm hào, lòng sông, hay làng mạc đều ghi dấu mỗi trận đánh và là nơi yên nghỉ của các anh hùng liệt sĩ mà mọi ngôn ngữ bằng lời nói, chữ nghĩa cũng không thể lột tả được một cách đầy đủ.

Nhập ngũ năm 18 tuổi, học trường Sĩ quan Lục quân rồi tham gia khắp các chiến trường Bắc – Trung – Nam nhưng với Đại tá Trần Ngọc Long thì trận Thành cổ 81 ngày đêm năm 1972 là khốc liệt nhất. Đầu năm 1971, khi ấy ông Long là Chủ nhiệm Trinh sát Trung đoàn 46 (sau đổi phiên hiệu thành Trung đoàn 48) tiến vào chiến đấu tại Quảng Trị như tiến công tiêu diệt chi khu Cam Lộ, tiếp đến tiến công địch trên đồi Tân Vĩnh, phía Bắc căn cứ Ái Tử… Tuy nhiên, trước sự tấn công của sư đoàn địch nhằm tái chiếm lại toàn bộ tỉnh Quảng Trị, Trung đoàn 48 nhận lệnh rút ra Quảng Trị chiến đấu và ngay hôm 28/6, Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 48) được giao nhiệm vụ chốt giữ khu vực Thành cổ Quảng Trị.

Đại tá Trần Ngọc Long - nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 48, Sư đoàn 320
Đại tá Trần Ngọc Long - nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 48, Sư đoàn 320

Ông Long kể: Tôi không bao giờ quên trận đánh của Tiểu đoàn 1, đã chặn đứng cuộc tiến công và tiêu diệt Tiểu đoàn 8 thủy quân lục chiến quân đội Sài Gòn tại Trâm Lý - Quy Thiện ngày 8/7/1972. Trước đó 2 ngày, biết địch sẽ tập trung tiến đánh từ Trâm Lý sang Quy Thiện để chiếm nhà thờ Tri Bưu, tôi và các đại đội trưởng đi chuẩn bị bố phòng và quyết định cách đánh với thế trận: Chốt chặn kết hợp với tiến công, bởi địa thế ở đây buộc địch sẽ phải tiến qua cánh đồng rộng lớn giữa hai thôn. Trong trận này, Tiểu đoàn 8 thủy quân lục chiến đối phương đã bị đánh thiệt hại nặng, buộc phải lui về phía sau củng cố (theo thông báo của Mặt trận B5), trong khi toàn Tiểu đoàn 1 của ta chỉ có một chiến sĩ bị thương nhẹ”.

Nỗi nhớ khôn nguôi về đồng đội

Trong câu chuyện cùng chúng tôi, Đại tá Trần Ngọc Long nhiều lần nhắc đến đồng đội của mình – những người con đã gửi lại tuổi thanh xuân cho nền độc lập dân tộc. Về hưu và đoàn tụ bên mái ấm gia đình những lúc nào ông Long cũng ngậm ngùi một nhẽ: Trong sự may mắn và hạnh phúc của mình ngày hôm nay đều được vun đắp từ sự hi sinh cao cả của đồng đội.

Ông nhớ tới chiến sĩ Lang Sỹ Thủy (người dân tộc Thái ở huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa), trong lúc chiến đấu bị súng máy của địch bắn gãy cánh tay phải, được chuyển về Tỉnh đội Thanh Hóa an dưỡng và công tác nhưng khi vết thương chưa kịp lành, anh lại một mực xung phong vào chiến trường. Khi đó, không ai biết đơn vị anh đang chiến đấu ở đâu, người đồng đội này đã mượn chiếc xe đạp của chị gái, quyết đi tìm lại đơn vị chiến đấu của mình. Anh vượt qua hàng trăm cây số, vượt qua đạn pháo cùng sự phục kích của kẻ thù để rồi về được đơn vị, chiến đấu rồi anh dũng hi sinh.

Đại tá Trần Ngọc Long (giữa) cùng Trung tướng Nguyễn Khắc Nghiên - nguyên Tổng Tham mưu trưởng, QĐNDVN và các đồng đội)
Đại tá Trần Ngọc Long (giữa) cùng Trung tướng Nguyễn Khắc Nghiên - nguyên Tổng Tham mưu trưởng, QĐNDVN và các đồng đội)

Suốt 3 năm ròng rã đi tìm phần mộ của bạn rồi nối được liên lạc với gia đình liệt sĩ để đưa hài cốt liệt sĩ về an táng tại quê nhà, ông Trần Ngọc Long đã cùng đồng đội là các cựu chiến binh gom được số tiền 21 triệu đồng và đầu năm 2010 đưa hài cốt liệt sĩ Thủy về quê hương. Đây cũng là lần đầu tiên huyện Như Xuân – tỉnh Thanh Hóa nhận được hài cốt liệt sĩ từ chiến trường Quảng Trị trở về.

Cảm động trước hành động anh hùng của Lang Sỹ Thủy, đại tá Long còn lần cả theo địa chỉ mà anh từng gửi chiếc xe đạp để đi vào chiến trường và đã tìm ra được người giữ chiếc xe ấy. Hiện nay chiếc xe đạp của liệt sĩ Lang Sỹ Thủy được lưu giữ tại Bảo tàng Quân sự Việt Nam. Ông chia sẻ: “Tôi cảm thấy mình quá nhỏ bé trước sự hi sinh lớn lao của những người con anh dũng. Không có gì lớn lao hơn sự hi sinh của các liệt sĩ cho nền độc lập của Tổ quốc. Họ là những người anh hùng”.

Trong kí ức của ông về 81 ngày đêm máu lửa, còn có biết bao đồng đội anh dũng, kiên cường trong năm tháng gian khổ ấy đã hiện diện bên ông bằng lòng quả cảm như Đại đội trưởng Đại đội 2, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 48 Nguyễn Khắc Nghiên, sau này giữ trọng trách Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng - QĐNDVN hay đồng chí Lê Minh Vụ là chính trị viên đại đội, sau này làm Trung tướng, PGS-Tiến sĩ Nhà giáo Nhân dân Lê Minh Vụ ở Học viện Quốc phòng. Giờ đây, mỗi lần gặp lại nhau, họ đều rơi nước mắt khi nhớ về những đồng đội chiến đấu đã vĩnh viễn nằm lại trên trận địa ác liệt này.

Tìm lại dòng tên cho người đã mất

Có những gia đình liệt sĩ chỉ biết rằng cha anh họ thời chiến đấu thuộc phiên chế ở Sư đoàn 320, họ đã vào tận chiến trường Tây Nguyên để tìm hài cốt nhưng khi gọi điện cho Đại tá Long mới biết thân nhân mình hi sinh ngay trong lòng Thành cổ Quảng Trị như trường hợp của gia đình liệt sĩ Khuất Bá Văn. Liệt sĩ Khuất Bá Văn do ông trực tiếp mai táng và khi cùng gia đình vào tìm lại phần mộ thì cũng chỉ mang về được nắm đất bởi 40 năm rồi, biết bao mưa nắng đã xói mòn mà thời gian đằng đẵng, người nằm xuống đã hóa thân vào cỏ cây hoa lá cát bụi cổ thành.

Trở về với thời bình, Đại tá Trần Ngọc Long đã quyết định đi tìm lại tên tuổi cho những đồng đội đã anh dũng chiến đấu hi sinh tại Thành cổ 81 ngày đêm. Đã có không ít đêm lặng lẽ làm công việc một mình, ông đã rơi nước mắt: “Tôi khóc không phải vì sự vất vả trong việc mình làm mà thương anh em nằm lại nơi chiến trường, có người do sự khốc liệt của cuộc chiến đã không còn tuổi tên”.

Thực tế cuộc chiến là như vậy, bởi mỗi lần nhận quân từ ngoài Bắc vào để bổ sung cho chiến trường Quảng Trị, nhiều đồng đội mới chỉ qua bên này sông Thạch Hãn, chưa kịp tham gia trận chiến nào thì đã hi sinh vì bom rơi, pháo kích của quân thù, anh em hi sinh có khi chưa kịp biết mình thuộc đơn vị nào. Với những trường hợp như thế, nếu đơn vị nào trợ lý quân lực còn thì danh sách liệt sĩ còn, đơn vị nào các đồng chí đã hi sinh, hoặc có người chưa hi sinh mà sức khỏe và trí nhớ suy giảm thì những tên tuổi liệt sĩ cũng không còn được ghi lại nữa.

Bắt tay vào làm công việc tìm lại tuổi tên cho người đã mất, ông đã đến gõ cửa từng cơ quan chức năng liên quan để xin giấy giới thiệu nhưng nhiều nơi nghi ngại bởi ông chỉ là cá nhân, không đủ cơ sở pháp lý và tư cách pháp nhân. Là một người lính, từng vào sinh ra tử nơi chiến trường, đại tá Trần Ngọc Long đã khăn gói ba lô trở lại chiến trường xưa, tìm gặp các cựu chiến binh thành cổ, rồi tìm đến cả cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị.

Tại đây, ông đã gặp nhà thơ, nhà báo Đoàn Mạnh Phương, Giám đốc Dự án Văn hóa “Uống nước nhớ nguồn”, đơn vị cũng đang tiến hành tổ chức in cuốn sách “Huyền thoại Thành cổ Quảng Trị”. Nhà thơ Đoàn Mạnh Phương đã mời Đại tá Trần Ngọc Long tham gia vào dự án để cùng chung tay góp sức làm công việc này. Đồng đội chiến đấu với Đại tá Long ở thành cổ ngày ấy còn có Đại tá Nguyễn Đức Toàn - Giám đốc NXB Quân đội Nhân dân cũng rất nhiệt huyết và tạo mọi điều kiện cho ông.

Cũng từ đó, Đại tá Trần Ngọc Long tìm đến những xóm làng hẻo lánh, chống gậy đi không thiếu một nơi nào trên mảnh đất Quảng Trị, nhiều khi cũng chỉ lờ mờ tìm ra được một vài dòng tên. Ngày nắng cũng như ngày mưa, không quản đường sá xa xôi, đặc biệt mỗi khi trái gió trở trời, viên đạn còn nằm trong người lại trở chứng hành hạ, ông Long vẫn đi từ Hà Nội vào Quảng Trị như cơm bữa, nhanh thì vài ngày, lâu thì nửa tháng. Khi tìm được dòng tên liệt sĩ rồi ông lại gọi điện về địa phương để thông báo, xác minh lại tên tuổi, có những lúc do sự thay đổi về địa giới hành chính của nhiều địa phương mà phải về tận nơi để làm cho chính xác.

Khi biên soạn những dòng tên đồng đội, nhiều đêm ông đã không thể cầm lòng được nếu có ai nhắc đến những người đã ngã xuống. Ông tâm sự, từ Khu 4 trở vào hầu như nói đến liệt sĩ thì các cơ quan, cá nhân đều tâm huyết, tận tình, có lẽ một phần bởi mảnh đất miền Trung ấy đã chịu quá nhiều mất mát, đau thương. Có những gia đình liệt sĩ khi ông tìm về cũng không còn một ai sống sót. Mỗi dòng tên liệt sĩ là một ân tình một thử thách cho những người còn sống.

Trong Dự án xây dựng Di tích Thành cổ Quảng Trị đang được tiến hành, Đại tá Trần Ngọc Long có đề xuất ý tưởng sẽ khắc tên các liệt sĩ vào từng viên gạch ở thành cổ. Thậm chí, chỉ cần được sự đồng ý của tổ chức, cá nhân ông cũng sẵn sàng đứng ra thực hiện. Với ông, thành cổ nói riêng và mảnh đất Quảng Trị nói chung là một nấm mồ tập thể.

Dưới từng tấc đất, từng mầm xanh đang vươn lên, từng công trình đang xây dựng hôm nay đều thấm đẫm máu xương và tuổi thanh xuân của các chiến sĩ cho nền độc lập, tự do của dân tộc.

Tin liên quan

Đọc thêm

5 bài học kinh nghiệm quan trọng sau siêu bão Yagi Môi trường

5 bài học kinh nghiệm quan trọng sau siêu bão Yagi

TTTĐ - Sáng 28/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả bão số 3.
Đổi mới, nâng cao công tác tuyên truyền về đại hội Đảng Muôn mặt cuộc sống

Đổi mới, nâng cao công tác tuyên truyền về đại hội Đảng

TTTĐ - Sáng 28/9, thực hiện chương trình hợp tác, kết nghĩa giữa 3 cơ quan báo Đảng gồm: Hànộimới, Thừa Thiên - Huế và Sài Gòn Giải Phóng, Báo Hànộimới đăng cai tổ chức Diễn đàn “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền đại hội Đảng các cấp”, tại Thủ đô Hà Nội.
Đề xuất ký hợp đồng với đăng kiểm viên hưởng án treo Muôn mặt cuộc sống

Đề xuất ký hợp đồng với đăng kiểm viên hưởng án treo

TTTĐ - Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa đề nghị Sở Nội vụ kiến nghị, báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét cho phép ký hợp đồng lao động với các đăng kiểm viên trong thời gian chưa có thêm viên chức đăng kiểm mới, nhằm tránh nguy cơ ùn tắc đăng kiểm trên địa bàn dịp cuối năm.
Hà Nội đã chủ động từ sớm, từ xa trong phòng, chống bão số 3 Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội đã chủ động từ sớm, từ xa trong phòng, chống bão số 3

TTTĐ - Toàn bộ hệ thống chính trị từ TP đến cấp cơ sở, các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện, cấp xã đã tiếp tục chủ động chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 3 theo chức năng, nhiệm vụ và địa bàn phụ trách.
Chung tay xoa dịu đau thương cho người dân Tây Bắc Xã hội

Chung tay xoa dịu đau thương cho người dân Tây Bắc

TTTĐ - Trong hai ngày 27 -28/9/2024, Chương trình “Hướng về đồng bào vùng bão, lũ tại các tỉnh phía Bắc” đã trực tiếp trao 1.000 phần quà cho người dân các tỉnh Yên Bái và Lào Cai, đồng thời hỗ trợ xây sửa 8 căn nhà, mỗi căn nhà 10 triệu đồng. Tổng trị giá quà tặng, nhu yếu phẩm và hỗ trợ xây sửa nhà là hơn 1 tỷ đồng.
Tăng cường phối hợp trong khắc phục hậu quả bão số 3 Muôn mặt cuộc sống

Tăng cường phối hợp trong khắc phục hậu quả bão số 3

TTTĐ - MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội TP cần tiếp tục phối hợp các cơ quan chức năng thực hiện gói chính sách khắc phục hậu quả bão số 3, nhất là tập trung khôi phục sản xuất để phục vụ nhu cầu đời sống của người dân và thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ...
Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 “tiếp bước" em đến trường Muôn mặt cuộc sống

Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 “tiếp bước" em đến trường

TTTĐ - Ông Trần Ngọc Hưởng - Đảng ủy viên, Phó Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 (NĐVT4) vừa cùng lãnh đạo UBND huyện, Hội khuyến học huyện Tuy Phong (tỉnh Bình Thuận)... trao tận tay các suất học bổng "Tiếp bước cho em đến trường năm 2024" tới các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Tổng giá trị ủng hộ của nhà máy đợt này là 25 triệu đồng.
Hội doanh nhân trẻ Hải Phòng ủng hộ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão Yagi Muôn mặt cuộc sống

Hội doanh nhân trẻ Hải Phòng ủng hộ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão Yagi

TTTĐ - Sáng 27/9, Hội Doanh nhân trẻ thành phố Hải Phòng phối hợp cùng Thành đoàn Hải Phòng, Hội LHTN Việt Nam và Công an thành phố tổ chức chương trình trao tặng kinh phí ủng hộ tới 16 hộ gia đình có nhà bị ảnh hưởng, thiệt hại nặng do cơn bão số 3 (Yagi).
Rực rỡ sắc cờ chào mừng 70 năm giải phóng Thủ đô Muôn mặt cuộc sống

Rực rỡ sắc cờ chào mừng 70 năm giải phóng Thủ đô

TTTĐ - Hướng tới 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), khắp các ngả đường Hà Nội đều được trang trí cờ, hoa, băng rôn rực rỡ.
Tiếp nhận thêm hơn 2,4 tỷ đồng ủng hộ Nhân dân vùng bão, lũ Muôn mặt cuộc sống

Tiếp nhận thêm hơn 2,4 tỷ đồng ủng hộ Nhân dân vùng bão, lũ

TTTĐ - Ngày 26/9, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tiếp tục tiếp nhận sự ủng hộ của 6 cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 2,4 tỷ đồng hỗ trợ Nhân dân bị thiệt hại do bão lũ.
Xem thêm