Cô giáo mầm non chủ động ứng dụng công nghệ trong dạy học
Cô giáo Nguyễn Thị Hậu (Trường Mầm non Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai) trình bày sáng kiến "Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giờ ăn cho trẻ"
Bài liên quan
Việt Nam - Vương quốc Anh: Đẩy mạnh hợp tác giáo dục
Hà Nội chưa thu học phí qua thẻ trong tháng 12
Hà Nội sẽ thường xuyên bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên mầm non
Thi THPT quốc gia trên máy tính – cần có lộ trình cụ thể
Đại học Thành Đô: Sánh vai các đại học lớn về việc làm cho sinh viên sau khi ra trường
Nhiều hoạt động sẽ diễn ra tại Ngày hội SV – STARTUP 2019
Cô giáo tự viết phần mềm
Cô giáo Phạm Minh Ngọc (trường Mầm non Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội) là 1 trong 27 giáo viên mầm non trình bày sáng kiến trước Hội đồng khoa học xét chọn giải.
Trong quá trình dạy trẻ, cô Ngọc đã ứng dụng những phần mềm như: Trí tuệ bé yêu, Cây cọ nhí, Bé yêu khám phá, Phát triển ngôn ngữ, Toán học. Bằng tình yêu nghề, yêu con trẻ, trong thời gian giảng dạy, cô đã sáng tạo 4.750 trò chơi, bài tập giúp trẻ “học mà chơi, chơi mà học”, từ đó tạo hứng thú học ở trẻ thông qua tiếp cận công nghệ từ sớm.
Cũng nhanh nhạy, chủ động tiếp cận và ứng dụng công nghệ trong dạy học trẻ mầm non, cô giáo Nguyễn Hồng Linh (Trường Mầm non Mỹ Đình I, quận Nam Từ Liêm) chia sẻ: “Bản thân tôi từng sợ hãi trước công nghệ thông tin nhưng tôi đã vượt lên chính mình, biến nỗi sợ thành thế mạnh, tự tìm tòi học hỏi”.
Nhận được sự giúp đỡ của đồng nghiệp, cô Linh đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế trò chơi toán học cho trẻ, đồng thời giúp trẻ tập làm quen và tập tương tác với công nghệ. Năm học 2017 - 2018, đề án “Ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế trò chơi toán học cho trẻ” của cô đã đạt loại B cấp quận.
Hội đồng xét duyệt giải thưởng lần thứ 3 năm học 2018 – 2019 cũng ghi nhận tâm huyết của cô giáo Nguyễn Thị Thường (Phó Hiệu trưởng trường Mầm non Ánh Sao, quận Thanh Xuân). Mặc dù chỉ còn một vài tháng nữa là về hưu nhưng cô Thường vẫn không ngừng nghiên cứu, học hỏi và ứng dụng công nghệ vào thực tiễn giảng dạy, đồng thời chia sẻ với đội ngũ giáo viên.
Cô Thường đã tự tay dùng các phần mềm để thiết kế và xây dựng “Thư viện ảnh động”. Sau khi được cô động viên, đến nay, 100% giáo viên trong trường đã biết khai thác tài liệu trên mạng và sử dụng “Thư viện ảnh động” để soạn giáo án điện tử, trình chiếu, minh họa cho các bài giảng của mình trên Powerpoint.
Tiếp cận phương pháp giáo dục tiên tiến thế giới
Không chỉ ứng dụng công nghệ trong dạy học, các giáo viên mầm non của Thủ đô cũng đã chủ động tiếp cận các phương pháp giáo dục tiên tiến. Đa số cô giáo đã chọn phương pháp Montessori hay STEAM làm kim chỉ nam cho các sáng kiến của mình. Nhiều cô giáo chia sẻ rằng, các cô đã sử dụng thành thạo máy cắt, máy khoan để biến những nguyên vật liệu bỏ đi như lốp xe, vỏ lon, vỏ hộp… thành đồ chơi cho trẻ và tạo ra những giáo cụ hình quả, cây, chữ cái, hình các con vật để cuốn hút trẻ.
Đồng thời các cô cũng tạo ra các hoạt động cho trẻ được hòa mình với thiên nhiên, được trải nghiệm các nghề nghiệp công an, lính cứu hỏa, nông dân, nội trợ, được vui tham gia các sự kiện văn hóa… Từ đó không chỉ giúp trẻ tự tin, mạnh dạn giao tiếp mà còn nuôi dưỡng những tình cảm của trẻ đối với những người xung quanh, đồng thời cuốn hút trẻ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên.
Những điểm sáng có thể kể đến là hoạt động do cô giáo Nguyễn Thùy Linh (Trường Mầm non Phùng Xá, huyện Mỹ Đức). Cô Thùy Linh đã tổ chức cho trẻ được đi trải nghiệm làng nghề truyền thống, được biết cách nghệ nhân tạo ra “chăn tơ tằm do tằm dệt” và tự tay tham gia một khâu đơn giản ở làng nghề. Cô giáo Phạm Thị Thúy (Trường Mầm non Hoa Sen, huyện Thường Tín) đã kích thích trẻ khám phá tìm tòi qua những hoạt động kì thú, ví dụ như tiết mục biểu diễn ảo thuật “chiếc ghim nhảy múa” để gợi cho trẻ tò mò và sau đó, cô giải thích sự kỳ diệu của nam châm.
Bên cạnh đó, chuyên đề “Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giờ ăn cho trẻ” của cô Nguyễn Thị Hậu (Trường Mầm non Vĩnh Hương, quận Hoàng Mai) giúp trẻ cảm thấy hứng thú với giờ ăn, học cách ăn văn minh và kỹ năng tự phục vụ bản thân cũng là một trong những sáng kiến vô cùng thiết thực của cô giáo. Nhận thấy trẻ có những lo lắng khi đến giờ ăn, vì thế cô Hậu đã cùng nhà trường triển khai tổ chức tiệc buffet và bữa cơm văn phòng. Kết quả thu được rất khả quan khi trẻ háo hức chờ đến giờ ăn và phụ huynh quan tâm hơn tới thực đơn của con..
TTTĐ - Giải thưởng “Nhà giáo Thủ đô tâm huyết sáng tạo” lần thứ 3 năm học 2018 – 2019 do Sở GD – ĐT Hà Nội, Công đoàn ngành giáo dục Hà Nội phối hợp cùng Hệ thống giáo dục HOCMAI tổ chức.
BTC đã nhận được 130 hồ sơ tham dự giải thưởng và tổ chức xét duyệt và phỏng vấn các nhà giáo từ ngày 16/9 – 23/9. Lễ trao giải dự kiến được tổ chức vào đúng dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Đây là giải thưởng cao quý với mục đích tôn vinh những nhà giáo Hà Nội nhiệt tình, tâm huyết với nghề dạy học; có đóng góp xuất sắc trong phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”; khích lệ các nhà giáo Hà Nội tự học tập, rèn luyện, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn giáo dục mỗi cơ sở, tạo ra những hiệu quả mới, những chuyển biến mới ở mỗi đơn vị nhà trường.