Tag

Có nên quản lý tiền công đức cho di tích và hoạt động lễ hội?

Xã hội 10/06/2021 10:08
aa
TTTĐ - Mới đây, dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội (Dự thảo Thông tư) được Bộ Tài chính lấy ý kiến lần 2. Dự thảo đã nhận được nhiều bình luận và góp ý, thậm chí phản đối gay gắt tập trung vào nhóm quy định liên quan đến quản lý, thu chi tiền công đức tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội.
Thái Bình: Bắt 5 đối tượng phá két sắt lấy tiền công đức Hà Nội: Bắt giữ nhiều đối tượng lấy cắp tiền công đức ở phủ Tây Hồ

Liên quan đến vấn đề trên, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã trao đổi với Th.S Nguyễn Thanh Hà, chuyên gia pháp lý.

Th.S Hà cho biết, đây là vấn đề được xã hội rất quan tâm thời gian qua nhưng có thực sự đang thiếu quy định về quản lý tiền công đức, cần đưa quy định về can thiệp, quản lý trực tiếp của Nhà nước đối với tiền công đức trong Thông tư này không? Th.S Hà đã đưa ra hai quan điểm.

Không thiếu quy định pháp luật về quản lý tiền công đức

Tiền công đức (tên gọi truyền thống là: tiền giọt dầu, đặt lễ, cúng dường...) đến nay chưa có định nghĩa cụ thể tại bất kỳ văn bản pháp luật nào, nhưng trong thực tiễn và truyền thống văn hoá tại Việt Nam, thuật ngữ này được sử dụng riêng hoặc tạo sự liên tưởng ngay đến Phật giáo. Tiền công đức là tài sản mà tổ chức tôn giáo được phép tiếp nhận và được công nhận quyền sở hữu theo quy định của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 (“Luật TNTG”) phù hợp với quy tắc chung của Bộ luật dân sự về bảo hộ quyền sở hữu tài sản riêng của pháp nhân phi thương mại.

Do vậy, quan điểm cho rằng thiếu quy định về quản lý Nhà nước đối với tiền công đức là không đúng mà về nguyên tắc, Nhà nước không được trực tiếp quyết định thay việc sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng hợp pháp của cá nhân, tổ chức mà phải tôn trọng riêng quy định của từng tổ chức tôn giáo về vấn đề này.

Nếu Chính phủ và các Bộ, ngành muốn quản lý chung tiền tài trợ cho di tích, hoạt động lễ hội có liên quan đến hoặc gắn với các cơ sở tôn giáo thì Dự thảo này phải quy định theo hướng mở rộng đối tượng áp dụng chung cho các tài sản của tổ chức khác, thay vì đang sử dụng riêng thuật ngữ “tiền công đức” (là thuật ngữ dùng riêng cho Phật giáo).

Cách tiếp cận này đang vô tình tạo ra sự đối xử bất bình đẳng trong quản lý Nhà nước giữa các tổ chức tôn giáo tại Việt Nam. Đây chính là lí do vì sao thời gian qua, đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam và cộng đồng Phật tử tại Việt Nam lại rất quan tâm và có ý kiến rất quyết liệt về Dự thảo Thông tư này như vậy.

Đánh đồng “tiền công đức”, “tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội”

Một trong các nguyên nhân dẫn đến quan điểm nhầm lẫn này của Bộ Tài chính là do các di tích văn hóa, lịch sử tại Việt Nam thường gắn với các chùa, tự viện của Giáo hội Phật giáo Việt Nam do đặc thù của lịch sử, truyền thông văn hóa. Xét cả ở góc độ pháp lý và thực tiễn thì “tiền công đức” và tiền “tài trợ cho di tích, hoạt động lễ hội” có bản chất pháp lý khác nhau và chịu sự điều chỉnh của hai hệ thống văn bản pháp luật khác nhau.

Th.S Nguyễn Thanh Hà cho rằng, tiền công đức và tiền tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội cần phải được phân biệt rõ như sau: Tiền công đức là một tài sản của tổ chức tôn giáo, thuộc quyền sở hữu riêng của tổ chức tôn giáo nên được tổ chức tôn giáo tự mình quyết định việc quản lý, sử dụng, định đoạt theo khoản 5, Điều 21 và Điều 56 Luật TNTG. Quyền đối với tài sản thuộc sở hữu riêng của tổ chức tôn giáo được Nhà nước bảo hộ theo các quy định tại khoản 3 Điều 3, khoản 6 Điều 7 Luật TNTG và nguyên tắc về bảo hộ quyền tài sản tại Bộ luật Dân sự hiện hành.

Tiền tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội là các khoản quyên góp, tài trợ, đóng góp tự nguyện của cá nhân, tổ chức cho mục đích bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá, lịch sử, thuộc sự quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động văn hoá, di tích theo quy định của Luật Di sản văn hoá năm 2001 (được sửa đổi bổ sung năm 2009) và các văn bản hướng dẫn.

Xuất phát từ việc xác định không đúng về đối tượng điều chỉnh, các quy định liên quan đến nguyên tắc góp, tiếp nhận tiền công đức và quản lý thu, chi tiền công đức cũng chưa phù hợp.

Ảnh minh họa (nguồn IT)
Ảnh minh họa (nguồn IT)

Cụ thể, việc khoản 4, Điều 2 Dự thảo Thông tư quy định nguyên tắc “Tiền công đức... không thuộc sở hữu cá nhân và không phản ánh vào ngân sách Nhà nước; Được để lại toàn bộ cho cơ quan, đơn vị tổ chức lễ hội, quản lý di tích sử dụng cho các hoạt động lễ hội, quản lý và sử dụng di tích” là không phù hợp.

Th.S Hà phân tích: Thứ nhất, không có cơ sở khẳng định tiền công đức không thuộc sở hữu cá nhân vì theo văn hoá và truyền thống về thực hành tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam thì chủ yếu người cho tặng vật, tiền trong trường hợp này có ý chí hướng đến các nhà tu hành nên tài sản thuộc sở hữu riêng hợp pháp của cá nhân nhận cho tặng cho. Thứ hai, việc tặng, cho thường gắn với niềm tin tâm linh và người tặng, cho cũng không quan tâm hoặc không cần được cam kết về mục đích sử dụng số tiền, tài sản tặng cho đó. Do vậy, Nhà nước không có cơ sở quyết định thay mục đích sử dụng tài sản của chủ sở hữu. Điều này trái với ý chí của người tặng cho và trái với niềm tin tâm linh, tôn giáo của họ, vi phạm quyền tự do tín ngưỡng và quyền đối với tài sản của cá nhân, pháp nhân theo quy định hiện hành.

Trong trường hợp này, các cơ quan quản lý Nhà nước còn có thể đối mặt với sự phản đối gay gắt của các tín đồ, đệ tử của các tổ chức tôn giáo như thời gian qua.

Theo quan điểm của Th.S Nguyễn Thanh Hà, từ những phân tích trên, không cần thiết và không nên ban hành các quy định việc Nhà nước quản lý, sử dụng “tiền công đức” mà Nhà nước chỉ tăng cường chức năng kiểm tra, giám sát theo đúng thẩm quyền trong các trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Đặc biệt đối với các cơ sở tôn giáo đã tự chủ hoàn toàn, thậm chí tự chủ được cả nguồn kinh phí phục vụ cho hoạt động văn hoá tâm linh, lễ hội truyền thống và các hoạt động thiện nguyện khác mà không cần sử dụng vốn ngân sách Nhà nước thì việc kiểm soát trực tiếp việc thu, chi tiền công đức lại càng không cần thiết và gây phản cảm trong dư luận.

Việc kiểm soát, giám sát chi phí đầu tư, xây dựng, duy tu, bảo trì di tích đã có các quy định chi tiết của Luật Di sản, Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn thi hành. Khi phát hiện các dấu hiệu, hành vi vi phạm về quản lý chi phí đầu tư, xây dựng theo quy định, hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác về giao dịch tài chính, Nhà nước vẫn có thể can thiệp qua chức năng kiểm tra, giám sát của mình.

Đọc thêm

Bình Dương hồi sinh từ những trang sử oai hùng Nhịp sống phương Nam

Bình Dương hồi sinh từ những trang sử oai hùng

TTTĐ - Nằm ở vị trí huyết mạch của miền Đông Nam Bộ, Bình Dương không chỉ là vùng đất trù phú mà còn là nơi khắc ghi những trang sử vàng, minh chứng cho khí phách quật cường của dân tộc. Từ những năm tháng kháng chiến gian khổ chống ngoại xâm, mảnh đất này đã oằn mình chịu đựng bao đau thương, mất mát nhưng chính trong lửa đỏ ấy, tinh thần bất khuất và những chiến công lẫy lừng đã được hun đúc, góp phần vào khúc khải hoàn chung của Tổ quốc.
Nâng mức phạt để nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường Môi trường

Nâng mức phạt để nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường

TTTĐ - Sáng 28/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với các dự thảo Nghị quyết quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và đất đai trên địa bàn TP.
Gặp lại những con người đã làm nên lịch sử... Muôn mặt cuộc sống

Gặp lại những con người đã làm nên lịch sử...

TTTĐ - Sáng 28/4, tại Dinh Độc Lập (Quận 1, TP Hồ Chí Minh), Ban Liên lạc Cựu chiến binh Trung đoàn 66 tổ chức buổi họp mặt nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và kỷ niệm 78 năm Ngày Thành lập đơn vị (20/3/1947 - 20/3/2025). Trong số đó, nhiều cựu chiến binh trực tiếp tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh, vào Dinh Độc Lập bắt Tổng thống Dương Văn Minh.
Dấu ấn cuộc đời của vị tướng theo cha làm cách mạng Nhịp sống phương Nam

Dấu ấn cuộc đời của vị tướng theo cha làm cách mạng

TTTĐ - Trong dòng chảy lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, có những gia đình đã hiến dâng cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng. Trung tướng Lưu Phước Lượng - nguyên Phó Tư lệnh Chính trị Quân khu 9, nguyên Phó Trưởng ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, hiện là cố vấn Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ TP Hồ Chí Minh - là một điển hình tiêu biểu của truyền thống cha truyền con nối, kiên trung tận tụy vì Tổ quốc.
Thăm hỏi, hỗ trợ nạn nhân vụ hoả hoạn tại quận Hoàng Mai Xã hội

Thăm hỏi, hỗ trợ nạn nhân vụ hoả hoạn tại quận Hoàng Mai

TTTĐ - Sáng 28/4, thay mặt Ban Thường trực MTTQ Việt Nam TP Hà Nội, đồng chí Phạm Anh Tuấn - Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ TP đã tới Khoa chống độc, bệnh viện Bạch Mai thăm hỏi và động viên gia đình nạn nhân vụ hỏa hoạn xảy ra ở quận Hoàng Mai lúc rạng sáng cùng ngày.
Gần dân, sát dân, tạo sự đồng thuận, thông suốt trong toàn hệ thống Xã hội

Gần dân, sát dân, tạo sự đồng thuận, thông suốt trong toàn hệ thống

TTTĐ - Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu là dự án phức tạp, quy mô lớn, đặt ra yêu cầu hàng đầu là phải làm tốt công tác tư tưởng cho người dân, tạo sự thống nhất, đồng thuận từ trên xuống dưới...
Công bố tình huống khẩn cấp sạt lở Trạm cắt 220kV Bờ Y Muôn mặt cuộc sống

Công bố tình huống khẩn cấp sạt lở Trạm cắt 220kV Bờ Y

TTTĐ - Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum Lê Ngọc Tuấn đã quyết định công bố tình huống khẩn cấp do thiên tai để khắc phục hiện trạng sạt lở đất mái taluy âm khu vực công trình Trạm cắt 220kV Bờ Y.
Ngày 28/4: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa Xã hội

Ngày 28/4: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 28/4, không khí lạnh đã tiến gần đến biên giới nước ta.
Bà Rịa - Vũng Tàu còn 30 đơn vị hành chính cấp xã Muôn mặt cuộc sống

Bà Rịa - Vũng Tàu còn 30 đơn vị hành chính cấp xã

TTTĐ - HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh vào TP HCM và hành chính cấp xã năm 2025.
Phản hồi sau kết luận chậm trả kết quả thủ tục hành chính Muôn mặt cuộc sống

Phản hồi sau kết luận chậm trả kết quả thủ tục hành chính

TTTĐ - Sở Xây dựng Hà Nội vừa ban hành công văn giải trình các nội dung Thông báo kết luận kiểm tra đột xuất việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính theo phản ánh, kiến nghị của công dân về quy định hành chính tại Sở Xây dựng.
Xem thêm