Có nên xây dựng tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam cho dòng sản phẩm thuốc lá thế hệ mới?
Ông Phùng Mạnh Trường, Phó Viện trưởng Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam, phát biểu khai mạc hội nghị
Tại hội thảo, ông Phùng Mạnh Trường, Phó Viện trưởng Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam cho rằng, sự phát triển của ứng dụng khoa học công nghệ hiện nay, những loại hình thuốc lá mới đang được một bộ phận người tiêu dùng ưa chuộng và ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, dòng sản phẩm này cần phải được chứng minh và thừa nhận đầy đủ về mặt khoa học để đáp ứng được thị hiếu của người hút thuốc trưởng thành và có độ rủi ro thấp hơn đáng kể so với thuốc lá điếu.
Đại diện doanh nghiệp Philip Morris International trả lời thắc mắc của đại biểu |
Những con số về tỷ lệ người nghiện thuốc lá tại Việt Nam cũng được các chuyên gia ngành và khách mời tham dự thừa nhận, mặc dù tỉ lệ có giảm nhưng dự báo đến 2025, nước ta vẫn còn xấp xỉ 18 triệu người hút thuốc.
Vì lẽ đó, để xóa bỏ rủi ro lâu dài và ngay lập tức tác hại của việc hút thuốc thì cách tốt nhất là không nên hút hoặc trong trường hợp không thể bỏ thì nên hướng đến các sản phẩm thuốc lá mới đạt tiêu chuẩn chất lượng hướng tới an toàn sức khỏe cộng đồng.
Chia sẻ thông tin tại hội thảo, ông Lê Thành Hưng, Phó trưởng Phòng Tiêu chuẩn Chất lượng 4, Viện TCCL Việt Nam cũng cho biết, Việt Nam có gần 12000 tiêu chuẩn CL của tất cả các lĩnh vực, trong đó, có 67 TCCL (chiếm 0,5%) về thuốc lá và sản phẩm thuốc lá, bao gồm 58TCVN về phương pháp phân tích và lẫy mẫu, 09 TCCL Việt Nam về yêu cầu kỹ thuật đối với nguyên vật liệu và sản phẩm thuốc lá.
Các đại biểu cùng tìm hiểu về các sản phẩm được trưng bày tại hội nghị |
Hiện hệ thống tiêu chuẩn quốc tế ISO có 73 tiêu chuẩn hiện hành, chủ yếu là phương pháp lấy mẫu và phân tích, Trung tâm hợp tác nghiên cứu khoa học về thuốc lá (CORESTA - trụ sở Pháp ) cũng đã ban hành 80 văn bản phương pháp thử đối với thuốc lá.
Ông Hưng còn nhấn mạnh, Việt Nam đã tham gia ký Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC), Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, nhưng ngược lại chính các tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với thuốc lá đang góp phần vào việc kiểm soát và giảm thiểu tác hại của các sản phẩm thuốc lá với sức khỏe người hút thuốc và cộng đồng.
Bà Evgeniya Gnuchikh - Phó Viện trưởng Công tác Khoa học và Sáng tạo, Viện Nghiên cứu khoa học về thuốc lá Liên bang Nga thuộc Bộ Khoa học và Đại học Liên bang Nga |
Chia sẻ tại Hội thảo TS. Evgenniya Gnuchikh, Phó Viện trưởng Công tác Nghiên cứu Khoa học và Sáng tạo thuộc Viện Nghiên cứu khoa học Thuốc lá Krasnodar, Bộ Khoa học và Đại học Liên bang Nga cho biết, năm 2002 là mốc ra đời thuốc lá điện tử, một sản phẩm thuốc lá thế hệ mới, đến năm 2019, ISO có tiêu chuẩn về thuốc lá điện tử và CORESTA có 4 tiêu chuẩn cho đối tượng này. Trên phương diện quốc gia, các nước châu Âu, Hoa Kỳ, Nga và một số nước thuộc Liên xô cũ, Trung Quốc… đã và đang xây dựng công bố các tiêu chuẩn cho thuốc lá điện tử (e – cigarettes) và thuốc lá làm nóng (heatnot-burn).
Hiện nay, toàn bộ tiêu chuẩn Việt Nam về thuốc lá hiện hành chỉ đang áp dụng cho sản phẩm thuốc lá truyền thống. Nhưng hầu hết các chuyên gia và khách mời tham dự đều cho rằng trong khi còn đang tranh cãi về các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới thì các sản phẩm này đã xuất hiện lậu trên thị trường rất nhiều và phải thừa nhận là người tiêu dùng đang rất ưa chuộng. Chính vì thế nhu cầu xây dựng tiêu chuẩn đối với các phẩm này là cần thiết xét cả hai khía cạnh tiêu chuẩn – chất lượng và tiêu chuẩn - an toàn.