Cơ sở sản xuất không phân loại rác tại nguồn sẽ bị phạt 20 triệu đồng
Từ ngày 25/8, Nghị định số 45/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường (thay thế Nghị định số 155/2016/NĐ-CP, Nghị định số 55/2021/NĐ-CP) chính thức có hiệu lực.
Trong Nghị định này, hành vi không phân loại chất thải rắn sinh hoạt từ đầu nguồn sẽ bị phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng. Các tổ chức, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường nếu không phân loại từ đầu nguồn sẽ chịu mức phạt 20-25 triệu đồng...
![]() |
Các tổ chức, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh nếu không phân loại rác từ đầu nguồn sẽ chịu mức phạt 20-25 triệu đồng |
Tuy nhiên, theo Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) ngày 25/8 tới đây chỉ là thời điểm Nghị định số 45/2022/NĐ-CP có hiệu lực chứ không phải thời điểm áp dụng chế tài xử phạt. Tổng cục Môi trường đang chuẩn bị lấy ý kiến các địa phương về hướng dẫn phân loại chất thải rắn sinh hoạt căn cứ điều kiện thực tế về hạ tầng kỹ thuật, công nghệ xử lý rác… ở địa phương để ban hành hướng dẫn về phân loại rác thải chi tiết.
Theo Khoản 7, Điều 79 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định, việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân phải được thực hiện chậm nhất là ngày 31/12/2024. Luật cho 3 năm để các địa phương triển khai áp dụng chế tài này.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Phụ nữ Hà Nội đồng loạt ra quân bảo vệ môi trường

Đảm bảo trật tự đô thị, vệ sinh môi trường dịp nghỉ lễ 30/4

Nhiều vùng trên cả nước có mưa dông

Quảng Nam: Cơ quan chức năng sẽ kiểm tra thông tin nhà thầu dùng vật liệu phong hóa san lấp đường dẫn

Một số khu vực có nắng nóng gay gắt

Phải hành động ngay, hành động quyết liệt, với trách nhiệm cao nhất để ứng phó biến đổi khí hậu

Ban hành Quy chế ứng phó sự cố chất thải

Ứng trực bảo đảm thoát nước, phòng, chống úng ngập dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có dông vài nơi
