Tag

Công an Bình Dương tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm môi trường

Môi trường 16/08/2022 13:00
aa
TTTĐ - Để đảm bảo vừa phát triển kinh tế vừa bảo vệ môi trường, lực lượng Cảnh sát môi trường tỉnh Bình Dương đã rất nỗ lực và quyết liệt triển khai nhiều công tác liên quan đến vấn đề này.
Lộ diện nhiều sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật vi phạm về chất lượng và nhãn mác

Bài 1: Quyết liệt xử lý các vi phạm

Trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiện có 32 Khu công nghiệp (KCN) và 12 cụm công nghiệp (CCN) với diện tích 10.963ha, trong đó có 29 KCN đang hoạt động với tỷ lệ cho thuê đạt 88,13%. Trong đó, trên 40.000 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh trong và ngoài các khu, cụm công nghiệp với nhiều lĩnh vực, ngành nghề như dệt nhuộm, xi mạ, cơ khí, may mặc, sản xuất giấy, chế biến thực phẩm...

Bên cạnh những lợi ích về mặt kinh tế từ hoạt động của các KCN, CCN đem lại cho địa phương thì cũng kéo theo nguy cơ ô nhiễm môi trường tăng cao. Để đảm bảo phát triển xanh và bền vững cho vùng đổi mới sáng tạo Bình Dương, suốt thời gian qua, Cảnh sát môi trường tỉnh Bình Dương đã quyết liệt triển khai nhiều biện pháp để đối phó với những vi phạm trong lĩnh vực này.

Xử lý triệt để, khắc phục ô nhiễm

Theo quy định của tỉnh Bình Dương và luật môi trường, các KCN đều có hệ thống xử lý nước thải tập trung, có lắp đặt hệ thống quan trắc tự động và camera quan sát. Qua kết quả quan trắc, giám sát cho thấy, tổng lưu lượng nước thải của nước thải từ các KCN là 286.603m3/ngày; Các doanh nghiệp trong KCN thực hiện đấu nối nước thải vào hệ thống xử lý tập trung tương đối tốt, cơ bản đạt tỷ lệ 100%; Nước thải sau xử lý thường xuyên đạt quy chuẩn về môi trường.

Các các vụ chôn lấp chất thải rắn bị lực lượng chức năng tại Bình Dương phát hiện, yêu cầu khắc phục
Các các vụ chôn lấp chất thải rắn bị lực lượng chức năng tại Bình Dương phát hiện, yêu cầu khắc phục

Dù vậy, không thể tránh khỏi những trường hợp cố tình vi phạm các quy định nhằm tiết kiệm chi phí với các thủ đoạn tinh vi.

Thượng tá Phan Minh Tuấn, Phó trưởng phòng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh Bình Dương cho biết: Từ đầu năm 2021 đến nay, lực lượng Cảnh sát môi trường phát hiện, kiểm tra và thụ lý gần 1.500 vụ vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên và an toàn thực phẩm, trong đó: Phát hiện mới hơn 1.200 vụ. Đã xác minh làm rõ và đề xuất xử lý hơn 1.100 vụ với tổng số tiền phạt trên 45 tỷ đồng. Khởi tố hình sự 4 vụ trong đó: Số vụ gây ô nhiễm môi trường là 241 vụ. Xử phạt vi phạm hành chính với số tiền khoảng 38 tỷ đồng.

Theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 1/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ, trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 12 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Dưới sự kiểm tra, hướng dẫn và xử lý của Sở TN&MT, Phòng TN&MT các huyện, thị, các cơ sở gây ô nhiễm môi trường này đã ý thức hơn trong công tác bảo vệ môi trường và tiến hành thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm. Đến tháng 4/2022 đã có 12/12 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hoàn thành khắc phục ô nhiễm triệt để.

Các đối tượng vi phạm về môi trường đa số là tổ chức (gồm các công ty trong và ngoài KCN), chiếm 65% tổng số vụ vi phạm.

Công an Bình Dương tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm môi trường

Được biết, năm 2022, Bình Dương tiếp tục huy động các nguồn lực từ ngân sách Nhà nước, vốn vay ODA, vốn của doanh nghiệp cho việc đầu tư, hiện đại hóa cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị để nâng cao năng lực quan trắc, phân tích môi trường; Xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường, kiểm soát ô nhiễm; Đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm về ứng phó với biến đổi khí hậu, thoát nước, thu gom nước thải và xử lý nước thải, chất thải rắn, cải thiện dòng chảy và chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh Bình Dương cũng sẽ tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn và kiện toàn lại hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh; Triển khai việc đầu tư thêm các Khu liên hợp xử lý chất thải; Tiếp tục hợp tác với các tỉnh trong lưu vực sông Đồng Nai triển khai thực hiện bảo vệ lưu vực sông nhằm phát triển bền vững cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; Kiểm tra và nhắc nhở các đơn vị có liên quan tăng cường cập nhật các văn bản có liên quan lên Cổng thông tin quản lý môi trường Bình Dương để làm cơ sở tra cứu dữ liệu.

Kiên quyết trên từng lĩnh vực

Trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiện nay có khoảng trên 600 cá nhân, tổ chức kinh doanh phế liệu. Phần lớn các cơ sở kinh doanh phế liệu tập trung tại các thị xã, thành phố ở phía nam của tỉnh như: Dĩ An, Thuận An, Tân Uyên.

Theo thống kê của các huyện, thị thì chỉ một số ít điểm mua, bán phế liệu có đăng ký kinh doanh, còn lại phần lớn không có giấy phép. Quy mô hoạt động thường có diện tích mặt bằng khoảng từ 150 - 2.000m2; Trong đó phần lớn là các điểm mua bán phế liệu nhỏ lẻ có diện tích từ 150 - 300m2 thuộc thẩm quyền quản lý của cấp huyện. Các cơ sở có quy mô tương đối lớn (trên 1.000m2) thường là công ty sân sau của các doanh nghiệp có chức năng xử lý chất thải nguy hại, lợi dụng danh nghĩa xử lý chất thải để đồng thời thu gom phế liệu.

Công an Bình Dương tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm môi trường

Các đối tượng này sau khi thu gom từ những công ty khác sẽ tiến hành phân loại, lựa ra những phần còn tận dụng được để bán, phần chất thải thì đem đổ ra môi trường để giảm chi phí xử lý. Nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ các cơ sở kinh doanh phế liệu này là vấn đề đã được UBND các cấp quan tâm và đề ra nhiều biện pháp để chấn chỉnh.

Tuy nhiên đến nay, việc xử lý triệt để các cơ sở này vẫn còn nhiều bất cập do việc kiểm tra, xử lý chưa đồng bộ từ các cơ quan trong hệ thống chính trị. Do đó, việc phát hiện, đấu tranh xử lý chưa triệt để, còn nhiều nguyên nhân, điều kiện để hoạt động kinh doanh phế liệu vẫn còn tồn tại kéo dài, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và yếu tố môi trường. Để giải quyết tình trạng này cần phải có chủ trương thống nhất của UBND các cấp.

Ngày 14/1/2021, Phòng Cảnh sát môi trường đã xây dựng Kế hoạch số 02/KH-PC05 về đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động mua, bán phế liệu trên địa bàn tỉnh. Kết quả đã phát hiện 30 vụ, xử phạt 22 đối tượng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh doanh phế liệu, với tổng số tiền 2.840.500.000 đồng.

Hành vi vi phạm nổi lên là tình trạng sử dụng đất sai mục đích (dùng đất nông nghiệp để làm kho bãi kinh doanh phế liệu), lưu giữ chất thải không đúng quy định, mua bán phế liệu có lẫn chất thải nguy hại, không có chức năng xử lý chất thải... Ngoài ra còn tồn tại các vi phạm khác về xây dựng, phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự... thuộc thẩm quyền xử lý của các cơ quan, ban, ngành khác.

Công an Bình Dương tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm môi trường

Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh Bình Dương có khoảng 10 trạm trộn bê tông có quy mô tương đối lớn. Tình trạng ô nhiễm từ các trạm trộn bê tông chưa đáng báo động nhưng đã diễn ra ở nhiều mức độ tại nhiều địa phương. Dân cư sống gần các trạm trộn bê tông này phải chịu ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí do bụi, nước thải…

Quá trình hoạt động, nước thải từ các trạm trộn bê tông không được xử lý triệt để, chủ yếu các trạm trộn bê tông chỉ xây dựng bể lắng nước thải sau đó thải ra môi trường, nước thải ngành bê tông thường có màu trắng đục nếu không được xử lý mà xả thải trực tiếp ra ngoài môi trường thì sau một thời gian sẽ ngấm vào đất gây ô nhiễm mạch nước ngầm, làm đục dòng sông, biến đổi dòng chảy… Ngoài ra, hầu hết lượng chất thải rắn công nghiệp (bã bê tông thải) phát sinh từ hoạt động sản xuất chưa được thu gom đúng quy cách, phần lớn để ngoài trời không có mái che.

Trong bối cảnh các điểm xử lý rác tại các địa bàn còn thiếu, số lượng rác thải trên đang dần tạo ra một áp lực ngày càng lớn lên môi trường. Vì vậy, nếu không có các biện pháp hữu hiệu để sớm quản lý và giám sát các hoạt động nêu trên thì trong tương lai không xa, tình trạng ô nhiễm môi trường từ việc xả nước thải, chất thải của các trạm trộn bê tôngsẽ mất kiểm soát, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người dân.

Từ đầu năm 2021 đến nay, Phòng Cảnh sát môi trường đã tiến hành kiểm tra, xử lý 4 trạm trộn bê tông có quy mô lớn, qua đó đã tham mưu xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền trên 500 triệu đồng. Hành vi vi phạm nổi lên là xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật cho phép; Quản lý chất thải rắn không đúng quy định.

Về tình hình chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, tài nguyên của các đơn vị được cấp phép khai thác khoáng sản, các lỗi vi phạm chủ yếu về chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, Luật Khoáng sản như: Chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chưa lắp đặt trạm cân, camera giám sát, chưa xây dựng kho lưu chứa chất thải nguy hại, không cắm đủ mốc ranh giới khai thác, tạo vách moong không đủ độ nghiên theo thiết kế...

Hoạt động khai thác khoáng sản trái phép tiếp tục diễn biến phức tạp, tập trung tại các huyện phía Bắc của tỉnh và các tuyến sông, hồ. Nổi lên là tình trạng các đối tượng lợi dụng các ngày nghỉ dịp lễ, Tết để khai thác cát trái phép trên các tuyến sông gây nguy cơ mất an toàn hành lang, sạt lỡ đê điều, các bãi kinh doanh cát nằm trong vòng bán ngập của lòng hồ...

Lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và xử lý các hành vi vi phạm môi trường
Lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và xử lý các hành vi vi phạm môi trường

Một số đối tượng sử dụng phương tiện thủy tự chế, hoán cải thường xuyên neo đậu trên sông thuộc địa bàn giáp ranh tỉnh Đồng Nai, TP HCM, Tây Ninh chờ thời cơ tiến hành hoạt động khai thác khoáng sản trái phép. Khi bị cơ quan chức năng phát hiện thì các đối tượng có hành vi manh động, chống lại lực lượng, bỏ chạy, nhấn chìm phương tiện hoặc tông phương tiện vào canô của lực lượng tuần tra. Hoạt động mua bán, vận chuyển cát không có hóa đơn chứng từ diễn ra phức tạp không chỉ ở các bãi tập kết trên bờ mà còn diễn ra trên sông bằng xà lan và tàu sắt lớn. Một số dự án xây dựng nhà xưởng, chung cư có tận thu khoáng sản đất san lấp nhưng không có giấy phép tận thu khoáng sản được UBND tỉnh cấp.

Để giải quyết tình trạng trên, phòng Cảnh sát môi trường chủ động nắm tình hình, phát hiện, kiểm tra và thụ lý 80 vụ vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên với tổng số tiền xử phạt là 923.209.000 triệu đồng, tịch thu tang vật phương tiện gồm: 6 ghe gỗ, 2 động cơ nổ và 187,27m3 cát, 2.037m3 đất trị giá 1.350.160.000 đồng; Tham mưu di dời 42 phương tiện không đủ điều kiện hoạt động trong hồ Dầu Tiếng.

Trong thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục tham mưu Giám đốc đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện thị xây dựng bến bãi tạm giữ phương tiện đường thủy vi phạm trên sông Sài Gòn, Đồng Nai và hồ Dầu Tiếng; Xây dựng kho bãi, khu vực tạm giữ tang vật đặc thù là khoáng sản; Tiếp tục thành lập tổ liên ngành kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động khai thác, tập kết, vận chuyển, kinh doanh cát và di dời phương tiện không đủ điều kiện hoạt động trên hồ Dầu Tiếng, phòng ngừa hành vi vi phạm, góp phần ổn định tình hình trên khu vực hồ thủy lợi.

Phòng Cảnh sát môi trường tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về lĩnh vực tài nguyên khoáng sản nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc chấp hành quy định pháp luật về khoáng sản; Tăng cường vai trò của chính quyền địa phương trong việc quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn theo quy định của Luật Khoáng sản; Thường xuyên nắm bắt tình hình, chủ động kiểm tra, xử lý đối với các trường hợp vi phạm; Nâng cao vai trò giám sát của Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể và Nhân dân, phát huy tốt vai trò của tổ tự quản khoáng sản góp phần giúp công tác quản lý khoáng sản trên địa bàn ngày càng tốt hơn.

(Còn nữa)

Bình Dương tổ chức Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc Bình Dương tổ chức Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
Bình Dương: Khởi tố, bắt giam Tổng Giám đốc Công ty địa ốc Thăng Long Real Bình Dương: Khởi tố, bắt giam Tổng Giám đốc Công ty địa ốc Thăng Long Real
Giải bóng đá U19 Quốc tế Thanh Niên 2022 sôi nổi và để lại nhiều ấn tượng Giải bóng đá U19 Quốc tế Thanh Niên 2022 sôi nổi và để lại nhiều ấn tượng

Đọc thêm

Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất Môi trường

Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương triển khai các nội dung quan trọng, nhằm thực thi hiệu quả Luật Đất đai 2024 và giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý giá đất, theo kết luận tại Văn bản số 599/TB-BTNMT ngày 15/10/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bắc Bộ ngày nắng, có nơi trên 30 độ C Xã hội

Bắc Bộ ngày nắng, có nơi trên 30 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 9 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới từ tối 19/11.
3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu Xã hội

3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1422/QĐ-TTg ngày 19/11/2024 về việc ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (cập nhật).
Lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới Môi trường

Lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 19/2024/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 quy định lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe cơ giới nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp.
Thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường Môi trường

Thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

TTTĐ - Chiều 19/11, tại kỳ họp chuyên đề, HĐND TP đã thông qua quy định trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong Quy hoạch Thủ đô và điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên địa bàn TP Hà Nội.
Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi ra môi trường Môi trường

Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi ra môi trường

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký Công văn số 3803/UBND-TNMT về việc triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng không khí trên địa bàn thành phố.
Bão số 9 đi vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm Môi trường

Bão số 9 đi vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 9 tiếp tục di chuyển vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm.
Cơ hội phát triển làng nghề "xanh hoá", giảm thiểu ô nhiễm môi trường Môi trường

Cơ hội phát triển làng nghề "xanh hoá", giảm thiểu ô nhiễm môi trường

TTTĐ - Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngoại thành từ lâu đã trở thành vấn đề "báo động đỏ". Với các chính sách đặc thù, Luật Thủ đô năm 2024 sẽ mở ra cơ hội giúp làng nghề của Thủ đô phát triển bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Vi phạm về môi trường, hàng loạt "ông lớn" tại Đồng Nai bị phạt Môi trường

Vi phạm về môi trường, hàng loạt "ông lớn" tại Đồng Nai bị phạt

TTTĐ - Tỉnh Đồng Nai liên tục phát hiện nhiều trường hợp vi phạm pháp luật về môi trường trong đó nhiều đơn vị được đánh giá là "ông lớn" của tỉnh Đồng Nai như: Công ty Hyosung, Công ty Advanced Multitech, Công ty Cổ phần Thương mại - Xây dựng Đa Lộc, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển VRG Long Thành, Công ty Cao su Kenda... Tổng số tiền xử phạt lên đến hàng tỷ đồng.
Bão số 9 cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550km Xã hội

Bão số 9 cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550km

TTTĐ - Hồi 13 giờ ngày 18/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,3 độ Vĩ Bắc; 117,2 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông.
Xem thêm