Công an tỉnh Bình Dương phát hiện hơn 90 vụ lừa đảo qua mạng với số tiền lên đến 120 tỷ đồng
Theo Đại tá Trần Văn Chính, thời gian qua lực lượng công an phát hiện, khám phá nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao.
Mặc dù phương thức, thủ đoạn hoạt động của đối tượng lừa đảo qua mạng không mới nhưng cách tiếp cận nạn nhân ngày càng tinh vi. Điều này khiến nhiều người bị chiếm đoạt số tiền lớn. Qua điều tra, Cơ quan Công an phát hiện 90 vụ lừa đảo với số tiền lên đến 120 tỷ đồng.
Đại tá Trần Văn Chính, Phó giám đốc Công an tỉnh Bình Dương. Ảnh: Lê Ánh |
Đại tá Trần Văn Chính đánh giá, tình hình tội phạm lừa đảo qua không gian mạng đáng báo động. Trước tình hình đó, Công an tỉnh Bình Dương đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh trấn áp các loại tội phạm. Qua đó, bắt giữ, triệt xóa được nhiều đường dây, băng nhóm tội phạm…
Trong 9 tháng năm 2023, lực lượng Công an đã đấu tranh, khám phá 1.290 vụ phạm tội về trật tự xã hội, đạt 90,7%; bắt, xử lý 2.570 đối tượng. Trong đó, tỷ lệ điều tra phá án rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đạt trên 90,7%.
Lừa đảo qua mạng ngày càng gia tăng với nhiều thủ đoạn. Ảnh minh họa. |
Lực lượng chức năng phát hiện và xử lý 597 vụ vi phạm pháp luật về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu với 628 đối tượng. Đáng chú ý, nhiều đối tượng lợi dụng địa bàn giáp ranh với khu vực lân cận tỉnh Bình Phước để vận chuyển, kinh doanh hàng hóa nhập lậu về Bình Dương, sau đó mang đi tiêu thụ tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh khác.
Công an đã khởi tố 76 vụ, 95 bị can, xử phạt hành chính 447 vụ với tổng số tiền xử phạt hành chính, tịch thu hàng hóa trên 5,7 tỷ đồng; chuyển cơ quan khác xử lý 268 vụ với 257 đối tượng...
Để phòng ngừa, ngăn chặn loại tội phạm trên không gian mạng, trước đó, Công an tỉnh Bình Dương đã khuyến cáo: Khi sử dụng mạng xã hội hãy cảnh giác, đặt mật khẩu khó đoán cho tài khoản của mình. Khi có người nhắn tin mượn tiền, cần xác nhận lại thông tin người mượn trực tiếp qua điện thoại; khi thấy người mượn tiền đề nghị chuyển tiền qua tài khoản khác cần xác nhận lại thông tin đối với người mượn. Nếu tài khoản mạng xã hội bị chiếm quyền điều khiển cần thông báo cho bạn bè trong danh sách để phòng tránh. - Cài đặt chế độ xác thực 2 bước qua số điện thoại đối với tài khoản. - Mỗi người dân nâng cao cảnh giác khi nhận các cuộc gọi từ người lạ, cuộc gọi không rõ danh tính, số điện thoại hiển thị trên màn hình hoặc các cuộc gọi có đầu số +375, +371, +563, +381, +255... Nếu có người tự xưng là cán bộ công an, viện Kiểm sát, tòa án, bưu điện... gọi đến thông báo yêu cầu cần điều tra, thấy nghi ngờ thì đề nghị họ cho biết tên, địa chỉ nơi làm việc để đến trực tiếp trao đổi, ghi nhận lại nội dung và báo ngay cho cơ quan công an. Không cung cấp thông tin cá nhân, số tài khoản ngân hàng cho người khác qua điện thoại, mạng xã hội, đặt biệt là mã OTP cho bất kỳ ai. Khi nghi vấn bị lừa đảo hoặc phát hiện các đối tượng có hành vi lừa đảo qua mạng xã hội, đề nghị người dân trình báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất. |
Liên quan đến vấn đề bất động sản, theo đại tá Trần Văn Chính, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương từ năm 2020 đến nay tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật về bất động sản diễn biến phức tạp.
Đặc biệt là tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thông qua mua bán, chuyển nhượng bất động sản chiếm tỉ lệ cao (trên 80%). Theo đó, cơ quan điều tra đã khởi tố 5 vụ án với 11 bị can liên quan đến thủ đoạn phạm tội bằng cách lập các dự án “ma” để lừa đảo, chiếm đoạt số tiền 123 tỉ đồng. Cơ quan điều tra đã tiến hành điều tra, chuyển VKS đề nghị truy tố 5 vụ 11 bị can. Trong đó, TAND tỉnh Bình Dương đã xét xử 3 vụ, 8 bị cáo với mức án cao nhất là 20 năm tù.
Từ đầu năm tới nay, cơ quan điều tra đã khởi tố 2 vụ, 3 bị can phạm tội với thủ đoạn thành lập các dự án “ma” để lừa đảo, gây thiệt hại 38 tỉ đồng.
Công an tỉnh Bình Dương đọc lệnh bắt một giám đốc công ty bất động sản ở Bình Dương lừa đảo, chiếm đoạt hơn 14 tỉ đồng |
Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương nhấn mạnh, trong thời gian tới sẽ tiếp tục triển khai nhiều giải pháp để phòng ngừa, đấu tranh với loại tội phạm này. Đồng thời, tuyên truyền khuyến cáo người dân phải tìm hiểu kỹ các dự án trước khi mua để tránh bị lừa đảo.
Tình hình khiếu kiện liên quan đến các dự án bất động sản cũng diễn biến phức tạp. Đã xảy ra 54 vụ với hơn 1700 lượt người tập trung đông người, khiếu kiện. Nguyên nhân chủ yếu là do các chủ đầu tư các dự án bất động sản không thực hiện cam kết với khách hàng về bàn giao nhà, đất, sổ đỏ…
Thông tin thêm về tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, Đại tá Trần Văn Chính cho biết, trong 9 tháng năm 2023, lực lượng Công an đã đấu tranh, khám phá 1.290 vụ phạm tội về trật tự xã hội, đạt 90,7%; bắt, xử lý 2.570 đối tượng. Trong đó, tỷ lệ điều tra phá án rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đạt trên 90,7%.
Lực lượng chức năng phát hiện và xử lý 597 vụ vi phạm pháp luật về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu với 628 đối tượng. Đáng chú ý, nhiều đối tượng lợi dụng địa bàn giáp ranh với khu vực lân cận tỉnh Bình Phước để vận chuyển, kinh doanh hàng hóa nhập lậu về Bình Dương, sau đó mang đi tiêu thụ tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh khác.
Công an đã khởi tố 76 vụ, 95 bị can, xử phạt hành chính 447 vụ với tổng số tiền xử phạt hành chính, tịch thu hàng hóa trên 5,7 tỷ đồng; chuyển cơ quan khác xử lý 268 vụ với 257 đối tượng...