Tag

Công bố nghiên cứu mang tính đột phá: Ngăn chặn stress có thể hỗ trợ điều trị bệnh ung thư

Sức khỏe 01/06/2021 11:00
aa
TTTĐ - Chắc hẳn, ai cũng biết rằng stress gây hại đến sức khỏe của chúng ta. Nguyên nhân gây ra stress có thể khác nhau với mỗi người. Nhưng chính xác thì sự căng thẳng và hoạt động thần kinh căng thẳng có liên quan như thế nào đến những căn bệnh mãn tính như ung thư?
Roche Việt Nam đẩy mạnh hợp tác nâng cao chất lượng điều trị ung thư Tăng cường tiếp cận liệu pháp điều trị tiên tiến cho người bệnh ung thư vú Khám sàng lọc phát hiện sớm bệnh ung thư cho hơn 72.000 người dân Ứng dụng công nghệ gien trong chẩn đoán và điều trị nhiều loại bệnh ung thư

Phó giáo sư Erica Sloan của Đại học Monash, một nhà khoa học chuyên về sinh bệnh học ung thư và thần kinh học, nghiên cứu về cách dây thần kinh truyền tín hiệu đến các tế bào miễn dịch, đã bắt đầu tìm hiểu vấn đề này cách đây 15 năm. Hiện nay, có thể nói rằng bà đang tiến gần hơn đến đáp án, liên quan tới hoạt động của dây thần kinh, tế bào, hệ thống miễn dịch, các cơ quan trong cơ thể và cả những hiện tượng sinh lý đã có từ lâu như phản ứng “chiến đấu hay bỏ chạy”, hay sự căng thẳng.

Con người và động vật có vú đã tiến hóa để có phản ứng “chiến đấu hay bỏ chạy” này, để khi chúng ta gặp nguy hiểm, não sẽ quyết định ta nên bỏ chạy hay tham chiến. Vấn đề sẽ xảy ra khi sự thay đổi nội tiết tố và sinh lý nhanh chóng đi kèm với phản ứng căng thẳng (kích hoạt bởi dây thần kinh), theo thời gian, có thể gây hại cho cơ thể.

Với nhiều người, cuộc sống hiện đại đang ngày càng trở nên căng thẳng. Toàn bộ nền công nghiệp chánh niệm (mindfulness) đã phát triển dựa trên thực tế này, với những lời khuyên như: con người đang trở nên quá căng thẳng, hãy học hỏi từ các Phật tử, hãy sống ở hiện tại chứ không phải quá khứ hay tương lai, hãy bình tĩnh và hít thở. Người xưa nói rằng, càng ít căng thẳng thì sẽ càng khỏe mạnh.

Phó giáo sư Erica Sloan đã có những nghiên cứu đột phá về mối quan hệ giữa stress và bệnh ung thư
Phó giáo sư Erica Sloan đã có những nghiên cứu đột phá về mối quan hệ giữa stress và bệnh ung thư

Ảnh hưởng của stress đến các tế bào miễn dịch

Chuyên môn nghiên cứu của Phó Giáo sư Sloan là về ung thư. Bà đã theo đuổi bằng tiến sĩ tại Trung tâm Ung thư Peter MacCallum cho đến năm 2003 với đề tài nghiên cứu là cách thức lây lan của bệnh ung thư. Sau đó, bà thực hiện các nghiên cứu sau tiến sĩ ở Mỹ về ngành thần kinh học, xem xét sự ảnh hưởng của stress đến các tế bào miễn dịch trong các cơ quan bạch huyết như hạch bạch huyết.

Câu trả lời là: có, các tế bào miễn dịch nhạy cảm với các tín hiệu từ các chất dẫn truyền thần kinh trong não, điều này ảnh hưởng đến cách một số loại virus như HIV xâm nhập vào các tế bào. Bà chia sẻ: “Cũng có một số bằng chứng cho thấy, những bệnh nhân nhiễm HIV bị stress nặng có tải lượng vi rút cao hơn so với thời điểm họ được chẩn đoán và không đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị vi rút. Nhưng các cơ chế hoạt động của hiện tượng đó vẫn chưa được làm rõ".

Càng nhiều nghiên cứu, mối liên hệ này càng trở nên rõ nét. Mối liên hệ giữa stress với HIV và các bệnh ung thư khác trở nên rõ ràng hơn rất nhiều. Phó Giáo sư Sloan nói: “Ý tưởng này trong lịch sử không được chấp nhận rộng rãi bởi y học phương Tây, trong khi Đông y đã hiểu điều đó từ lâu. Mục tiêu của chúng tôi là chứng minh cơ sở phân tử và tế bào của mối liên hệ này, từ đó có thể điều trị bệnh bằng thuốc”.

Giờ đây, trong nghiên cứu mà Báo cáo Sức khỏe của Tiến sĩ Norman Swan trên Đài phát thanh Quốc gia cho là "phi thường", Phó Giáo sư Sloan và một nhóm các nhà nghiên cứu tại Monash đã phát hiện ra rằng, một loại thuốc điều trị bệnh tim và huyết áp cao có thể làm giảm sự lây lan và phát triển của ung thư vú, đồng thời giảm khả năng tử vong của bệnh nhân ung thư vú.

Tên loại thuốc này là Carvedilol, một loại thuốc chẹn beta. Loại thuốc này cũng đồng thời ngăn chặn stress. Bà nói: “Thuốc chẹn beta là loại thuốc được phát minh vào những năm 1950 để ngăn chặn tim và hệ thống tim mạch phản ứng với tín hiệu căng thẳng. "Chúng làm giảm phản ứng căng thẳng và ổn định tim để nó có thể phản ứng một cách ổn định hơn".

Carvedilol là loại thuốc tương đối mới. Nó có thể được sử dụng cho các bệnh tim và huyết áp và cũng có thể được dùng để giảm sự căng thẳng hoặc lo âu quá mức. Phát hiện quan trọng trước khi công trình này được ra mắt, là việc stress tác động lên các tế bào ung thư (cũng như HIV) và khiến chúng có khả năng lây lan khắp cơ thể. Trong các mô hình tiền lâm sàng, nhóm nghiên cứu của Giáo sư Sloan nhận thấy loại thuốc đã ngăn chặn điều này xảy ra, do đó cho thấy rằng hệ thống thần kinh có thể ảnh hưởng đến khối u.

Sau các nghiên cứu tiền lâm sàng, nhóm nghiên cứu với các cộng tác viên ở Scandinavia đã xem xét dữ liệu từ bệnh viện về những phụ nữ bị ung thư vú dùng thuốc, và nhận thấy tỷ lệ sống sót và ngăn chặn ung thư cao hơn rất nhiều. Họ cũng đã tiến hành một thử nghiệm lâm sàng ở Melbourne hai năm trước với bệnh nhân ung thư và loại thuốc chẹn beta tương tự Propranolol, cho thấy kết quả khả quan không kém.

Hướng đi trong tương lai

Nghiên cứu hiện tại chủ yếu giới hạn ở ung thư vú, mặc dù một số nghiên cứu đang được thực hiện trên thuốc chẹn beta với bệnh ung thư tuyến tụy và ung thư máu. “Dựa trên những phát hiện từ phòng thí nghiệm của tôi và những người khác, cảm giác của tôi là hầu hết các bệnh ung thư được tìm thấy trong cơ thể sẽ nhạy cảm với các dây thần kinh. Ung thư não lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Đó cũng là một chủ đề nóng trong nghiên cứu ung thư vào lúc này".

Một trở ngại lớn về mặt khoa học đối với Phó giáo sư Sloan và những người khác đang nghiên cứu mối liên hệ có khả năng cứu sống con người này là câu hỏi về việc xác định mức độ căng thẳng vì nó khác nhau đối với mỗi người. Một tình huống căng thẳng cao độ với người này có thể chẳng là gì so với một người khác.

“Đây là lý do tại sao lĩnh vực nghiên cứu này đã không phát triển trong một thời gian dài như vậy,” bà nói. “Định lượng mức độ căng thẳng là một thách thức lớn. Vì vậy, chúng tôi đã tập trung vào cách cơ thể tiếp nhận stress - cách cơ thể đối phó với stress và tác động của stress lên cơ thể. Công việc của chúng tôi là khám phá cách các tế bào ung thư và tế bào miễn dịch phản ứng với tín hiệu ‘chiến đấu hay bỏ chạy”.

Mọi bệnh nhân ung thư đều hiểu về căn bệnh của mình, nên việc chẩn đoán ung thư vốn luôn rất căng thẳng. "Vậy giờ chúng ta nên làm gì với điều đó?" Giáo sư Sloan chia sẻ, "và điều trị không chỉ bệnh ung thư, mà còn cả sức khỏe tinh thần của bệnh nhân?"

Đọc thêm

Đình chỉ, xử phạt và tước giấy phép hàng loạt cơ sở thẩm mỹ Tin Y tế

Đình chỉ, xử phạt và tước giấy phép hàng loạt cơ sở thẩm mỹ

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh vừa công bố các quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, trong đó có cơ sở thẩm mỹ E-STAR bị phát hiện gắn mác “bệnh viện” để hoạt động “chui”.
Tổ chức thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV Tin Y tế

Tổ chức thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV

TTTĐ - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 141/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS).
Chuyển hồ sơ sang công an xử lý phòng khám “vẽ bệnh, moi tiền” Nhịp sống phương Nam

Chuyển hồ sơ sang công an xử lý phòng khám “vẽ bệnh, moi tiền”

TTTĐ - Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, sẽ chuyển hồ sơ vụ việc đến Công an TP để điều tra, làm rõ các hành vi vi phạm pháp luật của Phòng khám đa khoa, thuộc Công ty TNHH MTV Dịch vụ Y tế Y học Sài Gòn khi cơ sở này tiếp tục tái phạm hành vi “vẽ bệnh, moi tiền” người bệnh.
Xử phạt 7 cơ sở vi phạm lĩnh vực an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Xử phạt 7 cơ sở vi phạm lĩnh vực an toàn thực phẩm

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế công bố tổng hợp xử phạt vi phạm hành chính từ ngày 14-29/10 với 10 quyết định xử phạt được ban hành, tổng số tiền phạt là 217 triệu đồng, trong lĩnh vực an toàn thực phẩm có 7 đơn vị bị xử phạt.
Làm thế nào để tránh “lười” uống nước khi trời lạnh? Chung tay vì an toàn thực phẩm

Làm thế nào để tránh “lười” uống nước khi trời lạnh?

TTTĐ - Khi thời tiết chuyển mùa không khí lạnh tràn về, mọi người thường có xu hướng uống ít nước đi. Tuy nhiên, điều này dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu nước và gây ra một số biến chứng nghiêm trọng.
Những món ăn tăng cường sức đề kháng cho các bà bầu Chung tay vì an toàn thực phẩm

Những món ăn tăng cường sức đề kháng cho các bà bầu

TTTĐ - Khi thời tiết giao mùa, nóng lạnh thất thường, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh có cơ hội phát triển. Khi mang thai, sức đề kháng của mẹ bầu cũng suy giảm nên có nguy cơ cao mắc bệnh.
Tiếp tục triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin sởi - rubella Tin Y tế

Tiếp tục triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin sởi - rubella

TTTĐ - Theo thông tin từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội, trong tuần qua, trên địa bàn tiếp tục ghi nhận nhiều bệnh nhân mắc các dịch bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết, sởi, viêm não mô cầu...
Hai cơ sở thẩm mỹ gây tai biến nặng, trốn tránh trách nhiệm Nhịp sống phương Nam

Hai cơ sở thẩm mỹ gây tai biến nặng, trốn tránh trách nhiệm

TTTĐ - Cơ quan chức năng TP Hồ Chí Minh đang làm rõ hành vi vi phạm và xử lý nghiêm 2 cơ sở hành nghề phẫu thuật thẩm mỹ trái phép, gây tai biến nặng cho bệnh nhân, trốn tránh trách nhiệm.
Nâng cao kiến thức an toàn thực phẩm cho nhân viên trông bán trú Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nâng cao kiến thức an toàn thực phẩm cho nhân viên trông bán trú

TTTĐ - Với mong muốn ngày một nâng cao chất lượng dịch vụ trong trường học, sáng 27/10, Công ty TNHH Dịch vụ ăn uống Minh Đức phối hợp với Phòng Y tế huyện Gia Lâm (Hà Nội) tổ chức lớp tập huấn nâng cao kiến thức về an toàn thực phẩm (ATTP) cho cán bộ, nhân viên công ty cùng các thầy cô trông bán trú tại một số trường trên địa bàn.
Nâng mức hỗ trợ bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên Tin Y tế

Nâng mức hỗ trợ bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội kiến nghị xem xét tăng mức hỗ trợ từ nguồn ngân sách Nhà nước cho nhóm đối tượng học sinh, sinh viên và người thuộc hộ gia đình làm nông lâm ngư nghiệp và diêm nghiệp có cuộc sống ở mức trung bình.
Xem thêm