Tag
Tiếp nối phong trào phụ nữ "Ba đảm đang"

Công nhân, viên chức góp sức cùng dân tộc bước vào kỷ nguyên mới

Muôn mặt cuộc sống 07/03/2025 18:06
aa
TTTĐ - Sau 60 năm phong trào phụ nữ “Ba đảm đang”, nhìn lại lịch sử, các tầng lớp phụ nữ Thủ đô, trong đó có nữ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) đã thể hiện được vai trò, ý chí tự cường và tinh thần cống hiến không ngừng nghỉ.
95 công nhân lao động tiêu biểu là đảng viên báo công dâng Bác Biểu dương điển hình phong trào "Giỏi việc nước, đảm việc nhà” Mãi khắc ghi hình ảnh sáng ngời của những phụ nữ “Ba đảm đang”

Nhiều gương nữ công nhân, lao động “Ba đảm đang”

Phong trào phụ nữ “Ba đảm đang” được khởi xướng từ quê hương Đan Phượng, Hà Nội là một mốc son chói lọi trong lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam.

Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Thu Thủy vinh danh phụ nữ Ba đảm đang tiêu biểu quận Hoàng Mai
Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Thu Thủy vinh danh phụ nữ Ba đảm đang tiêu biểu quận Hoàng Mai

Sự tích “Người gái đảm” bắt đầu từ tháng 2/1965, khi đế quốc Mỹ xâm lược mở rộng cuộc leo thang chiến tranh tại Việt Nam. Đáp lại đanh thép những lời đe dọa và các cuộc bắn phá, ném bom tàn bạo của giặc là lời kêu gọi “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là chiến lược chuyển đất nước từ thời bình sang thời chiến.

Hòa cùng chiến sĩ và đồng bào cả nước, phụ nữ huyện Đan Phượng đã phát động phong trào “Ba đảm nhiệm” sau đó đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tên cho phong trào là “Ba đảm đang”.

Tại Thủ đô Hà Nội, tỷ lệ lao động nữ đã tăng vượt hẳn lên trong những năm tháng này, từ 37,35% năm 1965 đến 1968 đạt 51,03%. Trong khối công nghiệp nhẹ, tỷ lệ này là 62,73%, chị em giữ vai trò quan trọng ở các ngành sản xuất, nhiều nhà máy như dệt, dược, may, chế biến thực phẩm, lao động nữ lên tới 70 - 80%. Phụ nữ đảm nhận mọi việc từ khâu bốc vác, vận chuyển đến đứng máy, với tinh thần “giỏi một việc, biết nhiều việc”, tăng năng suất “giành ba điểm cao”…

Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Nguyễn Thị Thu Thủy cho biết, trong phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều gương nữ công nhân, lao động “Ba đảm đang”, điển hình là nữ Anh hùng Lao động Cù Thị Hậu, công nhân nhà máy dệt 8/3, chồng đi chiến đấu, 2 con nhỏ, chị vẫn quyết tâm sắp xếp việc nhà đảm bảo ngày công cao, dệt vượt mức kế hoạch, đứng đầu Hội thi thợ giỏi toàn ngành dệt.

Những tổ Lao động Xã hội chủ nghĩa, tổ sản xuất tiên tiến cũng chính là những tổ đầu tiên đạt danh hiệu “Ba đảm đang”. Cho đến năm 1974, số nữ Chiến sĩ thi đua của ngành Y tế Hà Nội đã chiếm 63%. Trong nông nghiệp, đến năm 1967, Hà Nội là địa phương thứ hai ở miền Bắc đạt năng suất 5 tấn lúa/ha…

Làm thay việc người đi chiến đấu, lo toan mọi việc nhà, những người phụ nữ Hà Nội và Hà Tây cũ còn là những chiến sĩ dũng cảm. Nhiều đơn vị tự vệ, dân quân nữ trực tiếp bắn máy bay Mỹ. Có nữ chiến sĩ như chị Nguyễn Thị Ngoan ở Đông Anh lấy thân mình làm giá súng cho đồng đội bắn. Có các “chiến sĩ gái” ở Gia Lâm tham gia bắt giặc lái. Có các chị em Đông Anh tháo ngòi bom nổ chậm và phổ biến kinh nghiệm cho các nơi khác áp dụng. Có đơn vị nữ tự vệ nhà máy dệt phối hợp với bộ đội tên lửa bắn rơi máy bay Mỹ…

Đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ công nghệ số

Tiếp truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam được vun đắp qua nhiều thế hệ, nữ CNVCLĐ Thủ đô đang không ngừng phát huy vai trò và năng lực, sức sáng tạo của mình trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, góp phần xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại.

Lãnh đạo LĐLĐ TP Hà Nội tặng hoa chúc mừng nữ CNVCLĐ tiêu biểu
Lãnh đạo LĐLĐ TP Hà Nội tặng hoa chúc mừng nữ CNVCLĐ tiêu biểu

Hiện nay, LĐLĐ thành phố Hà Nội đang quản lý gần 800.000 đoàn viên sinh hoạt tại 9.898 Công đoàn cơ sở và 45 Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, trong đó, nữ đoàn viên chiếm 57%, có mặt trên mọi lĩnh vực công tác.

Những năm qua, các cấp Công đoàn thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ, động viên và tạo điều kiện để nữ đoàn viên, CNVCLĐ phát huy tốt vai trò, năng lực của mình.

Theo Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Nguyễn Thị Thu Thủy, tiếp nối phong trào “Ba đảm đang” năm xưa, tổ chức Công đoàn có phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” do Tổng LĐLĐ Việt Nam phát động từ năm 1989 đến nay.

Phong trào đã được các cấp Công đoàn Thủ đô cụ thể hóa nội dung, tiêu chuẩn thi đua phù hợp với đặc điểm từng khối ngành nghề, công việc và yêu cầu nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp để triển khai gắn với các phong trào thi đua yêu nước khác, thu hút đông đảo nữ đoàn viên, CNVCLĐ tham gia.

Cụ thể, trong các đơn vị sản xuất kinh doanh là phong trào thi đua Lao động sản xuất giỏi, nhân viên điểm 10, nhân viên giỏi, sáng kiến, sáng tạo, thưởng năng suất… nữ CNVCLĐ luôn thi đua lao động sản xuất phấn đấu nâng cao trình độ kỹ thuật tay nghề, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần quan trọng trong xây dựng và phát triển doanh nghiệp.

Tại các đơn vị khối Giáo dục, đội ngũ nữ nhà giáo không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ qua các phong trào thi đua như “Hai tốt”, “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, “Cô giáo người mẹ hiền”, “Đổi mới phương pháp dạy học”…

Lao động nữ ngành Y tế tích cực tham gia các phong trào thi đua như “Nụ cười bệnh nhân, niềm vui người thầy thuốc”, “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng người bệnh”... Nhiều đề tài khoa học của các đơn vị do nữ CNVCLĐ chủ trì, nhiều chị được nhận bằng khen, giấy khen các cấp; hàng nghìn chị em được công nhận Chiến sĩ thi đua, “Người tốt, việc tốt” cấp ngành và cơ sở...

Đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp, nữ cán bộ, công chức đã tích cực tham gia các phong trào thi đua “Xây dựng cơ quan văn hóa, ngày làm việc 8 giờ có chất lượng, hiệu quả” gắn với Cuộc vận động xây dựng người cán bộ, công chức, viên chức “Trung thành, trách nhiệm, liêm chính, sáng tạo”, đi đầu trong việc thực hiện “Văn hóa công sở”, 2 quy tắc ứng xử của thành phố.

Trong 5 năm, đã có trên 2.000 nữ CNVCLĐ đạt các danh hiệu "Lao động tiên tiến", “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Người tốt - Việc tốt”, được tặng thưởng nhiều bằng khen, giấy khen các cấp, nhiều đồng chí được tín nhiệm đề bạt vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt tại các cơ quan, đơn vị thuộc Sở, Ban, ngành, đoàn thể của thành phố.

Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Nguyễn Thị Thu Thủy khẳng định, ngày nay, với sự đồng hành của tổ chức Công đoàn, nữ đoàn viên, CNVCLĐ Thủ đô đã phát huy tinh thần “Ba đảm đang”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” chủ động, sáng tạo, tự tin, nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn để vươn lên khẳng định vai trò, vị thế, sự đóng góp của mình trên các lĩnh vực, để xây dựng tổ ấm gia đình “văn minh - hạnh phúc”.

Không chỉ “đảm việc nước”, nữ đoàn viên, CNVCLĐ cũng đảm đang trong xây tổ ấm, tích cực tham gia các hoạt động, cùng các thành viên trong gia đình xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, nuôi con khỏe, dạy con ngoan.

Trong 5 năm, các cấp Công đoàn thành phố đã biểu dương, khen thưởng 170.011 lượt gia đình CNVCLĐ tiêu biểu; trong đó có 500 gia đình CNVCLĐ tiêu biểu được LĐLĐ thành phố biểu dương, khen thưởng. Trong hai năm 2023 và 2024, các cấp Công đoàn thành phố đã biểu dương, khen thưởng 91.925 con CNVCLĐ đạt thành tích cao trên địa bàn thành phố, đặc biệt đã có 84 con đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia, 7 con CNVCLĐ đạt giải trong kỳ thi quốc tế.

Với tinh thần tương thân tương ái, đoàn viên, CNVCLĐ Thủ đô đã tham gia tích cực các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, “Đồng hành cùng Phụ nữ biên cương”, đóng góp Quỹ xã hội , quỹ “Vì người nghèo”, tham gia ủng hộ chương trình “Sóng và máy tính cho em”, ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do hỏa hoạn, lũ lụt, thăm, tặng quà con CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em mồ côi, khuyết tật, nhiễm dioxin…

Chị em còn tham gia nhiều hoạt động, mô hình về bảo vệ môi trường, chung tay xây dựng môi trường sống an toàn, nông thôn mới, đô thị văn minh, xây dựng thành phố sáng - xanh - sạch đẹp.

"Tiến bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, phát huy truyền thống “Ba đảm đang”, phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” được nữ CNVCLĐ Thủ đô tiếp tục hưởng ứng với những nội dung mới, phù hợp và đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ công nghệ số, hội nhập quốc tế", Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội nhấn mạnh.

Kế tục và phát huy tinh thần “Ba đảm đang” năm xưa, mỗi người phụ nữ hôm nay sẽ luôn vững tin vào sự lãnh đạo của Đảng, tự tin, chủ động học tập, rèn luyện mọi mặt, nâng cao bản lĩnh, khí chất phụ nữ Việt Nam, sẵn sàng góp sức cùng dân tộc bước vào kỷ nguyên mới.

Đọc thêm

Để an toàn lao động trở thành văn hóa của mỗi doanh nghiệp... Muôn mặt cuộc sống

Để an toàn lao động trở thành văn hóa của mỗi doanh nghiệp...

TTTĐ - Chỉ khi nào an toàn lao động trở thành văn hóa, ý thức chủ động của cả người sử dụng lao động và người lao động thì khi đó, số vụ tai nạn lao động mới được giảm thiểu.
Khai mạc Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 Muôn mặt cuộc sống

Khai mạc Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025

TTTĐ - Sáng nay, Lễ khai mạc Đại lễ Vesak Liên hợp quốc năm 2025 đã diễn ra tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh (xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh).
Huyện Sóc Sơn phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” Muôn mặt cuộc sống

Huyện Sóc Sơn phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

TTTĐ - Ngày 5/5, Huyện ủy Sóc Sơn tổ chức Lễ phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025.
Điện Biên sắp khánh thành Cột cờ A Pa Chải Xã hội

Điện Biên sắp khánh thành Cột cờ A Pa Chải

TTTĐ - Ngày 7/5, UBND tỉnh Điện Biên sẽ khánh thành công trình Cột cờ A Pa Chải tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé.
Thượng đại kỳ Phật giáo lớn nhất thế giới tại Đại lễ Vesak 2025 Nhịp sống phương Nam

Thượng đại kỳ Phật giáo lớn nhất thế giới tại Đại lễ Vesak 2025

TTTĐ - Lá cờ Phật giáo có kích thước lớn nhất thế giới 500m² tung bay trong khuôn khổ Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025.
Văn Phú – Invest ủng hộ 720 triệu xóa nhà tạm, nhà dột nát Muôn mặt cuộc sống

Văn Phú – Invest ủng hộ 720 triệu xóa nhà tạm, nhà dột nát

TTTĐ - Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước, Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú – Invest đã đóng góp 720 triệu đồng vào Quỹ “Vì người nghèo” huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh để xây dựng 8 căn nhà kiên cố cho các hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Không chỉ là một hoạt động thiện nguyện, sự đóng góp này còn thể hiện rõ nét triết lý phát triển Bất động sản "Vị Nhân Sinh" mà Văn Phú – Invest theo đuổi.
Phân định thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính của chính quyền cấp huyện Muôn mặt cuộc sống

Phân định thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính của chính quyền cấp huyện

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có văn bản số 500/TTg-KSTT ngày 4/5/2025 về việc phân định thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) của chính quyền cấp huyện.
Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính Muôn mặt cuộc sống

Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện cố 56/CĐ-TTg ngày 4/5/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính theo Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26/3/2025 của Chính phủ.
Những kí ức không quên… Muôn mặt cuộc sống

Những kí ức không quên…

TTTĐ - Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc, lực lượng toàn ngành Y đã đoàn kết, sẵn sàng hi sinh vì độc lập, tự do, thống nhất đất nước, tích cực góp công sức, trí tuệ và cả máu xương để cùng dân tộc đi đến ngày toàn thắng 30/4/1975. Trên đầu là đạn bom, dưới chân là chông gai nhưng với những người thầy thuốc ngày ấy, khó khăn không là gì khi trước mắt họ là những thương binh đang chờ cứu sống.
Hiện thực hóa giấc mơ an cư cho người nghèo Muôn mặt cuộc sống

Hiện thực hóa giấc mơ an cư cho người nghèo

TTTĐ - Với quyết tâm “không để ai lại phía sau”, cả hệ thống chính trị và Nhân dân tỉnh Yên Bái đoàn kết, cùng nhau xóa nhà tạm, nhà dột nát, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Xem thêm