Tag

Công ty CP Khai thác và chế biến khoáng sản Hòa Bình đang “thăm dò” khoáng sản trái phép?

Bạn đọc 09/11/2017 19:00
aa
Trong công văn trả lời báo chí, ông Lại Hồng Thanh, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (Bộ TN&MT) cho biết: "Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình cho phép Công ty CP Khai thác và Chế biến khoáng sản Hoà Bình được đầu tư bằng nguồn vốn tự có tiến hành khảo sát tại thực địa, lấy mẫu trên mặt đất để lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò quặng vàng là chưa phù hợp về thẩm quyền…”.

Công ty CP Khai thác và chế biến khoáng sản Hòa Bình đang “thăm dò” khoáng sản trái phép?

Trong công văn trả lời báo chí, ông Lại Hồng Thanh, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (Bộ TN&MT) cho biết: "Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình cho phép Công ty CP Khai thác và Chế biến khoáng sản Hoà Bình được đầu tư bằng nguồn vốn tự có tiến hành khảo sát tại thực địa, lấy mẫu trên mặt đất để lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò quặng vàng là chưa phù hợp về thẩm quyền…”.


Liên quan đến việc thăm dò, khai thác vàng của Công ty Cổ phần Khai thác và chế biến khoáng sản Hòa Bình (đơn vị có người hành hung phóng viên báo Công lý) tại khu vực đồi Cổ Cò, xã Hợp Châu, chính quyền xã và một số cơ quan của tỉnh Hòa Bình cho rằng, khu vực xóm Băng, xã Hợp Châu không có nhà xưởng, phương tiện, máy móc khai thác khoáng sản(!).


Họ cho rằng, phản ánh của báo Công lý chỉ là “hình ảnh cắt ghép” ở nơi khác đưa vào, một số nội dung phỏng vấn người dân bị "mớm lời”; trâu, bò bị chết không phải do nguồn nước bị nhiễm độc từ việc khai thác vàng…


Còn ông Nguyễn Khắc Yến, Phó trưởng Phòng TN&MT huyện Lương Sơn thì khẳng định, toàn bộ hoạt động của dự án điều tra, đánh giá thăm dò khoáng sản vàng tại xã Hợp Châu là hoàn toàn đúng các quy định của pháp luật…


Công ty CP Khai thác và chế biến khoáng sản Hòa Bình đang “thăm dò” khoáng sản trái phép?


Tuy nhiên, trên thực tế, tại địa bàn xã Hợp Châu (nơi Công ty Cổ phần Khai thác và chế biến khoáng sản Hòa Bình dự định thực hiện dự án Nhà máy Chế biến quặng đa kim Hòa Bình và đang khảo sát, điều tra, thăm dò khai thác vàng), nạn “vàng tặc” diễn ra vô cùng nhức nhối, trong đó có hiện tượng núp bóng thăm dò để khai thác vàng trái phép.


Trong báo cáo gửi UBND huyện, ông Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch UBND xã Hợp Châu cũng thừa nhận, có việc đội làm vàng về dựng lều lán chuẩn bị khai thác tại đồi Cổ Cò. UBND xã chỉ đạo Công an xã phối hợp với Công an huyện giải tỏa và “yêu cầu các đối tượng” về UBND để làm việc. Nhiều người dân trong khu vực cũng cho biết, trong những ngày gần đây, hoạt động khai thác khoáng sản vẫn diễn ra nhưng âm thầm, lén lút, trong đó có cả việc khai thác vàng trái phép núp bóng dưới hình thức “thăm dò”.


Công ty CP Khai thác và chế biến khoáng sản Hòa Bình đang “thăm dò” khoáng sản trái phép?


Như đã nói ở trên, cán bộ Phòng TN&MT huyện Lương Sơn cho rằng, dự án điều tra, đánh giá thăm dò khoáng sản vàng tại xã Hợp Châu là hoàn toàn đúng các quy định của pháp luật. Vậy sự thật hoạt động “thăm dò” của Công ty Cổ phần Khai thác và Chế biến khoáng sản Hòa Bình có phải “hoàn toàn đúng” hay không?


Theo quy định của Luật khoáng sản, thẩm quyền cấp phép hoạt động khoáng sản là Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với hoạt động thăm dò khoáng sản, hoạt động khai thác khoáng sản (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ; hoạt động khai thác tận thu khoáng sản).


Công ty CP Khai thác và chế biến khoáng sản Hòa Bình đang “thăm dò” khoáng sản trái phép?


Vậy nhưng, trong khi Công ty Cổ phần Khai thác và Chế biến khoáng sản Hòa Bình chưa hề có giấy phép hoạt động thăm dò khoáng sản, chưa có giấy phép hoạt động khai thác khoáng sản nhưng đã tổ chức thăm dò (như lời ông Trần Minh Thắng- Giám đốc Công ty) thì có hoàn toàn đúng các quy định của pháp luật không?


Dư luận cho rằng, sở dĩ ông Trần Minh Thắng và Công ty Cổ phần Khai thác và chế biến khoáng sản Hòa Bình dám “làm càn” như vậy là do đã được UBND tỉnh Hòa Bình đồng ý cho triển khai dự án điều tra, đánh giá thăm dò khoáng sản vàng tại xã Hợp Châu, huyện Lương Sơn từ tháng 11/2016. Tuy nhiên, như trên đã phân tích, UBND tỉnh Hòa Bình lại “quên” mất rằng, UBND tỉnh không có thẩm quyền này.


Mặc dù vượt quyền một cách “trắng trợn” như vậy nhưng vào ngày 29/11/2016, ông Đinh Văn Hòa, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Hòa Bình đã ký văn bản số 1973/STNMT-KS gửi Công ty Cổ phần Khai thác và chế biến khoáng sản Hoà Bình có nội dung đồng ý để Công ty này “được đầu tư bằng nguồn vốn tự có để tiến hành khảo sát thực địa, lấy mẫu trên mặt để lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò quặng vàng tại xã Hợp Châu”.


Công ty CP Khai thác và chế biến khoáng sản Hòa Bình đang “thăm dò” khoáng sản trái phép?


Về vấn đề này, trong công văn trả lời báo chí, ông Lại Hồng Thanh, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (Bộ TN&MT) cho biết: "Nếu đúng trong thực tế, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình cho phép Công ty CP Khai thác và chế biến khoáng sản Hoà Bình được đầu tư bằng nguồn vốn tự có tiến hành khảo sát tại thực địa, lấy mẫu trên mặt đất để lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò quặng vàng là chưa phù hợp về thẩm quyền…”. Bởi lẽ, thẩm quyền cấp phép hoạt động khoáng sản thuộc Bộ TN&MT theo Điều 82 Luật Khoáng sản. Về xem xét điều kiện của doanh nghiệp để cấp phép thăm dò cũng thuộc thẩm quyền của Bộ TN&MT.


Phải đến ngày 28/3/2017, UBND tỉnh Hòa Bình mới có công văn số 333/UBND-NNTN gửi Bộ TN&MT về việc cấp giấy phép hoạt động khoáng sản vàng tại xã Hợp Châu. Sau đó, Bộ TN&MT đã phúc đáp rằng: Các khu vực quặng vàng 1,2,3 nêu tại Công văn số 333/UBND-NNTN không thuộc danh mục các dự án đầu tư, thăm dò quặng vàng mà Bộ Công Thương phê duyệt nên không có cơ sở hướng dẫn doanh nghiệp lập hồ sơ cấp phép thăm dò khoáng sản.


Liên quan đến vấn đề này, đại diện của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản cũng cho biết: Đối với khu vực xã Hợp Châu, năm 1964 và năm 1989, các đơn vị địa chất điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản ở tỷ lệ 1/50.000, đã có một số phát hiện lẻ tẻ về vàng gốc của dân địa phương, song chưa được ghi nhận vào tài liệu địa chất cũng như chưa được Nhà nước điều tra, đánh giá tiềm năng. Theo quy định tại Điều 26 Luật Khoáng sản, một khu vực chưa có kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thì chưa đủ điều kiện để lập đề án thăm dò khoáng sản. Như vậy, khu vực xã Hợp Châu chưa đủ điều kiện để cho phép bất kỳ một đơn vị nào hoạt động thăm dò hay khai thác vàng.


Vậy nhưng không hiểu căn cứ vào đâu mà một số lãnh đạo tỉnh Hòa Bình vẫn cho phép Công ty CP KhKhai thác và chế biến khoáng sản Hòa Bình được phép “thăm dò”, tiến tới khai thác quặng vàng tại xã Hợp Châu?


Chuyên trang Pháp luật & Bạn đọc sẽ tiếp tục thông tin vụ việc!


Theo NHƯ THÁI
Pháp luật và Bạn đọc
http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/ban-doc/cong-ty-cp-khai-thac-va-che-bien-khoang-san-hoa-binh-dang-tham-do-khoang-san-trai-phep-188897

Tin liên quan

Đọc thêm

TP Hồ Chí Minh phát hiện nhiều vụ sản xuất, buôn bán hàng giả Bảo vệ người tiêu dùng

TP Hồ Chí Minh phát hiện nhiều vụ sản xuất, buôn bán hàng giả

TTTĐ - Tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn TP Hồ Chí Minh vẫn diễn biến phức tạp, trong đó công tác kiểm soát còn gặp nhiều khó khăn, nhất là với các mô hình ẩn danh, không để lại dấu vết giao dịch.
Phú Yên lập tổ công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại,hàng giả Bảo vệ người tiêu dùng

Phú Yên lập tổ công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại,hàng giả

TTTĐ - Ông Lê Tấn Hổ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên làm Tổ trưởng Tổ công tác cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
Thu giữ 11 tấn thực phẩm "bẩn" tuồn vào thị trường An toàn thực phẩm

Thu giữ 11 tấn thực phẩm "bẩn" tuồn vào thị trường

TTTĐ - Cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương vừa phát hiện và thu giữ hơn 11 tấn thực phẩm hết hạn sử dụng, được tuồn vào các nhà hàng và công ty chế biến suất ăn công nghiệp để tiêu thụ.
Đà Nẵng: Xử phạt hai cơ sở bán hàng hiệu giả, buộc tiêu hủy Bảo vệ người tiêu dùng

Đà Nẵng: Xử phạt hai cơ sở bán hàng hiệu giả, buộc tiêu hủy

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Trần Chí Cường vừa ký 2 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với một doanh nghiệp và một hộ kinh doanh bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.
TP Hồ Chí Minh đẩy mạnh "dẹp loạn" hàng giả Bảo vệ người tiêu dùng

TP Hồ Chí Minh đẩy mạnh "dẹp loạn" hàng giả

TTTĐ - UBND TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi Sở Công Thương yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Hà Quảng (Cao Bằng): Thu giữ 656kg nguyên liệu thuốc lá không rõ nguồn gốc Đường dây nóng

Hà Quảng (Cao Bằng): Thu giữ 656kg nguyên liệu thuốc lá không rõ nguồn gốc

TTTĐ - Cơ quan chức năng tỉnh Cao Bằng vừa phát hiện, thu giữ 656kg nguyên liệu thuốc lá không rõ nguồn gốc.
Lãnh đạo UBND TP Hội An yêu cầu cấp dưới kiểm điểm trách nhiệm Đường dây nóng

Lãnh đạo UBND TP Hội An yêu cầu cấp dưới kiểm điểm trách nhiệm

TTTĐ - UBND TP Hội An đã 2 lần đề nghị Phòng Nông nghiệp và Môi trường kiểm tra, báo cáo đối với đơn của công dân nhưng đơn vị này không chấp hành.
Trùng Khánh và Hà Quảng (Cao Bằng): Thu giữ 1.128 kg nguyên liệu thuốc lá không rõ nguồn gốc Đường dây nóng

Trùng Khánh và Hà Quảng (Cao Bằng): Thu giữ 1.128 kg nguyên liệu thuốc lá không rõ nguồn gốc

TTTĐ - TTTĐ - Đồn Biên phòng Cửa khẩu Sóc Giang, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Trà Lĩnh, Đồn Biên phòng Ngọc Chung (tỉnh Cao Bằng) vừa bắt giữ 4 đối tượng vận chuyển trái phép 1.128 kg nguyên liệu thuốc lá không rõ nguồn gốc.
Huyện Nhơn Trạch rà soát nhầm đất dân là đất công Đường dây nóng

Huyện Nhơn Trạch rà soát nhầm đất dân là đất công

TTTĐ - Thanh tra tỉnh Đồng Nai đã phát hiện huyện Nhơn Trạch để xảy ra hàng loạt vi phạm nghiêm trọng trong quản lý đất đai.
Thanh Hóa: Phát hiện đối tượng trú tại huyện Nga Sơn kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ Bảo vệ người tiêu dùng

Thanh Hóa: Phát hiện đối tượng trú tại huyện Nga Sơn kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ

TTTĐ - Cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa vừa phát hiện đối tượng trú tại huyện Nga Sơn kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Xem thêm