Tag

Covid-19 làm dang dở con đường du học của nhiều người trẻ

Giáo dục 09/03/2021 08:00
aa
TTTĐ - Dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến các kỳ thi chứng chỉ ngoại ngữ phục vụ việc xin học bổng bị tạm hoãn, visa chưa được cấp, chính phủ các nước đều chưa mở đường bay… là những khó khăn đang cản trở con đường thực hiện giấc mơ du học của Phạm Thùy Linh - sinh viên năm cuối Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Du học sinh tại Úc sẻ chia yêu thương, cùng đón xuân Du học sinh đón Tết trong bộn bề khó khăn

Không chỉ Linh, nhiều bạn trẻ khác cũng đang gặp nhiều trở ngại khác nhau trên con đường du học.

Đã dồn công nên đành phải giữ sức

Hiện nay, đại dịch Covid-19 đã lan rộng ra hầu khắp các quốc gia và vùng lãnh thổ, các đường bay vẫn chưa có dấu hiệu được mở lại. Kéo theo đó là con đường du học của phần lớn học sinh, sinh viên Việt Nam rơi vào bế tắc.

Chia sẻ nỗi lòng về giấc mơ còn đang gác lại, Thùy Linh nói: “Việc thực hiện các thủ tục du học của em trong thời gian này đều bị hoãn không thời hạn. Các trường đại học ở Trung Quốc thắt chặt chính sách học bổng cả hệ bán phần và hệ toàn phần, đòi hỏi những yêu cầu cao như chứng chỉ HSK và HSKK ở mức cao cấp. Số lượng học bổng được cấp bị hạn chế. Thủ tục xin giấy giới thiệu gặp nhiều khó khăn và mất nhiều chi phí hơn bình thường”.

Covid-19 làm dang dở con đường du học của nhiều người trẻ
Phạm Thùy Linh đành gác lại giấc mơ du học của mình vì diễn biến phức tạp của dịch Covid-19

Giấc mơ du học Trung Quốc đã được Linh ấp ủ từ rất lâu. Ngôi trường mà Linh ao ước được học tập, trau dồi kiến thức là Đại học Thanh Đảo (tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc).

Tuy nhiên, vì tình hình dịch bệnh còn nhiều phức tạp, khó lường nên dù đã bỏ ra rất nhiều công sức và cố gắng, Linh đành gác lại giấc mơ để phòng tránh dịch bệnh.

“Trong thời gian chờ đợi xét duyệt học bổng, em trau dồi thêm vốn từ, học nâng cấp chứng chỉ lên HSK 5 bậc cao cấp và thi HSKK trung cấp. Bên cạnh đó, em dành thời gian tìm hiểu nền văn hoá Trung Quốc thông qua những người bạn đã và đang du học Trung Quốc. Như vậy, dịch bệnh có lẽ sẽ không phải là thách thức mà lại trở thành cơ hội để em chín chắn và trưởng thành hơn trước đi đến với một môi trường hoàn toàn xa lạ”, Linh chia sẻ.

Hoàn cảnh của Linh cũng là câu chuyện của hàng nghìn học sinh đang chờ ngày được đặt chân đến ngôi trường mơ ước. Nguyễn Thị Khánh Linh đã tốt nghiệp THPT năm 2019 tại Hải Dương cũng vậy.

“Sau khi học xong lớp 12, thay vì vào một trường đại học, em dành ra 1 năm để tự học tiếng Anh và thi IELTS, xin học bổng tại trường Cavite State University (Philippines). Em không nghĩ rằng dịch bệnh sẽ kéo dài lâu đến vậy”, Khánh Linh cố nén tiếng thở dài.

Nhìn các bạn đồng trang lứa đã bước sang năm thứ 2, 3 trong trường đại học, Linh không khỏi tủi thân khi mình vẫn chưa đến được “miền đất hứa”, chưa làm được gì cho giấc mơ của mình. Khái niệm từ bỏ chưa bao giờ xuất hiện trong ý chí của cô gái ấy bởi Linh luôn vững niềm tin rằng: “Vắc xin sẽ sớm được phổ biến, các trường sẽ nới lỏng chính sách tuyển sinh. Covid-19 sẽ sớm biến mất. Đó sẽ là ngày em đến được đất nước Philippines như giấc mơ 19 năm qua hằng ấp ủ”.

Thiệt thòi và nuối tiếc

Có lẽ hoàn cảnh của những học sinh đang ấp ủ ước mơ đi du học vẫn chưa thật sự khó khăn bằng du học sinh bất đắc dĩ phải về nước, học online vì dịch bệnh Covid-19. Ngày trở lại trường của họ xa vời vợi trong khi việc học online đầy khó khăn, bất cập mà chi phí học tập vẫn phải trả như học trực tiếp tại trường.

Covid-19 làm dang dở con đường du học của nhiều người trẻ
Nhiều du học sinh Việt phải trở về nước vì dịch bệnh Covid-19 (Ảnh minh họa)

Theo số liệu thống kê của Cục Hợp tác Quốc tế, Bộ GD&ĐT, hiện đang có khoảng 190.000 du học sinh Việt Nam đang học tập, nghiên cứu tại nước ngoài. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, rất nhiều học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh đã phải về nước và chuyển sang học online. Vì vậy, mục đích đi du học để thụ hưởng nền giáo dục tiên tiến, hiện đại, cơ hội thực tập, việc làm hấp dẫn, trải nghiệm văn hóa, ngôn ngữ… của các du học sinh không thể thực hiện được.

Sau khi dịch Covid-19 bùng phát, Nguyễn Mỹ Ngân, sinh viên một trường đại học ở Hà Lan đã phải về nước từ cuối tháng 5/2020. Từ đó đến nay, toàn bộ chương trình học của Ngân chuyển sang hình thức học online qua các ứng dụng trên mạng internet hoặc qua video bài giảng.

Do chênh lệch múi giờ giữa Việt Nam và Hà Lan nên các giờ học trực tuyến của Ngân thường diễn ra vào buổi chiều muộn và buổi tối khiến sinh hoạt bị đảo lộn. Chương trình học chủ yếu là lý thuyết, không có sự giao lưu với bạn học, giảng viên, không có thực hành hay hoạt động ngoại khóa... nên mục tiêu du học để được sống trong môi trường quốc tế, đa ngôn ngữ, văn hóa, trải nghiệm văn hóa làm việc quốc tế của Ngân cũng dang dở.

Ngân bùi ngùi chia sẻ: "Ngành em học rất năng động. Sinh viên luôn luôn phải tham gia hoạt động ngoại khóa hay đi thực tập. Có rất nhiều bạn thực tập từ năm nhất, năm hai. Bản thân phải về Việt Nam, bây giờ em đã mất hoàn toàn quyền có thể thực tập bên đấy để phát triển cơ hội việc làm sau này. Kỹ năng mềm em sẽ không học được nhiều hơn so với dự kiến".

Du học để tiếp cận với môi trường giáo dục tiên tiến, chương trình đào tạo hiện đại, phù hợp với xu thế, tìm kiếm cơ hội thực tập, việc làm tốt ở nước ngoài, đồng thời được trải nghiệm và khám phá những điều mới mẻ về văn hóa, đất nước và con người của nước sở tại… là mục tiêu mà hầu hết du học sinh đặt ra khi lựa chọn con đường học tập ở nước ngoài. Vì vậy, những khó khăn khi phải về nước và học trực tuyến kém hiệu quả đã khiến nhiều bạn trẻ nản lòng.

Anh Thư, sinh viên du học tại Australia cho biết: “Về Việt Nam học online, mình không chỉ phải chi trả học phí như học trực tiếp tại nước bạn mà còn rất nhiều khoản chi phí khác phải duy trì, ví dụ như tiền thuê nhà, tiền bảo hiểm… Vì vậy, mình đã suy nghĩ rất nhiều. Mới học năm nhất nên mình quyết định từ bỏ hoàn toàn dự định quay lại du học, chọn học tại một trường quốc tế tại Việt Nam”.

Dù thiệt thòi, nuối tiếc nhưng Thư cho rằng, đây là giải pháp tốt nhất giai đoạn này để tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc.

Đọc thêm

Chọn tổ hợp lớp 10 cần cân nhắc kỹ định hướng nghề, năng lực Giáo dục

Chọn tổ hợp lớp 10 cần cân nhắc kỹ định hướng nghề, năng lực

TTTĐ - Ngoài lựa chọn tổ hợp môn học theo sở thích, năng lực của bản thân, học sinh, phụ huynh lớp 10 cần cân nhắc kỹ định hướng nghề nghiệp.
Hôm nay, TP Hồ Chí Minh công bố điểm chuẩn thi vào lớp 10 Giáo dục

Hôm nay, TP Hồ Chí Minh công bố điểm chuẩn thi vào lớp 10

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh cho biết sẽ công bố điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 công lập năm học 2024 - 2025 vào lúc 14h ngày hôm nay (3/7), sớm hơn 1 tuần so với lịch ban đầu.
Linh hoạt hình thức xác nhận nhập học vào lớp 10 ở Hà Nội Giáo dục

Linh hoạt hình thức xác nhận nhập học vào lớp 10 ở Hà Nội

TTTĐ - Thay vì chỉ xác nhận nhập học trực tuyến như năm học trước, năm nay, học sinh có thể xác nhận nhập học trực tiếp hoặc trực tuyến, thời gian từ 13h30 ngày 5/7 đến ngày 7/7.
47 học sinh Hà Nội đoạt giải cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 53 Giáo dục

47 học sinh Hà Nội đoạt giải cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 53

TTTĐ - Ngày 2/7, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 53, năm 2024 trên địa bàn thành phố.
Từ cậu học trò “trường làng” đến thủ khoa trường chuyên Giáo dục

Từ cậu học trò “trường làng” đến thủ khoa trường chuyên

TTTĐ - Hà Dũng là nam sinh đạt điểm xét tuyển cao nhất trong số 283 thí sinh đăng ký dự thi vào lớp chuyên Hóa của Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội với điểm 9.0 môn Hóa chuyên.
Học sinh trúng tuyển lớp 10 nhập học từ ngày 5-7/7 Giáo dục

Học sinh trúng tuyển lớp 10 nhập học từ ngày 5-7/7

TTTĐ - Học sinh trúng tuyển lớp 10 xác nhận nhập học từ 13h30 ngày 5/7 đến ngày 7/7.
Lương giáo viên thay đổi như thế nào từ ngày 1/7? Giáo dục

Lương giáo viên thay đổi như thế nào từ ngày 1/7?

TTTĐ - Nghị định 73/2024/NĐ-CP của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 1/7/2024. Theo Nghị định này, lương của giáo viên sẽ như thế nào?
Top 10 trường có điểm chuẩn vào lớp 10 cao nhất năm 2024 Giáo dục

Top 10 trường có điểm chuẩn vào lớp 10 cao nhất năm 2024

TTTĐ - THPT Lê Quý Đôn - Hà Đông, THPT Yên Hòa và THPT Chu Văn An là 3 trường có điểm chuẩn vào lớp 10 công lập cao nhất mùa tuyển sinh năm học 2024 - 2025 với số điểm 42,5 điểm.
Chi tiết điểm chuẩn 117 trường THPT công lập ở Hà Nội Giáo dục

Chi tiết điểm chuẩn 117 trường THPT công lập ở Hà Nội

TTTĐ - Chiều 1/7, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội công bố điểm chuẩn vào 119 trường THPT công lập năm học 2024 - 2025.
The POET magazine - công cụ giáo dục giúp bé học “bảng chữ cái” Giáo dục

The POET magazine - công cụ giáo dục giúp bé học “bảng chữ cái”

TTTĐ - Để giúp các bé tiếp cận và yêu thích tiếng Việt từ những bước đầu tiên, Thepoetmagazine đã phát triển một chuyên mục bảng chữ cái. Đây không chỉ là công cụ giáo dục cơ bản mà còn là nguồn tài nguyên vô giá giúp bé học và thực hành ngôn ngữ. Để sử dụng toàn bộ tiện ích, đảm bảo bé học nhanh - thuộc lâu bạn chỉ cần thực hiện các thao tác đơn giản.
Xem thêm