Tag

Cứ 10 người chết̀ có gần 8 người chết do bệnh không lây nhiễm

Sức khỏe 30/10/2019 12:10
aa
TTTĐ- PGS.TS Nguyễn Trường Sơn- Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu, là một trong những thách thức chủ yếu trong thế kỷ 21.

Cứ 10 người chết̀ có gần 8 người chết do bệnh không lây nhiễm

Bệnh cao huyết áp là bệnh không lây nhiễm người già thường mắc phải

Bài liên quan

Các bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng trở lại

Bộ Y tế đề nghị ghi nhãn dinh dưỡng trên bao bì thực phẩm

Tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm tới 73%

Bộ trưởng Bộ Y tế đạp xe kêu gọi phòng chống bệnh không lây nhiễm

Bệnh không lây nhiễm - Thách thức chủ yếu trong thế kỷ 21

“Các bệnh không lây nhiễm chính gây ra các tử vong này là bệnh tim mạch,chiếm 44% trong tổng số tử vong do bệnh không lây nhiễm và 31% tử vong toàn cầu; ung thư chiếm 22% tổng số tử vong do bệnh không lây nhiễm, 16% tử vong toàn cầu; Bệnh phổi mạn tính: chiếm 9% tổng số tử vong do BKLN, 7% tử vong toàn cầu và đái tháo đường, chiếm 4% tử vong do bệnh không lây nhiễm và 3% tử vong toàn cầu”- Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn dẫn chứng.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cũng cho hay, theo Tổ chức y tế thế giới 80% bệnh tim mạch giai đoạn đầu, đột quỵ, đái tháo đường tuýp 2 và trên 40% ung thư có thể được phòng ngừa được thông qua ăn uống hợp lý, hoạt động thể lực đều đặn, không hút thuốc lá. Trên thực tế, những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh không lây nhiễm vẫn đang có tỷ lệ cao và ngày càng tăng ở nhiều quốc gia và nhiều khu vực trong vùng.

Riêng tại Việt Nam, bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Cứ 10 người tử vong, có gần 8 người chết do bệnh không lây nhiễm. Ước tính 2016, Việt Nam có 548.800 ca tử vong, trong đó tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm 77%. 44% số tử vong do bệnh không lây nhiễm là trước 70 tuổi. Để ứng phó với gánh nặng của bệnh không lây nhiễm, Chiến lược quốc gia về phòng, chống bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam giai đoạn 2013-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

“Với sự chỉ đạo mạnh mẽ của Đảng, Nhà nước, Bộ Y tế và các Bộ, Ngành, cơ quan liên quan, Việt Nam đang trong tiến trình thực hiện tốt Kế hoạch hành động toàn cầu về bệnh không lây nhiễm, đạt được 9 trong 19 chỉ số đánh giá tiến độ và năng lực đáp ứng quốc gia về phòng chống bệnh không lây nhiễm, Chương trình Sức khỏe Việt Nam đã được công bố vào tháng 2 năm 2019, trong đó BKLN là một ưu tiên chính. Việt Nam đang triển khai mạnh mẽ các Nghị Quyết, Chương trình hành động, Đề án về tăng cường y tế cơ sở để đáp ứng với bệnh không lây nhiễm”- Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết.

Nguyên nhân gây ra bệnh không lây nhiễm

Toàn cầu hoá và đô thị hoá, sự thay đổi môi trường là những tác nhân làm tăng lối sống không lành mạnh, như hút thuốc lá, lạm dụng uống rượu, bia, ăn uống không hợp lý, ít vận động thể lực và chính những yếu tố nguy cơ này làm phát triển các bệnh không lây nhiễm.

Càng ngày càng có nhiều bằng chứng khoa học chứng minh rằng: Việc thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, dinh dưỡng lành mạnh có tác động mạnh mẽ tới sức khỏe của mỗi con người trong suốt cả cuộc đời, thậm chí liên quan đến cả thế hệ sau của họ (dinh dưỡng với chu kỳ vòng đời). Hành vi ăn uống thiếu khoa học không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe hiện tại mà còn có thể là nguyên nhân của các bệnh như ung thư, bệnh tim mạch và đái tháo đường.

Nhiều trẻ đã sớm mắc các bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường
Nhiều trẻ đã sớm mắc các bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường

Theo ThS.BS Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng quốc gia, các bệnh không lây nhiễm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Thiếu và thừa các chất dinh dưỡng đều tác động tiêu cực tới sự phát triển những căn bệnh này. Vì vậy, việc thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý là rất cần thiết trong phòng bệnh không lây nhiễm.

Không có một thức ăn nào là toàn diện và có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo nhu cầu cơ thể. Mỗi loại thức ăn có chứa một số loại chất dinh dưỡng nhất định với tỷ lệ khác nhau. Cho nên, bữa ăn hàng ngày cần đa dạng và phối hợp nhiều loại thực phẩm.

Các chất dinh dưỡng của các loại thực phẩm này sẽ bổ sung cho nhau và giá trị dinh dưỡng của bữa ăn sẽ tăng lên. Trong khẩu phần ăn hàng ngày nên có sự phối hợp giữa nguồn chất đạm động vật và thực vật (thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, hải sản... đậu, đỗ...).

Ngoài ra, bữa ăn nên có cả dầu thực vật và mỡ động vật ở tỷ lệ cân đối trong khẩu phần ăn. Tăng cường ăn vừng lạc, đậu đỗ, rau xanh và hoa quả chín.

Mỗi người nên chú ý không nên ăn các thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn vì có nhiều muối/ngọt/mỡ, thức ăn có chỉ số đường huyết cao. Ăn đủ nhu cầu, cần phân chia hợp lý các bữa ăn trong ngày (tùy theo lứa tuổi, tình trạng sức khỏe, mức độ lao động); Không nên ăn mặn, sử dụng muối i-ốt trong chế biến thức ăn; Tăng cường hoạt động thể lực phù hợp với lứa tuổi; Duy trì cân nặng ở mức “nên có”.

Hiện nay, chế độ dinh dưỡng hợp lý phòng chống bệnh không lây nhiễm được khuyến nghị là: chế độ ăn cần đủ các chất dinh dưỡng so với nhu cầu cơ thể, ăn đa dạng các loại thực phẩm, các chất dinh dưỡng ở tỷ lệ cân đối giữa nguồn gốc động vật và nguồn gốc thực vật.

Đọc thêm

TP Hồ Chí Minh quyết tâm không bỏ sót trẻ chưa tiêm vaccine sởi Nhịp sống phương Nam

TP Hồ Chí Minh quyết tâm không bỏ sót trẻ chưa tiêm vaccine sởi

TTTĐ - Nếu để bỏ sót trường hợp trẻ chưa được tiêm vaccine sởi trên địa bàn, lãnh đạo nơi đó chịu trách nhiệm trước UBND TP Hồ Chí Minh.
PVcomBank hợp tác toàn diện với Bệnh viện Y học cổ truyền TP Hồ Chí Minh Sức khỏe

PVcomBank hợp tác toàn diện với Bệnh viện Y học cổ truyền TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Mới đây, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) ký kết thành công thỏa thuận hợp tác toàn diện với Bệnh viện Y học cổ truyền TP Hồ Chí Minh. Bên cạnh thiết lập mối quan hệ chiến lược hướng đến thúc đẩy thanh toán không tiền mặt và sử dụng tiện ích tài chính hiện đại, PVcomBank đã tài trợ 100 triệu đồng cho Hội nghị khoa học kỹ thuật năm 2024 do bệnh viện tổ chức.
Quận Tây Hồ xếp loại Xuất sắc về công tác an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Quận Tây Hồ xếp loại Xuất sắc về công tác an toàn thực phẩm

TTTĐ - Năm 2024, toàn quận Tây Hồ, Hà Nội có 1.982 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố; 1 trung tâm thương mại; 42 siêu thị; 10 chợ. Giai đoạn 2018 - 2024, quận đã hoàn thành mục tiêu đánh giá phân hạng được 40 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP.
Quận Long Biên xếp loại xuất sắc về công tác an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Quận Long Biên xếp loại xuất sắc về công tác an toàn thực phẩm

TTTĐ - Chiều 19/11, Đoàn phúc tra kết quả đánh giá, chấm điểm công tác an toàn thực phẩm thành phố Hà Nội đã có buổi làm việc tại quận Long Biên về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2024.
Chấm điểm công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Gia Lâm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Chấm điểm công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Gia Lâm

TTTĐ - Chiều 19/11, Đoàn phúc tra kết quả đánh giá, chấm điểm công tác an toàn thực phẩm thành phố Hà Nội do đồng chí Đặng Thanh Phong, Chi Cục trưởng Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, Phó Trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại huyện Gia Lâm về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2024.
Gần 100 trẻ được phẫu thuật khe hở môi, vòm miệng miễn phí Tin Y tế

Gần 100 trẻ được phẫu thuật khe hở môi, vòm miệng miễn phí

TTTĐ - Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba phối hợp Tổ chức Operation Smile triển khai Chương trình phẫu thuật nụ cười cho gần 100 trẻ em bị khe hở môi – vòm miệng.
Chuyên gia VinFuture “mổ xẻ” nguyên nhân đột quỵ ngày càng trẻ hóa Sức khỏe

Chuyên gia VinFuture “mổ xẻ” nguyên nhân đột quỵ ngày càng trẻ hóa

TTTĐ - Trong các bệnh tim mạch (CVDs), nhồi máu cơ tim và đột quỵ là các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Một diễn biến đáng lo ngại trong những năm gần đây là đột quỵ ở người trẻ tuổi đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Do vậy, việc xác định nguyên nhân và phát triển các phương pháp điều trị mới đang được nhiều chuyên gia đặc biệt chú trọng.
5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện áp dụng từ 1/1/2025 Sức khỏe

5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện áp dụng từ 1/1/2025

TTTĐ - Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 35/2024/TT-BYT quy định Tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện.
Xử phạt hành chính 4 cơ sở về lĩnh vực an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Xử phạt hành chính 4 cơ sở về lĩnh vực an toàn thực phẩm

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa công bố 14 quyết định xử phạt vi phạm hành chính (từ ngày 11/11/2024 đến ngày 15/11/2024) xử phạt các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm với số tiền trên 207 triệu đồng.
98,9% xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã Tin Y tế

98,9% xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã

TTTĐ - Theo thống kê của Sở Y tế, toàn thành phố Hà Nội đã có 573/579 (đạt 98,9%) xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Xem thêm