Cú "bẻ lái" của thí sinh không chọn "con đường thi cử"
Bài liên quan
Tình nguyện Phú Xuyên “giải cứu” thành công thí sinh quên giấy báo dự thi
Hãy tự tin, chúng tôi đi cùng bạn
Ra quân Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2019
Thành đoàn Hà Nội triển khai Chiến dịch tình nguyện hè 2019
15.000 học sinh không đăng ký dự thi vào lớp 10
Theo thống kê sơ bộ của Sở GD-ĐT, kỳ thi vào lớp 10 các trường THPT công lập năm học 2019 – 2020 có đến 15.000 em không đăng ký dự thi mà chọn xét tuyển vào các trường ngoài công lập và trường nghề. Con số này cao hơn các năm học trước.
Em Đinh Lê Anh Tuấn, học sinh lớp 9 trường THCS Mai Lâm (Đông Anh, Hà Nội) cho biết: “Em không lựa chọn thi vào lớp 10 là do sức học của em chỉ đạt loại trung bình. Eem lựa chọn vào một trường cao đẳng để học nghề, sau 3 năm là em có thể đi làm với mức lượng 6 triệu đồng. Em nghĩ lúc đó là có thể sống tự lập bằng công việc của mình trong khi các bạn cùng trang lứa mới chỉ học hết cấp THPT”.
Nguyễn Thế Anh, học sinh trường THCS Hồng Minh (Phú Xuyên, Hà Nội) chia sẻ: “Năm nay, số lượng học sinh tốt nghiệp THCS tăng trong khi chỉ tiêu tuyển của các trường THPT công lập có hạn. Em được biết có đến hơn 23.000 thí sinh sẽ phải học trường nghề hoặc các trường ngoài công lập. Lực học của em chỉ ở mức khá, khó cạnh tranh được với nhiều bạn khác, vì thế, em chọn cách học trung cấp ngay sau lớp 9. Thay vì mất ba năm theo học THPT, em sẽ có bằng trung cấp, cao đẳng và kiếm tiền giúp đỡ gia đình”.
Học nghề đang trở thành lựa chọn thông minh của nhiều bạn trẻ. |
Có thể thấy, học nghề ngay sau khi vừa tốt nghiệp lớp 9 đang là một xu hướng giáo dục hiện nay, thu hút sự quan tâm của nhiều phụ huynh, học sinh. Nhiều học sinh đã chọn học nghề ngay từ khi tốt nghiệp THCS chứ không cần mất đến 1,2 năm tại trường THPT.
Học nghề là một lựa chọn
Theo lãnh đạo Bộ Lao Động thương binh và Xã hội, cú “bẻ lái” sang hệ trung cấp, cao đẳng nghề ngay sau khi học sinh tốt nghiệp lớp 9 là một lựa chọn của nhiều học sinh hiện hay. Thay vì mất thêm 3 năm theo học THPT, tốt nghiệp THCS, học sinh học hệ trung cấp, cao đẳng và sẽ gia nhập thị trường lao động sớm hơn. Trong khi đó, cơ hội học lên cao đẳng và đại học vẫn còn nhiều.
Nghề Đầu bếp hấp dẫn giới trẻ |
Theo Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Lê Quân, học trung cấp giúp cho các em tiết kiệm được thời gian, nhanh chóng có kiến thức.
Học tập ngày nay là học tập suốt đời. Nếu các em có ý chí, các em hoàn toàn có thể trở thành cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ vào thời điểm phù hợp.
Cách nghĩ của rất nhiều phụ huynh và học sinh là sau khi học xong THCS, tiếp tục theo học THPT, sau đó các em mới học tiếp lên trung cấp, cao đẳng hay đại học hoặc đi làm ngay sau khi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên không hẳn học sinh nào cũng có thể thực hiện được mong muốn lên học cấp THPT vì điều kiện hạn chế về học lực, khả năng kinh tế của gia đình, những tác động khách quan của xã hội …
Trong khi đó, thực tế tuyển sinh nhiều năm qua cho thấy, con đường đi lên các cấp học cao không còn “thênh thang” và luôn gia tăng tính cạnh tranh. Bên cạnh đó, thị trường lao động và các doanh nghiệp đang quan tâm tới tay nghề, trình độ thực tế và thái độ làm việc của người lao động, thay vì việc chỉ quan tâm tới bằng cấp như thời kỳ trước đây.
"Học trung cấp là một trong những con đường ngắn và phù hợp với năng lực nhiều em để có một nghề nghiệp và thu nhập ổn định. Đồng thời, các em vẫn có cơ hội học tiếp lên cao đẳng và đại học sau này. Tuy nhiên, các em hãy lựa chọn các nghề gắn với sở thích và sở trường của bản thân. Những nghề hiện nay có nhu cầu và thu nhập tốt như khách sạn, du lịch, công nghệ thông tin, cơ khí, điện tử...
Nhiều nghề cho phép các em có việc làm gần nhà hoặc đi làm việc tại nước ngoài với mức tiết kiệm hàng năm lên đến vài trăm triệu đồng. Các em cần chú ý học ngoại ngữ sớm để tăng cơ hội nghề nghiệp và thu nhập" - Lãnh đạo Bộ Lao Động thương binh và Xã hội cho hay.